Phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân

Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân.

 Nội dung tài liệu(thời lượng 30 tiết), gồm 2 phần, cụ thể như sau:

PHẦN I. Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung đạo đức

 PHẦN II . Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung pháp luật

 Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh cách rèn luyện tính giản dị.
4. Vận dụng
- GV yêu cầu HS về nhà làm các bài tập ở SGK.
- Rèn luyện tính giản dị trong cuộc sống hằng ngày.
- Tìm tấm gương sống giản dị của người xung quanh em.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về giản dị.
- Vẽ bản đồ tư duy về sống giản dị, tìm những câu chuyện nói về phong cách sống giản dị của Bác Hồ.
 LỚP 8
Bài 3: Tôn trọng người khác
I. Mục tiêu bài học: Sách Giáo viên
II. Các phương pháp, các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh
1. Các phương pháp và kỹ thuật
- Phương pháp động não
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp sắm vai.
- Kĩ thuật trình bày 1 phút.
- Liên hệ.
2. Các kỹ năng sống cơ bản
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kỹ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét, đánh giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc không tôn trọng người khác.
- Kỹ năng phân tích, so sánh những biểu hiện tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác.
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức.
- Kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
- SGK và SGV giáo dục công dân 8, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD THCS.
- Giấy Ao, bút dạ, băng dính, kéo.
- Máy chiếu (nếu có)
V. Tiến trình dạy học
1. Khám phá
- GV nêu vấn đề: trong cuộc sống con người có rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, em hãy kể về những mối quan hệ ấy?
- HS trả lời, GV liệt kê các ý lên bảng và dẫn dắt vào bài (trong mối quan hệ với người khác, chúng ta cần có thái độ ứng xử như thế nào cho phù hợp. Tiết học hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu về điều đó).
2. Kết nối
Hoạt động 1. Động não tìm hiểu những biểu hiện của hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác qua phần đặt vấn đề (SGK).
* Mục tiêu:
- Học sinh thấy được những biểu hiện của hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác trong từng trường hợp.
- Rèn luyện kỹ năng sống: kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng, kỹ năng tư duy phê phán.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS đọc các nội dung trong phần đặt vấn đề (SGK).
- GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên ?
+ Theo em trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phê phán? Vì sao?
- HS trả lời, GV liệt kê nhanh các ý kiến lên bảng phụ.
- HS nhận xét, GV chốt lại các ý đúng lên bảng hoặc máy chiếu.
* Kết luận:
HS phải luôn biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo và những người trên, sống chan hòa, cởi mở với mọi người, gương mẫu chấp hành nội qui của trường lớp đề ra, không chế giễu, chỉ trích, miệt thị người khác.
Hoạt động 2. Thảo luận tìm hiểu những biểu hiện của tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác trong cuộc sống.
* Mục tiêu:
- HS nêu được những biểu hiện tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- Rèn luyện kỹ năng sống: kỹ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng hợp tác.
* Cách tiến hành:
- GV nêu nội dung câu hỏi thảo luận:
+ Nêu những biểu hiện của tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác trong cuộc sống?
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào trước những biểu hiện đó?
- Từng cặp trao đổi thảo luận.
- GV cho đại diện một số cặp phát biểu trước lớp, trình bày kết quả.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV chốt lại ý chính.
* Kết luận:
- Tôn trọng người khác được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc cả trong cử chỉ, thái độ, hành động và lời nói.
(GV thuyết trình thêm: tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hóa kể cả trong phê bình, đấu tranh).
- Chúng ta phê phán những biểu hiện thiếu tôn trọng người khác …
Hoạt động 3. Thảo luận nhóm tìm hiểu thế nào là tôn trọng người khác và ý nghĩa của tôn trọng người khác trong cuộc sống.
* Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác và ý nghĩa của tôn trọng người khác.
- Rèn luyện kỹ năng sống: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
* Cách tiến hành:
- GV chia HS thành nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Thế nào là tôn trọng người khác?
+ Vì sao cần phải tôn trọng người khác?
- Đại diện các nhóm lần lượt trả lời.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
* Kết luận: mục 1,2 của nội dung bài học (SGK) lên bảng hoặc máy chiếu.
3. Thực hành/ luyện tập
