Giáo án môn Toán Lớp 4 - Tuần 12 - Đặng Thị Hồng Anh

Hoạt động 3: Thực hành

Bài tập 1:

- GV treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính & điền vào bảng.

- Với mọi giá trị bất kì của a, b, c.thì hai biểu thức a x( b + c) = a x b + a x c như thế nào?

Bài tập 2a:

Gọi HS đọc yêu cầu bài

Bài tập yêu cầu điều gì?

Các em áp dụng quy tắc gì?

GV gọi 2HS lên bảng thực hiện ( mỗi em làm một cách)

 GV cùng HS sửa bài nhận xét

Phần b GV hướng dẫn mẫu yêu cầu HS làm ở nhà.

Bài tập 3:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gọi 2HS lên bảng tính và so sánh giá trị hai biểu thức

GV cùng HS nhận xét kết luận:

(3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4

 Yêu cầu HS nêu cách nhân một tổng với một số?

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 4 - Tuần 12 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giá trị hai biểu thức
 (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
+ Khi nhân một tổng với một số ta lần lượt nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng hai kết quả lại với nhau.
HS nhắc lại
2 HS nêu – cả lớp theo dõi nhận xét
 HS nhận xét tiết học
TOÁN
TIẾT 57: MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT HIỆU
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Giới thiệu phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
2.Kĩ năng:
Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
 3. Thái độ:
 - HS biết áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
II.CHUẨN BỊ:
Kẻ bảng phụ bài tập 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
5’
10’
15’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Một số nhân với một tổng
GV yêu cầu HS sửa bài tập 2b
-Nêu cách nhân một số với một tổng và nhân một tổng với một số ?
GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài: 
Hoạt động1: Tính & so sánh giá trị hai biểu thức.
GV ghi bảng:
 3 x (7 - 5)
 3 x 7 - 3 x 5
Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức, từ đó rút ra kết luận: 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
Hoạt động 2: Nhân một số với một hiệu
GV chỉ vào biểu thức ở bên trái, yêu cầu HS nêu:
 3 x ( 7 – 3 )
 một số x một hiệu
 3 x 7 - 3 x 5
1 số x số bị trừ - 1 số x số trừ
Yêu cầu HS rút ra kết luận
GV viết dưới dạng biểu thức
 a x (b - c) = a x b - a x c
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
- GV treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính & điền vào bảng.
- Với mọi giá trị bất kì của a, b, c.thì hai biểu thức a x( b - c) = a x b - a x c như thế nào?
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài tập yêu cầu gì?
GV hướng dẫn mẫu 
Yêu cầu 2HS lên bảng làm bài
 GV cùng HS sửa bài – nhận xét.
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS nêu cách giải và giải vảo vở.
 GV chấm một số vở nhận xét
Bài tập 4 :
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Gọi 2HS lên bảng làm bài.
GV hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để rút ra quy tắc nhân một hiệu với một số :
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách nhân một số với một hiệu và nhân một hiệu với một số ?
- Nhận xét tiết học
Làm BT2b - Chuẩn bị bài: Luyện tập
Hát 
2HS lên bảng sửa bài và trả lời câu hỏi.
Cách 1 Cách 2 
 5 x 38 + 5 x 62 5 x ( 38 + 62)
= 190 + 310 = 5 x 100
= 500 = 500
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS đọc 2 biểu thức.
2 HS lên bảng tính gíá trị biểu thức- rồi so sánh giá trị 2 biểu thức.
 3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6
 3 x 7 - 3 x 5= 21 – 15 = 6
HS nêu
Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ & số trừ, rồi trừ hai kết quả với nhau.
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài vào vở nháp + 2HS làm vào bảng phụ trình bày
HS cùng GV sửa bài – nêu kết quả đúng.
+ Với mọi giá trị bất kì của a, b, c.thì hai biểu thức a x( b - c) = a x b - a x c luôn bằng nhau.
HS đọc yêu cầu bài
+ Aùp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính theo mẫu.
2HS lên bảng làm bài + cả lớp làm nháp.
 47x9 = 47 x ( 10 – 1) 
 = 47 x10 – 47 x1
 = 470 – 47 
 = 423
 24 x 99 = 24 x(100 – 1)
 = 24 x100 – 24 x1
 = 2400 – 24
 = 2376
HS đọc yêu cầu bài, ghi tóm tắtvà giải vào vở .
Bài giải
 Số giá trứng còn lại là:
 40 – 10 = 30( giá trứng)
 Số quả trứng cửa hàng còn lại là:
 175 x 30 = 5250(quả trứng)
 Đáp số: 5250quả trứng
 HS đọc yêu cầu bài
 (7 – 5 ) x 3 7 x 3 – 5 x 3
 = 2 x 3 = 21 – 15
 = 6 = 6 
+ Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ & số trừ của hiệu với số đó, rồi trừ hai kết quả với nhau.
2HS nêu – cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhận xét tiết học
Ngày soạn: 19/11
Ngày dạy : 22/11
TOÁN
TIẾT 58: LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Củng cố kiến thức đã học.( BT3 – giảm)
2.Kĩ năng:
Thực hành tính toán, tính nhanh.
 3. Thái độ:
 - HS biết áp dụng để tính toán trong cuộc sống hàng ngày.
II.CHUẨN BỊ:
 - Phiếu học tập ghi ND bài 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
