Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 21

I – MỤC TIÊU:

 - Bước đầu tiếp xúc, làm quen với nghệ thuật điêu khắc.

 - Biết cách quan sát, nhận xét hình khối, đặc điểm của các pho tượng.(HS khá giỏi: Chỉ ra những hình ảnh về tượng mà em yêu thích.)

 - Biết được giá trị nghệ thuật của tượng

II – CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - SGV.

 - Ảnh các tác phẩm điêu khắc cổ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

 - Một số bài tập nặn của hs.

 2. Học sinh:

 - Vở bài tập vẽ.

 - Sưu tầm tượng (nếu có).

 

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 1. Ổn định tổ chức:

 - Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra dụng cụ học tập.

 3. Giới thiệu bài mới:

 Ngoài tranh thì trong ngành mĩ thuật còn có điêu khắc, đây là loại hình nghệ thuật có sự góp phần không nhỏ tạo nên những nét đẹp thần kì. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về loại hình nghệ thuật này.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ở công viên, cơ quan, bảo tàng,..
 + Tượng có thể nhìn từ tất cả các phía trước, sau, nghiêng vì có thể đi vòng quanh tượng để xem.
 4. Củng cố:
 - Nêu tên một số bức tượng cổ và tượng mới?
 - Hs trả lời.
 5. Dặn dò:
 - Xem lại bài.
 - Xem trước bài 22: VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Hiệu Trưởng (Ký duyệt)
Tổ trưởng (Kiểm tra – ký)
Lớp 4 :
 Vẽ trang trí:
TRANG TRÍ HÌNH TRÒN (TCT : 21)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu cách trang trí hình tròn. - Biết cách trang trí và trang trí được hình tròn đơn giản.(HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình tròn, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.) - Quan tâm tìm hiểu đồ vật có trang trí hình tròn
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - SGK, SGV.
 - Một số bài trang trí hình tròn hoặc đồ vật có dạng hình tròn: cái đĩa, khay tròn...
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 - Một số bài trang trí hình vuông của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
 - SGK, vở bài tập vẽ.
 - Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 3. Giới thiệu bài mới:
 ? Theo các em thì những vật dụng gì có dạng hình tròn được trang trí rất đẹp?
 - Cái đĩa, cái khay, khăn trải bàn…
 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách sắp xếp họa tiết, cách trang trí và trang trí một hình tròn đơn giản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số bài trang trí hình tròn. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Hình tròn được trang trí có đẹp không?
 + Có nhiều cách để trang trí hình tròn không?
 + Cách sắp xếp họa tiết, hình mảng trong bài trang trí hình tròn thường là thế nào?
 + Họa tiết chính to hay nhỏ, đặt ở đâu?
 + Họa tiết phụ thế nào, đặt ở đâu?
 + Những họa tiết thường dùng để trang trí hình tròn là gì?
 + Có những màu nào trong bài trang trí? Các màu được vẽ như thế nào?
 - Gợi ý để HS nhận ra sự khác nhau về cách trang trí giữa các hình tròn:
 + Các họa tiết giống nhau trong hình tròn thì vẽ như thế nào?
 + Màu họa tiết chính, họa tiết phụ với màu nền như thế nào?
 - Nhấn mạnh, bổ sung: Vẽ màu cần làm rõ trọng tâm, màu có đậm, có nhạt. 
* Ngoài cách trang trí đối xứng qua trục - trang trí cơ bản, có những hình tròn được trang trí không cân đối về bố cục, hình mảng và màu sắc như: trang trí cái đĩa, cái khay, huy hiệu… Đây là cách trang trí ứng dụng.
 *Hoạt động 2: Cách trang trí hình tròn:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ. Đặt câu hỏi gợi ý học sinhh trả lời:
 + Có mấy bước để trang trí hình tròn? (4 bước).
 + Đó là những bước nào?
