Giáo án Mỹ thuật lớp 8 năm học 2008- 2009

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức : hs hiểu biết về ý nghĩa và cách trang trí quạt giấy,

2.Kỹ năng: Biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi loại quạt giấy.

 Trang trí được quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học và vẽ màu tự do.

3.Thái độ : Học sinh yêu quý nét nghệ thuật trang trí của cha ông.

 

II.CHUẨN BỊ

1) Gv: -Bộ đồ dùng dạy học MT 8;

 -Tranh trang trí quạt giấy phóng to ;

 - Quạt thật ;

 - Bài vẽ của học sinh lớp trước ;

2) Hs:- Quạt giấy thật màu sáng

 - Giấy , chì , màu , tẩy

III.PHƯƠNG PHÁP.

-Phương pháp quan sát, liên hệ thực tế

-Phương pháp thực hành.

IV. CÁC HOAT ĐÔNG DẠY- HỌC

1.ổn định lớp (1') : Kiểm tra sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ : không

3. Bài mới : (38') :

Giới thiệu bài : Đồ vật được yêu mến không chỉ vì chúng có giá trị sử dụng mà vì chúng còn được trang trí đẹp mắt . Chẳng hạn như quạt giấy (gv đưa quạt ra) đây là đồ vật có từ thời xưa cho đến ngày nay vẫn đang đựơc yêu chuộng.(gv ghi bảng)

