Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 35: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu
+ Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
+ Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,.)
- Biết: Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.
2. Kĩ năng:
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
- Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay.
- Kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách. Giao tiếp có văn hóa trong đời sống hàng ngày qua việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ.
g về vai giao tiếp. + Mẹ Hương, người đàn ông: là các nhân vật phụ có quan hệ gia đình và xã hội. Mẹ Hương có quan hệ ruột thịt với Hương; người đàn ông và các bạn trẻ có quan hệ xã hội. Cả 2 người đó đều ở vai bề trên. - Nội dung giao tiếp: Lan và Hùng rủ Hương cùng đi học. - Mục đích: Đến lớp đúng giờ quy định. - Phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ nói. Đặc điểm ngôn ngữ nói: + Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi, à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi,... + Sử dụng các từ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: chúng mày, lạch bà lạch bạch. + Câu: ngắn, có câu đặc biệt và câu tỉnh lược. - Cách thức giao tiếp: trực tiếp. b. Khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật. 2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt: - Dạng nói là chủ yếu: độc thoại, đối thoại. - Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân. - Dạng lời nói tái hiện: lời nói của các nhân vật trong các vở kịch, chèo, truyện, tiểu thuyết,... 3. Luyện tập: a). Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Câu 1: Lời nói là tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyền sử dụng. - Câu 2: + “Lựa lời” à lựa chọn từ ngữ và cách nói à tức là dùng lời nói một cách có suy nghĩ, có ý thức và phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình. + “Vừa lòng nhau” à thể hiện sự tôn trọng, giữ phép lịch sự, làm vui lòng người nghe. => Ý nghĩa của câu ca dao trên: khuyên răn chúng ta phải nói năng thận trọng, dùng lời nói một cách khéo léo, thích hợp và có văn hóa để giao tiếp, ứng xử với nhau. Vàng thì thử lửa, thử than, Chuông kêu thử tiếng, ngươig ngoan thử lời. - Phép so sánh đối chiếu giàu hình tượng, dễ hiểu: Vàng - thử lửa, thử than; Chuông - thử tiếng; Người ngoan - thử lời. + Muốn biết vàng tốt phải thử lửa + Chuông ta phải thử tiếng để thấy độ vang + Con người qua lời nói để biết được tính tình => Ý nghĩa câu ca dao: Giá trị của con người thể hiện ở lời nói của người đó. Lời nói trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người. b. Nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ ngữ của đoạn trích: - Dạng ngôn ngữ sinh hoạt: dạng lời nói tái hiện. - Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ: quới (quý), chén (bát), ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi), cực (đau). => Ý nghĩa: làm văn bản sinh động, mang đậm dấu án địa phương và khắc họa được những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? - Nêu một số ví dụ có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống? (Hoạt động mua bán ngoài chợ, trong cửa hàng, trò chuyện trên đường phố, tron công viên,). 5. Hướng dẫn HS tự học: - Tiết này: + Tìm một số đoạn hội thoại hay một số đoạn văn để tự phân tích các biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đó. + Vận dụng kiến thức cơ bản trong phần Ghi nhớ để nhận xét về ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình hoặc giữa bạn bè. + Tìm đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm văn học và xem xét những biểu hiện của tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể. - Tiết sau chuẩn bị bài mới: Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão theo câu hỏi gợi ý SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM : - Nội dung:......... - Phương pháp:........... - Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:........... ------------------------ Tuần 12 Tiết 36 TỎ LÒNG Phạm Ngũ Lão I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu: Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng. - Biết: Hình ảnh kì vĩ ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một bài thơ Đường luật. - Kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo. 3. Thái độ: Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lí tưởng. Biết rèn ý chí, biết ước mơ và nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ đó để hoàn thiện bản thân. II. Trọng tâm: - Cảm nhận được “hào khí Đông A” thể hiện qua vẻ đẹp của con người và thời đại. - Nhận thức được bút pháp thơ trung đại thể hiện trong bài thơ. III. Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ, - HS: Học bài, soạn bài trước ở nhà, IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: KTSS 2. Kiểm tra bài cũ: - Văn học Trung đại Việt Nam chia làm mấy giai đoạn? Đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của từng giai đoạn? Kể tên 2 tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn đó? - Những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Trung đại? Thế nào là tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm? - Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX? 3. Bài mới: Một trong những đề tài nổi bật của văn chương Trung đại là đề tài nói chí “thi dĩ ngôn chí”. Và bài thơ của Phạm Ngũ Lão cũng nằm trong số đó? Vậy cái chí đó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn cho biết những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão? HS dựa vào phần tiểu dẫn để trả lời câu hỏi. GV kể cho HS câu chuyện Phạm Ngũ Lão đan sọt giữa đường, mải nghĩ cách đánh giặc mà không hề biết Trần Quốc Tuấn đi qua, cho quân lính đâm vào đùi mà không hề nhúc nhích... - Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm. GV: Bài thơ này nằm trong hệ thống những bài thơ nào mà em đã được biết? HS dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học ở phần Khái quát để trả lời câu hỏi. GV yêu cầu HS đọc bài thơ và cho biết hoàn cảnh ra đời, thể thơ, bố cục của bài thơ? HS phát biểu. GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản Tìm hiểu nội dung. - Thao tác 1: Tìm hiểu hình tượng người anh hùng vệ quốc và hình tượng quân đội thời Trần. GV: So sánh sự khác nhau giữa nguyên văn chữ Hán với bản dịch thơ trong câu 1 để thấy vẻ đẹp hình tượng người anh hùng thời đại? HS phân tích, suy luận trả lời câu hỏi. GV: Vẻ đẹp của hình tượng quân dân nhà Trần trong câu thơ thứ hai? Điều đó được biểu hiện qua biện pháp nghệ thuật, cách nhìn như thế nào của tác giả? HS phân tích, suy luận trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung: Hai câu thơ đầu đã khắc hoạ bức tranh chân dung hoành tráng về người lính đánh quân Mông - Nguyên thời Trần. Bức tranh có sự kết hợp của cá nhân và dân tộc, hình ảnh của con người và hào khí Đông A. - Thao tác 2: Chí làm trai và nỗi lòng của tác giả GV: Câu thơ thứ ba muốn đề cập tới vấn đề gì trong xã hội xưa? HS suy luận, trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung. GV liên hệ thêm: Phan Bội Châu “Làm trai phải lạ ở trên đời/ Chớ để càn khôn tự chuyển dời”; Nguyễn Công Trứ “Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái” (cái công danh là cái nợ nần của kẻ nam nhi). GV giải thích: Công danh được coi là món nợ với cuộc đời mà những trang nam nhi thời PK phải trả. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước, để lại tiếng thơm được mọi người ngợi ca... GV nêu một số câu ca dao, câu thơ của các nhà thơ trung đại nói về chí làm trai: “Làm trai...Đoài yên”(ca dao), “Vòng trời đất...bốn bể”(Chí làm trai),... GV: Cảm nhận của em về câu thơ cuối? GV: Canh cánh bên lòng quyết tâm trả món nợ công danh, thực hiện lí tưởng chí làm trai cao đẹp như vậy, tại sao vị tướng văn võ toàn tài, con rể của bậc đại thần (Trần Quốc Tuấn) lại thẹn khi nghe kể chuyện về Vũ Hầu? Ý nghĩa của nỗi thẹn đó? HS suy luận, trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung. GV: Cảm nhận của em về ý nghĩa tích cực của bài thơ đối với thế hệ thanh niên ngày nay? HS suy nghĩ, trả lời cá nhân. GV bổ sung: Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: - Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao. - Nỗ lực hết mình và không ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân. - Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân. Tìm hiểu nghệ thuật. GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? HS trả lời nhanh. GV nhận xét, chốt ý. Ý nghĩa văn bản. GV: Qua bài thơ, tác giả muốn nói lên điều gì? HS trả lời nhanh. GV nhận xét, chốt ý. Trả lời 1 phút A. Tìm hiểu chung: I. Tác giả: - Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào (Ân Thi - Hưng Yên). - Ông xuất thân từ nông dân, nhưng ngay từ thời trẻ tuổi đã có chí lớn cứu nước giúp đời. Nên ông đã trở thành một tướng tài dưới quyền Trần Hưng Đạo. - Ông lấy con gái nuôi của Trần Hưng Đạo. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. - Được ca ngợi là người văn võ toàn tài. - Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ triều 5 ngày tỏ lòng thương nhớ (nghi lễ quốc gia). - Sáng tác văn thơ của ông còn lại rất ít, ngoài bài “Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương” thì bài “Thuật hoài” là một bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho thơ văn yêu nước thể hiện “hào khí Đông A”. II. Tác phẩm: - Đây là một trong hai tác phẩm còn lại của ông: Thuật Hoài và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương. - Bài thơ này nằm trong hệ thống những bài thơ: Cảm Hoài, Ngôn Hoài thể hiện chí làm trai của người quân tử. Trong quan niệm của xã hội phong kiến: kẻ làm trai phải làm lên sự nghiệp lớn, để lại tên tuổi và tiếng thơm trong sử sách. - Đây là tiếng nói của cả một thế hệ thanh niên, một thời đại: Trần Quốc Tuấn “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”; Trần Bình Trọng “Ta thà làm ma nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”; Trần Quốc Toản “Phá cường địch, báo hoàng ân”. - Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của quân dân đời Trần khi giặc Mông - Nguyên xâm lược nước ta. - Thể thơ và bố cục: + Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (Thể : Thất ngôn tứ tuyệt ; Loại: Trữ tình). + Bố cục: 2 phần. o Hai câu đầu: Hình tượng người anh hùng vệ quốc và hình tượng quân đội thời Trần. o Hai câu sau: Chí làm trai, nỗi lòng của tác giả. B. Đọc - hiểu văn bản: I. Nội dung: 1. Hai câu đầu: Hình tượng người anh hùng vệ quốc và hình tượng quân đội thời Trần. - Hoành sóc giang sơn: Câu thơ dựng lên hình tượng con người cầm ngang ngọn giáo bảo vệ đất nước. Con người xuất
File đính kèm:
- Tuan 13 To long Thuat hoai(1).doc