Giáo án môn Tin học 12 - Bài 6: Biểu mẫu

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu khái niệm biểu mẫu, công dụng của biểu mẫu

2. Kỹ năng:

- Tạo được biểu mẫu đơn giản, biểu mẫu chính và phụ và dùng chế độ thiết kế để chỉnh sửa thiết kế biểu mẫu

- Biết các chế độ làm việc của biểu mẫu: chế độ trang dữ liệu, chế độ thiết kế, chế độ biểu mẫu

- Biết sử dụng biểu mẫu để cập nhật dữ liệu

II. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp:

 Kiểm tra sĩ số: Tổng số: Vắng:

 Có phép: Không phép:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: (7đ) Hãy liệt kê các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng?

Câu 2: (2đ) Hãy nêu các bước để sắp xếp các bản ghi theo trường Ten trong bảng HOC_SINH

Trả lời:

Câu 1: Các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng:

- Cập nhật dữ liệu: Thêm bản ghi mới, chỉnh sửa, xoá các bản ghi.

- Sắp xếp và lọc

- Tìm kiếm đơn giản

- In dữ liệu

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học 12 - Bài 6: Biểu mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lý thuyết
Bài 6: biểu mẫu
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu khái niệm biểu mẫu, công dụng của biểu mẫu
Kỹ năng:
Tạo được biểu mẫu đơn giản, biểu mẫu chính và phụ và dùng chế độ thiết kế để chỉnh sửa thiết kế biểu mẫu
Biết các chế độ làm việc của biểu mẫu: chế độ trang dữ liệu, chế độ thiết kế, chế độ biểu mẫu
Biết sử dụng biểu mẫu để cập nhật dữ liệu
Hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức lớp:
 Kiểm tra sĩ số: Tổng số: 	 Vắng: 	
 Có phép: 	 Không phép: 	
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: (7đ) Hãy liệt kê các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng?
Câu 2: (2đ) Hãy nêu các bước để sắp xếp các bản ghi theo trường Ten trong bảng HOC_SINH
Trả lời:
Câu 1: Các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng:
Cập nhật dữ liệu: Thêm bản ghi mới, chỉnh sửa, xoá các bản ghi.
Sắp xếp và lọc
Tìm kiếm đơn giản
In dữ liệu
Câu 2: Các bước để sắp sếp các bản ghi theo trường Ten trong bảng HOC_SINH:
Chọn trường Ten;
Nháy nút , các bản ghi sẽ được sắp xếp tên tăng dần theo bảng chữ cái.
Bài mới:
Đặt vấn đề: Chúng ta đã được tìm hiểu về một số chức năng, thành phần chính của access là bảng và biết cách thực hiện các thao tác trên bảng, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một chức năng khác của access đó là biểu mẫu. Ta vào bài hôm nay: Bài 6: Biểu mẫu
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
t
1. Khái niệm:
Biểu mẫu là một công cụ dùng trong access, dựa trên Table (bảng)/Query (mẫu hỏi) để:
Hiển thị dữ liệu của Table/Query dưới dạng thuận lợi để xem, nhập, và sửa dữ liệu.
Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh (do người thiết kế tạo ra).
GV: Trong bài trước ta đã làm quen với các thao tác trực tiếp với bảng trong trang dữ liệu. Có nhiều cách khác nhau để nhập dữ liệu vào bảng. Em hãy nêu các cách nhập dữ liệu vào bảng mà em biết?
HS: Mở bảng ở chế độ trang dữ liệu để nhập
GV: Ngoài cách nhập dữ liệu trực tiếp vào bảng ở trang dữ liệu còn có cách khác thông dụng hơn đó là sử dụng biểu mẫu.
GV: Biểu mẫu là một đối tượng của access chủ yếu được dùng để cập nhật dữ liệu. Mặc dù có thể dùng bảng để thực hiện việc cập nhật dữ liệu trực tiếp 
nhưng đối với người dùng nói chung thì cách này không được thuận tiện. Trong biểu mẫu, người sử dụng dễ dàng bố trí các trường theo cách hợp lý hơn, ngoài ra có thể không hiển thị tất cả các trường hoặc có thể hiển thị các trường từ nhiều bảng khác nhau.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
GV: Bảng hiển thị các bản ghi dưới dạng nào?
HS: Bảng hiển thị nhiều bản ghi cùng một lúc dưới dạng các hàng và các cột.