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 8 năm học 2008- 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khách, chuẩn bị Tết, chúc mừng sinh nhật,sinh hoạt gia đình, thăm ông bà
+ Bố cục: chặt chẽ hợp lí có đầy đủ mảng chính, mảng phụ
+Hình vẽ sinh động, sáng tạo,chân thực, rõ nét
+màu sắc hài hoà, hoặc rực rỡ tươi sáng tuỳ theo ý thích của người vẽ.
HĐ2 II.Cách vẽ
? Nêu các bước của bài vẽ tranh đề tài
-GV treo bản phụ minh hoạ cách vẽ
?Gv cho học sinh xem một số tranh mẫu của học sinh lớp trước
1.Tìm bố cục 
2.Vẽ hình 
3. Vẽ màu 
HĐ3 III.Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
-GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
-HD một vài nét lên bài học sinh
-GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
-Vẽ 1 tranh về đề tài gia đình tuỳ theo cảm nhận và ý thích. 
-Thể hiện trên khổ giáy A4
-Màu sắc: Tuỳ ý
IV.Củng cố - Đánh giá (4'): 
-GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về, 
? Nội dung của các bức tranh trên
-? Bố cục của bài vẽ 
-? Hình vẽ như thế nào 
- ?Màu sắc của bài vẽ ra sao 
-(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được 
V.Dặn dò (2'):
-Hoàn thành bài vẽ ở nhà
-chuẩn bị bài 13 vẽ theo mẫu: tỉ lệ khuôn mặt người, soạn bài và xem trước các tỉ lệ khuôn mặt người.
-Giấy chì, màu tẩy.
E.Bổ sung 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ký duyệt
Ngày soạn :
Ngày dạy 
Tiết 16-17
kiểm tra học kì i
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo, ôn lại kiến thức và kỹ năng vẽ tranh
-HS nắm được kiến thức đã học trong chương trình MT 8
2. Kỹ năng : HS vẽ được một bức tranh theo ý thích 
3. Thái độ: Yêu quý cuộc sống, trân trọng những cảnh đẹp, những hoạt động của con người và cuộc sống.
bChuẩn bị:
1.GV: Đề ra, bài mẫu 
2 HS : Phác thảo nét, giấy, chì,màu,tẩy
C.Tiến hành 
I.ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra sĩ số
II.Nội dung kiểm tra : (87')
A.Lý thuyết.
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung ở mức độ thấp
Vận dung ở mức độ cao
Tổng cộng
Mĩ thuật việt nam giai đoạn 1954-1975
Nêu được nội dung đề tài trong các tác phẩm mĩ thuật giai đoạn này.Kể tên được một số chất liệu được sử dung trong sáng tác mĩ thuật.
Nắm được đặc điểm của từng loại chất liệu dược sử dung trong sáng tác mĩ thuật
Điểm Đ
20%
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975
Hiểu được công lao đóng góp của các tác giả trong bài qua đó hiểu rõ nội dung của các tác phẩm
Biết cách phân tích tác phẩm mĩ thuật
Điểm Đ
30%
B.Thực hành
- Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí mặt nạ
-Chất liệu : Màu sáp hoặc nước
-Khổ giấy: A4(18x25 cm)
III.Thu bài và dặn dò: (2')-
-Chuẩn bị bài 18-Vẽ tranh đề tài ước mơ của em
-Giấy, chì, màu, tẩy
Đáp án- biểu điểm
Đáp án - Biểu điểm thực hành
Loại Đạt yêu cầu: Nội dung rõ ràng : 
 Bố cục hợp lý : 
 Hình vẽ chắc khoẻ,phù hợp với nội dung: 
 Màu sắc tươi sáng,có đậm nhạt :
Nội dung rõ ràng.
Bố cục có chính phụ
Hình vẽ phù hợp với nội dung.
Màu sắc tươi sáng
Nội dung phù hợp.
Bố cục còn chưa hợp lý
Hình gần sát với nội dung.
Đã vẽ được màu
Loại Chưa đạt yêu cầu không đạt đươc những yêu cầu trên
Ký duyệt
Ngày soạn : 
Ngày giảng:
Tiết 18-19:vẽ tranh 
đề tài ước mơ của em
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh gợi mở những ước mơ, thể hiện nguyện vọng của mình trong tương lai 
2. Kỹ năng : HS vẽ được tranh đề tài ước mơ của em 
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng những ước mơ của mình và người khác 
B. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành- Liên hệ thực tiễn cuộc sống
C.Chuẩn bị:
1.GV: -Tranh vẽ mẫu, tranh của hoạ sĩ, tranh của học sinh năm trước 
2.HS : -Sưu tầm tranh đề tài ước mơ của em
 -giấy, chì, màu tẩy
D.Tiến hành 
I.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra đồ dùng HS
III.Bài mới :
1.Đặt vấn đề : - Ước mơ là những điều tốt đẹp nhất của con người, trong cuộc sống nếu không có ước mơ thì con người không thể tồn tại được. Có thể chỉ là những ước mơ bình thường, có đủ cơm ăn áo mặc, được sống vui vẻ dù nghèo túng, được có mẹ cha đầy đủ, được cắp sách đến trường,v.. v.. Nhưng cũng có những ước mơ lớn lao mang lại niềm tự hào cho dân tộc(HCM).Cũng có những ước mơ vượt lên những mong muốn đời thường. Hôm nay thầy sẽ giúp các em thể hiện những ước mơ của mình qua bài vẽ. 
2. Triển khai bài
 Hoạt động của GV/HS
 Nội dung
I: Tìm và chọn nội dung đề tài
-?Ước mơ là gì 
-?Con người thuờng có những mong muốn gì ?Cho ví dụ cụ thể
-? Những bức tranh nào sau đây thể hiện 
mơ ước của con người
-GV cho HS xem những bức tranh đề tài ước mơ và hỏi 
? Những bức tranh trên nói về nội dung gì 
? Bố cục được sắp xếp ra sao
? Hình tượng sử dụng trong tranh như thế nào 
? Nêu nhận xét của em về các bức tranh trên 
+ Ước mơ là những điều mong muốn tốt đẹp nhất của con người
+Con nguời thường có nhiều ước mơ: được sống mạnh khoẻ, được sống vui vẻ và hạnh phúc.