 a). Vẽ hình tròn. Kẻ trục.(trục ngang, trục dọc, các đường chéo). 
 b). Tìm và vẽ các mảng hình trang trí.(sử dụng họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ. Mảng họa tiết chính ở giữa to hơn các mảng họa tiết phụ ở xung quanh). 
 c).Vẽ chi tiết (vẽ các họa tiết phù hợp với các mảng tròn, vuông hoặc tam giác đã vẽ).
 d). Vẽ màu. (Không dùng quá nhiều màu, vẽ màu họa tiết chính trước, màu họa tiết phụ và màu nền sau. Màu sắc có đậm, có nhạt, rõ trọng tâm).
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình cân đối theo đường trục.
 - Tìm và vẽ các họa tiết đẹp và sáng tạo. 
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Nhưng màu sắc phải có đậm, có nhạt làm nổi bật họa tiết chính.
 - Đến từng bàn hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong việc tìm họa tiết, tìm mảng hình.
 - Khuyến khích hs làm bài và hoàn thành bài tại lớp.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Hình tròn được trang trí rất đẹp.
 + Có rất nhiều cách để trang trí hình tròn. 
 + Được sắp xếp đối xứng qua trục và qua các đường chéo.
 + Họa tiết chính thường to hơn và đặt ở giữa.
 + Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn và đặt ở xung quanh.
 + Hoa, lá, chim, thú… 
+ Xanh lá, vàng, cam, tím… Vẽ đều, kĩ và đẹp.
 + Vẽ giống nhau, bằng nhau và vẽ, cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
 + Khác nhau.
- HS làm bài.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ theo cảm nhận riêng của mình.
 + Họa tiết đẹp, cân đối, có sáng tạo.
 + Màu vẽ đã đều chưa, màu đẹp, có đậm, có nhạt.
4. Củng cố:
 ? Nêu tên các bước để trang trí một hình tròn?
 - HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 22: VẼ CÁI CA VÀ QUẢ.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
Hiệu Trưởng (Ký duyệt)
Tổ trưởng (Kiểm tra – ký)
Lớp 5 :
Tập nặn tạo dáng: 
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN (TCT:21)
I - MỤC TIÊU:
 	 - Biết cách nặn các hình có khối. - Tập nặn một dáng người đơn giản (HS khá giỏi: nặn được hình người và tạo dáng theo ý thích, hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động)
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - SGK, SGV.
 - Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ về dáng người và dáng con vật.
 - Đất sét.
 2. Học sinh:
 - SGK.
 - Đất nặn. 
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 3. Giới thiệu bài mới:
 * Ở những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu và tập nặn một số con vật, con người. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách nặn 1 dáng người hoặc dáng con vật quen thuộc. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số tượng, đồ gốm đã chuẩn bị. Yêu cầu hs quan sát. Đặt câu hỏi:
+ Tượng làm bằng chất liệu gì?
 + Hình dáng của các loại tượng, đồ gốm thế nào? Nó có hình gì?
 - Nhấn mạnh các ý chính để học sinh nắm rõ về sự phong phú về hình thức và ý nghĩa các hình nặn:
* Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều loại tượng từ gỗ, đá, gốm, đất nung…chúng ta cần có ý thức bảo vệ chúng.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn: 
 - Dùng đất sét nặn và hướng dẫn học sinh:
 + Trước tiên nặn khối các bộ phận chính của con người.
 + Từ các khối đó chúng ta tạo dáng các bộ phận cho đúng và đẹp.
 + Sau đó ghép các bộ phận đó lại với nhau và nặn thêm các chi tiết.
- Nên tạo dáng người cho sinh động.
- Có thể dùng đất sét mền dẻo hoặc đất màu để nặn. 
- Hướng dẫn thêm cho các em cách sắp xếp hình nặn theo đề tài.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Đến từng bàn hướng dẫn đối với một số nhóm học sinh còn lúng túng. 
 - Nhắc nhở các em nặn phải theo đề tài nhất định.