20’
4’
Khởi động: 
Bài cũ: Nhân một số với một hiệu.
GV yêu cầu HS sửa bài làm ở nhà
- Nêu cách nhân một số với một hiệu và nhân một hiệu với một số ?
GV nhận xét – ghi điểm
Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động1:Củng cố kiến thức đã học.
Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của phép nhân.
Yêu cầu HS viết biểu thức chữ, phát biểu bằng lời.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
GV hướng dẫn cách làm, HS thực hành tính.
GV sửa bài nhận xét
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài tập yêu cầu gì? Ta áp dụng tính chất nào để tính?
Hướng dẫn HS tự chọn cách làm, gọi một vài em nói cách làm khác nhau.
GV cùng HS sửa bài , nhận xét
Bài tập 4:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS nêu cách giải và giải vào vở.
Gv chấm vở – nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
Nêu tính chất giao hoán , tính chất kết hợp của phép nhân?
Nhân một số với 1 tổng ta làm thế nào?
Nhân một số với 1 hiệu ta làm thế nào?
Nhận xét tiết học
Làm bài tập 2b/68 và chuẩn bị bài: Nhân với số có hai chữ số.
Hát 
HS lên bảng sửa bài tập 2b
 138 x 9 123 x 99
 = 138 x (10-1) = 123 x (100 -1)
 = 138 x 10- 138x1 =123x 100- 123x 1
 = 1380 – 138 = 12300 – 123
 = 1242 = 12177
 HS nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS tiếp nối nhau nêu: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu.
HS đọc yêu cầu bài- làm bài vào phiếu học tập + HS làm bài vào bảng phụ trình bày.
 135 x (20 + 3) 427 x (10 + 8)
= 135 x 20 + 135x 3 = 427x 10 + 427 x 8
= 2700 + 405 = 4270 + 3416
= 3105 = 7686
 642 x (30 - 6) 287 x (40 – 8 )
= 642 x 30 - 642x 6 = 287x 40 -287 x 8
= 19260 - 3852 = 11480 -2296
= 15408 = 9184
 - HS đọc yêu cầu bài
+ Tính bằng cách thuận tiện nhất. Ta áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp, nhân một số với 1 tổng(1 hiệu)+ HS lên bảng làm bài
 134 x 4 x 5 5x 36 x 2 = (5 x 2) x 36
= 134 x 20 = 10 x 36
= 2 680 = 360
 42 x 2 x 7 x 5 = 42 x 7 x 2 x 5
 = 294 x 10
 = 2940
HS đọc yêu cầu bài, ghi tóm tắtvà giải vào vở .
Bài giải
Chiều rộng của sân vận động đó là:
180 : 2 = 90 (m)
Chu vi của sân vận động đó là:
(180 + 90) x2 = 540(m)
Diện tích của sân vận động đó là:
180 x 90 = 16200 (m2)
Đáp số: 16200 (m2)
HS tiếp nối nhau nêu – HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhận xét tiết học
TOÁN
TIẾT 59: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu tích riêng thứ nhất & thứ hai là gì.
2.Kĩ năng:
Biết đặt tính & tính để nhân với số có hai chữ số.
3. Thái độ:
 - HS biết làm tính nhanh, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
15’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu 2 HS lên bảng sửa bài tập 2b làm ở nhà
Nhân một số với 1tổng ta làm thế nào?
Nhân một số với 1hiệu ta làm thế nào?
GV nhận xét- ghi điểm.
Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động1: Tìm cách tính 36 x 23
GV ghi bảng :36 x 23
Mỗi thừa số có mấy chữ số?
Áp dụng nhân một số với một tổng – GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân.
GV cho cả lớp đặt tính & tính trên bảng con: 36 x 3 và 36 x 20
GV đặt vấn đề: Ta đã biết đặt tính & tính 36 x 3 và 36 x 20, nhưng chưa học cách tính 36 x 23. Các em hãy tìm cách tính phép tính này?
Hướng dẫn HS đặt tính hàng dọc, GV vừa viết vừa nêu cách đặt tính.
+ Viết số 36 rồi viết số 23 sao cho ngay hàng thẳng cột với nhau. Lần lượt nhân từng chữ số của 23 với 36 theo thứ tự từ phải sang trái.
+ 108 gọi là tích riêng thứ nhất 
 + 72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai viết lùi sang trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất vì nó là 72 chục, nếu viết đủ sẽ là 720.
Cho HS ghi tiếp vào vở các tên gọi:
+ 108 là tích riêng thứ nhất.
+ 72 là tích riêng thứ hai.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Yêu cầu HS làm trên bảng con.
GV cần lưu ý: đây là bài tập cơ bản, cần kiểm tra kĩ, đảm bảo tất cả HS đều biết cách làm.
GV cùng HS sửa bài nhận xét 
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài – làm bài vào vở nháp.
Yêu cầu HS tính trên bảng con, sau đó viết tiếp kết quả vào vở.
GV cùng HS sửa bài nhận xét
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS nêu cách giải và giải vào vở.
GV chấm một số vở nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách nhân với số có 2 chữ số?
- Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Hát 
2HS lên bảng sửa bài
 137 x 3 + 137 x 97 94 x 12 + 94 x 88
 = 137 x (3 + 97) = 94 x ( 12 + 88)
 = 137 x 100 = 13700 = 94 x 100= 9400
 428 x12 -428 x 2 357 x 39 -357 x 19
 = 428 x (12 -2) = 357 x ( 39 - 19)
 = 428 x 10 = 4280 = 357 x 20=10 740
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS đọc phép nhân.
+ Mỗi thừa số có 2 chữ số.
36 x 23 = 36 x ( 20 + 3) = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108 
 = 828
HS tính trên bảng con.
 72 0
 828
3nh

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_4_tuan_12_dang_thi_hong_anh.doc
Giáo án liên quan