+Tranh dân gian Việt Nam như Đại Cát, Vinh hoa, Phú quý, Lý ngư vọng nguyệt , Phúc lộc thọ đều thể hiện mơ ước của con người.
+Nội dung : Sống lâu, giàu sang, hạnh phúc, con cháu đầy đàn.
+Bố cục mang tính ước lệ , tượng trưng , hình tượng được đơn giản hoá và cách điệu.
+Màu sắc hài hoà tuỳ theo sở thích của người vẽ.
II: Cách vẽ tranh
? Nêu các bứơc vẽ tranh đề tài ước mơ của em
Gv minh hoạ bảng hoặc treo ĐDDH rồi yêu cầu HS phân tích các bước 
B1:Tìm bố cục (mảng chính mảng phụ)
B2: Vẽ hình vào mảng, điều chỉnh các mảng hình cho phù hợp với bố cục 
B3:Vẽ màu 
III: Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
-GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
-HD một vài nét lên bài học sinh
-GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
-Vẽ 1 tranh về đề tài ước mơ của em
-Kích thước: 18 x 25
-Màu sắc: Tuỳ ý
IV.Củng cố - Đánh giá 
-GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: -? Nội dung của các bức tranh trên
 -? Bố cục của bài vẽ 
 -? Hình vẽ như thế nào 
 -? Màu sắc của bài vẽ ra sao 
-(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được 
V.Dặn dò (2'):
-Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
-Chuẩn bị bài 25 Kiểm tra một tiết ( Phác nét bài vẽ trang trí lều trại; chuẩn bị giấy, chì màu tẩy để vẽ bài).
E.Bổ sung
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt 
 ************************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Tiết20-21 vẽ theo mẫu
Vẽ chân dung
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái niệm vẽ chân dung, nhận biết được sự khác biệt của vẽ chân dung và ảnh chụp.
2. Kỹ năng : Biết vẽ được một tranh chân dung theo ý thích 
3. Thái độ: Yêu thích môn mỹ thuật và nghệ thuật vẽ chân dung của hội hoạ.
B. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành
C.Chuẩn bị:
1.GV: Tranh chân dung của học sinh
-Các bước bài vẽ chân dung
-Bài mẫu của HS lớp trước
2. HS : Sưu tầm tranh chân dung
-Giấy chì, màu tẩy
D.Tiến hành 
I.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra đồ dùng HS
III.Bài mới 
1.Đặt vấn đề : 
Chân dung là một loại tranh vô cùng khó. Khi vẽ tranh không chỉ khó giống mẫu mà còn khó lột tả được tính cách nhân vật.
2. Triển khai bài 
 Hoạt động của GV/ HS
 Nội dung
I.Quan sát,nhận xét
Gv cho Hs xem một số bức tranh chân dung
?Vẽ chân dung là gì 
?Nêu đặc điểm của tranh chân dung
-
Gv cho HS xem và nhận xét một số tranh chân dung (Thái độ, tính cách, tình cảm...)
1.Khái niệm
-Vẽ chân dung là vẽ một nguời cụ thể, có thể vẽ khuôn mặt nửa người hoặc cả người.
2.Đặc điểm:
Diễn tả đặc điểm riêng và các trạng thái tình cảm , tình cách cách của nhân vật(vui buồn, giận dữ, trầm tư, âu lo suy nghĩ ...) 
*Về tỉ lệ ?
*Về các bộ phận?
*Về biểu hiện tình cảm, tính cách nhân vật
* Kết luận: Tranh chân dung thể hiện tình cảm của người vẽ. 
II.Cách vẽ
-Gv yêu cầu HS nêu lại tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người 
? Các bước của bài vẽ chân dung 
- Gv minh hoạ bảng(hoặc treo đồ dùng dạy học )
* Gv cho học sinh xem một số tranh chân dung của Hs lớp trước.
B1: vẽ phác hình khuôn mặt (tìm tỉ lệ chiều dài, chiều rộng để tìm hình dáng chung, phác các đường trục cơ bản theo hướng chính diện phải trái)
B2: Tìm tỉ lệ các bộ phận
(chính diện : đường nét thẳng ; ngẩng lên cằm dài,mũi và trán ngắn..)
B3: Vẽ chi tiết : Diễn tả được các trạng thái tình cảm của người mẫu)
III.Thực hành
GV ra bài tập, yêu cầu 1 em học sinh lên ngồi làm mẫu cho cả lớp vẽ
-GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 
-Khuyến khích động viên các em
-vẽ lại chân dung khuôn mặt bạn 
IV.Củng cố - Đánh giá (4'): 
- Gv thu một số bài và yêu cầu các em nhận xét về :
? Bố cục của tranh chân dung 
? Hình vẽ như thế nào
? So sánh với người mẫu 
-Gv kết luận nhận xét bài vẽ của hs
-Gv tuyên dương những bài vẽ nghiêm túc, động viên những em vẽ kém 
V.Dặn dò (2'):
-Xem trước cách vẽ tranh chân dung bạn- bài 19
-Tập vẽ chân dung của người bạn 
E.Bổ sung 
 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ký duyệt
Ngày soạn :
Ngày giảng: 
Tiết 22 : Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương tây
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về giai đoạn phát triển của mĩ thuật hiện đại phương Tây, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
-HS làm quen với một số trường phái hội hoạ mới.
2. Kỹ năng : Rèn luyện tư duy khái quát, tư duy logic kỹ năng phân tích tổng hợp, phân biệt hội hoạ của các dân tộc , hội hoạ Việt Nam với phương Tây.
3. Thái độ: Rèn luyện cho HS ý thức phát huy nghệ thuật truyền thống , hoà đồng với mĩ thuật thế giới.
B. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
C.Chuẩn bị:
1.GV: 
-Tài liệu tham khảo : 
-Lược sử mĩ thuật thế giới. 
-Tranh minh hoạ,
2 HS : Vở ghi, giấy, bút.
D.Tiến hành 
I.ổn định tổ chức (1'):Kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra bài cũ (2'):Nhận xét một số bài vẽ chân dung
III.B

File đính kèm:

  • docMT8.doc