- Hoạt động 4. HS sắm vai.
* Mục tiêu:
- HS biết ứng xử trước những tình huống thể hiện tôn trọng người khác.
- Rèn luyện kỹ năng sống: kĩ năng quyết định; kỹ năng kiểm soát cảm xúc; kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống: đầu năm học, lớp em có một bạn mới ở quê chuyển đến. Bạn có nước da ngăm đen, cử chỉ còn lúng túng, ngại giao tiếp … (GV có thể đưa ra các tình huống khác).
- GV yêu cầu các nhóm thể hiện cách ứng xử tôn trọng người khác qua trò chơi sắm vai tình huống.
- HS xây dựng kịch bản, phân vai và thảo luận cách thể hiện vai diễn.
- Các nhóm lần lượt lên sắm vai.
- HS cả lớp nhận xét cách thể hiện của từng nhóm và lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
* Kết luận:
GV định hướng cho HS cách ứng xử phù hợp thể hiện sự tôn trọng người khác trong tình huống.
Hoạt động 5. Liên hệ, tự liên hệ về phẩm chất tôn trọng người khác.
* Mục tiêu:
- HS ý thức tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Rèn luyện kỹ năng sống: kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng nhận xét, đánh giá; kỹ năng tư duy phê phán.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu bài tập 1, 3 (SGK).
- HS suy nghĩ và tự liên hệ.
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV nêu câu hỏi gợi ý về suy nghĩ, cảm nhận sau tiết học (kĩ thuật 1 phút).
 * Kết luận:
- GV chốt lại các đáp án đúng lên bảng hoặc máy chiếu.
- GV khen ngợi và nhắc nhở học sinh.
4. Vận dụng
- GV yêu cầu HS làm các bài tập còn lại ở SGK.
- HS sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng người khác.
- HS biết thể hiện tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc …
PHẦN II . Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung pháp luật
I. Các chủ đề pháp luật trong chương trình GDCD Trung học cơ sở.
TT
Chủ đề
Pháp luật
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
1
Quyền trẻ em, quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ công dân trong đời sống gia đình
Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân
2
Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự an toàn xã hội
Thực hiện trật tự an toàn giao thông
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
- Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và độc hại
3
Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hoá, giáo dục và kinh tế
Quyền và nghĩa vụ học tập 
Bảo vệ di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh
- Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng
- Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Quyền và nghĩa vụ lao động
4
Các quyền tự do cơ bản của công dân 
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Quyền khiếu nại và tố cáo
- Quyền tự do ngôn luận
5
Nhà nước CHXHCN Việt Nam - Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
Công dân nước CHXHCN Việt Nam
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở
- Hiến pháp nước CHXHCNVN
- Pháp luật nước CHXHCNVN
-Trách nhiệm pháp lí của công dân
- Quyền tham gia quản lí nhà nước của công dân
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân
II. Nội dung và địa chỉ giáo dục Kỹ năng sống trong giáo dục Pháp luật ở trường trung học cơ sở.
 Lớp 6
Tên bài dạy
Các KNS cơ bản cần được giáo dục
Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
Bài 12.
Công ước Liên hợp quốc về quyến trẻ em
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông với những trẻ em thiệt thòi.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
- Đóng vai
-Thảo luận nhóm
- Động não
- Trình bày một phút
- Tư vấn chuyên gia.
Bài 14.
Thực hiện trật tự 
an toàn giao thông.
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin về trật tự an toàn giao thông.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng pháp luật về giao thông.
- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến an toàn giao thông.
- Động não
- Thảo luận nhóm.
- Phân tích tình huống.
- Trình bày một phút.
- Hỏi và trả lời.
- Tổ chức trò chơi.
Bài 15.
Quyền và nghĩa vụ học tập.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- Kỹ năng hợp tác.
- Động não.
Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống.
Bài 16.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Kỹ năng ứng phó trong những tình huống bị xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống.
- Tư vấn chuyên gia.
Bài 17.
Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ứng phó trong những trường hợp bị người khác vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống.
- Tư vấn chuyên gia.
Bài 18.
Quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong trường hợp quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín bị vi phạm.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn

File đính kèm:

  • docTL dia phuong GDCD tHCS.doc
Giáo án liên quan