 - Lưu ý các em dùng đất màu theo ý thích. 
 - Khuyến khích hs làm bài và hoàn thành bài tại lớp. 
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Các nhóm trưng bày sản phẩm của cả nhóm, đại diện nhóm lên thuyết trình bài làm.
 - Yêu cầu HS các nhóm còn lại nhận xét, tập xếp loại. Chọn ra bài nặn mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại các bài nặn.
 + Đất sét, đồng, đá…
 + Khác nhau, có hình trụ, hình tròn, hình ovoan…
 Ví dụ: hình người, con vật các đồ vật nghộ nghĩnh, đẹp mắt. Ngày nay, các nghệ nhân ở các làng nghệ làm ra nhiều
sản phẩm có tính nghệ thuật cao phục vụ cho sinh hoạt đời thường và cho khách du lịch, với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau như: tượng gỗ sơn mài, tượng đá; hính các con vật, mô hình chùa, tháp, nhà sàn bằng gốm. sứ… 
- HS quan sát và lắng nghe.
- Yêu cầu hs thực hành theo nhóm 4, nặn theo 1 đề tài riêng của nhóm có dáng người, phân chia các công việc để làm.
- HS làm bài theo nhóm.
- HS quan sát, nhận xét.
- Trả lời các câu hỏi:
 + Đề tài.
 + Hình ảnh. Màu sắc.
 + Ý tưởng, tính nhân văn…
- Chọn bài nặn đẹp theo cảm nhận riêng của mình.
4. Dặn dò:
 - Về nhà tập nặn thêm dáng người hoặc con vật.
 - Xem trước bài 22 : TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Hiệu Trưởng (Ký duyệt)
Tổ trưởng (Kiểm tra – ký)
Lớp 2:
TẬP NẶN TẠO DÁNG :
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI (TCT: 21)
 I - MỤC TIÊU:
 - Hiểu các bộ phận chính và hình dáng hoạt động của con người. - Tập nặn dáng người đơn giản.(HS khá giỏi: nặn được dáng người đơn giản hình nặn cân đối, thể hiện rõ hoạt động) - Quan tâm tìm hiểu đặc điểm con người
 II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Tranh ảnh một số dáng người hoạt động.
 - Hình hướng dẫn cách nặn dáng người.
 - Đất sét.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Đất nặn .
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 3. Giới thiệu bài mới:
 ? Hãy kể tên một số hoạt động thường ngày của em?
 - Hs trả lời.
 * Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và hình dáng của con người để tập nặn hình dáng người đơn giản theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số hình ảnh về các dáng người. Yêu cầu quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Con người có những bộ phận nào?
 + Khi đứng nghiêm thì dáng người thế nào? 
 + Khi đi hoặc chạy thì tay, chân thế nào?
 + Đầu, mình khi chạy như thế nào? 
 - Nhấn mạnh các ý chính để học sinh nắm rõ: Khi đứng, đi, chạy, nhảy thì các bộ phận của cơ thể người cũng thay đổi để phù hợp với tư thế hoạt động.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn dáng người:
 - Dùng đất sét nặn và hướng dẫn học sinh:
 + Trước tiên nặn các bộ phận chính: đầu, mình, tay-chân.
 + Sau đó ghép dính các bộ phận lại với nhau tạo thành dáng người.
 + Từ đó tạo thành các dáng hoạt động cụ thể: đứng, đi, chạy, nhảy,..
 - Có thể dùng đất sét mền dẻo hoặc đất màu để nặn.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Đến từng bàn hướng dẫn đối với một số học sinh còn lung túng. Lưu ý học sinh có thể nặn dáng người theo ý thích của mình. 
 - Nhắc nhở các em nặn vừa phải, không quá to, không quá nhỏ. Có thể nặn thêm nhiều người hoặc cây cối để bài làm thêm sinh động.
 - Khuyến khích hs làm bài và hoàn thành bài tại lớp. 
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài nặn tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Hình dáng chung có giống dáng người không?
 + Những dáng hoạt động, chi tiết, đặc điểm, màu sắc của dáng người như thế nào?
 - Yêu c

File đính kèm:

  • docTUẦN 21.doc
Giáo án liên quan