GV: Biểu mẫu hiển thị từng bản ghi vì vậy việc nhập thông tin thông qua biểu mẫu thuận tiện hơn so với việc nhập trực tiếp vì cách bố trí các trường rõ ràng hơn, có thể gộp nhóm theo nội dung và đặt tiêu đề cho mỗi nhóm cũng như tiêu đề chung cho biểu mẫu, dùng phông chữ tiếng Việt, có các nút lệnh giúp di chuyển thuận tiện giữa các bản ghi,
GV: Để làm việc với biểu mẫu, ta chọn Forms trong bảng chọn đối tượng (Hình 35 – SGK – Tr50).
2. Tạo biểu mẫu mới
Hai cách để tạo biểu mẫu mới:
- Cách 1: Nháy đúp vào Create form in Design view để tự thiết kế biểu mẫu.
- Cách 2: Nháy đúp vào Create form by using wizard để dùng thuật sĩ.
GV: Có nhiều cách để tạo biểu mẫu mới, cô sẽ giới thiệu cho các em 2 cách để tạo biểu mẫu đó là: Design (tự thiết kế) và Wizard (sử dụng thuật sĩ).
GV: Chỉ và minh họa trong hình 35 – Sgk – Tr50, Forms trong bảng chọn đối tượng có 2 chế độ: Create form in Design view để tự thiết kế biểu mẫu và Create form by using wizard để dùng thuật sĩ.
Kết hợp cả việc dùng thuật sĩ và tự thiết kế để tạo biểu mẫu:
Bước 1: Nháy đúp Create form by using wizard;
Bước 2: Trong hộp thoại Form Wizard (Hình 36 – Sgk – Tr51):
Chọn bảng (hoặc mẫu hỏi) từ ô Tables/Queries;
Chọn các trường đưa vào biểu mẫu từ ô Available Fields;
Nháy nút Next để tiếp tục.
Chọn cách bố trí biểu mẫu (Hình 37 – Sgk – Tr51);
Chọn kiểu cho biểu mẫu (Hình 38 – Sgk – Tr51);
Điền tên cho biểu mẫu (Hình 39 – Sgk – Tr52);
Nháy Finish để kết thúc.
GV: Các cách bố trí biểu mẫu:
Columnar: Dạng cột
Tabular: Dạng bảng biểu
Datasheet: Dạng sheet dữ liệu
Justified: Dạng canh đều
PivotTable: Dạng bảng đứng
PivotChart: Dạng đồ thị
Ta thường sử dụng dạng Columnar
GV: Sau khi thực hiện các bước trên ta thu được biểu mẫu dạng cột có dạng như hình 40 – Sgk – Tr52
HS: Quan sát hình trong Sgk, lắng nghe và ghi bài.
Chỉnh sửa biểu mẫu trong chế độ thiết kế, ta có thể thực hiện:
Thay đổi nội dung các tiêu đề
Sử dụng phông chữ tiếng Việt
Thay đổi kích thước các trường (thực hiện khi con trỏ có dạng mũi tên hai đầu như các hình 42a, 42b – Sgk – Tr53
Di chuyển các trường (thực hiện khi con trỏ có dạng bàn tay như hình 42c – Sgk – Tr53
Sau khi thay đổi nhấn nút để lưu biểu mẫu
GV: Sau khi tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ, cần phải chỉnh sửa lại trong chế độ thiết kế nếu muốn có biểu mẫu như ý muốn. Để chuyển sang chế độ thiết kế ta kích chuột vào nút 
GV: Trong chế độ thiết kế ta thực hiện những công việc nào để thay đổi hình thức biểu mẫu?
HS: Trả lời
3. Các chế độ làm việc với biểu mẫu:
Để làm việc trong chế độ biểu mẫu, thực hiện:
Cách 1: Nháy đúp chuột lên tên biểu mẫu.
Cách 2: Chọn biểu mẫu rồi nháy nút .
Cách 3: Nháy nút nếu đang ở chế độ thiết kế
GV: Trong chế độ biểu mẫu cho phép thực hiện các thao tác nào?
HS: Tìm kiếm thông tin, lọc thông tin, sắp xếp thông tin
GV: Chỉ và minh hoạ trong hình 35 – Sgk – Tr50, cửa sổ CSDL Quanli_HS, để mở biểu mẫu Nhap HS ta có thể nháy đúp chuột lên tên biểu mẫu hoặc chọn biểu mẫu rồi nháy nút Open hoặc nếu biểu mẫu Nhap HS đang được mở ở chế độ thiết kế ta nháy nút lệnh 
Để làm việc trong chế độ thiết kế, thực hiện:
Cách 1: Chọn biểu mẫu rồi nháy nút .
Cách 2: Nháy nút nếu đang ở chế độ biểu mẫu.
GV: Trong chế độ thiết kế cho phép thực hiện các thao tác nào?
HS: Thêm/bớt, thay đổi vị trí, kích thước các trường dữ liệu;
Định dạng phông chữ cho các trường dữ liệu và các tiêu đề;
Tạo những nút lệnh (đóng biểu mẫu, chuyển đến bản ghi đầu, bản ghi cuối,) để người dùng thao tác với dữ liệu thuận tiện hơn.
4. Củng cố:
Khi tạo biểu mẫu ta có thể lấy thông tin từ các bảng hoặc mẫu hỏi
Cần xác định dữ liệu nguồn của biểu mẫu, dữ liệu nguồn chứa các trường nào của các bảng hoặc mẫu hỏi
Những nội dung đã học:
+ Khái niệm biểu mẫu
+ Cách tạo biểu mẫu mới
+ Các chế độ làm việc của biểu mẫu
Bài tập về nhà:
+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 – Sgk – Tr54
+ Xem trước nội dung bài tập và thực hành 4: Tạo biểu mẫu đơn giảnNhận xét của giáo viên hướng dẫn

File đính kèm:

  • docBai 612 Bieu mau.doc