Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 1
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- HS nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen.
- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1 - Ổn định lớp:
2 - Kiểm tra bài cũ:
3 - Bài mới:
4 – Củng cố:
- HS đọc kết luận SGK.
? Trình bày nội dung phương pháp phân tích cacd thế hệ lai của MenĐen?
? Tại sao MenĐen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
? Lấy các VD về tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm “Cặp tính trạng tương phản”?
5 - Dặn dò:
- Học bài theo nội dung SGK.
- Kẻ bảng 2 (SGK-8) vào vở bài tập.
- Đọc trước bài mới.
Tuần 1 Ngày soạn: Ngày dạy: di truyền và biến dị chương i: các thí nghiệm của menđen Tiết 1: menđen và di truyền học I - Mục tiêu bài học: - HS nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. - Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen. - Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học. Ii - đồ dùng dạy - học: 1 - ổn định lớp: 2 - Kiểm tra bài cũ: 3 - Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS làm bài tập mục ▼ SGK trang 5: Liên hệ bản thân mình có những đặc điểm giống và khác bố mẹ (theo bảng sau): Tính trạng Bản thân HS Bố Mẹ H. dạng tai H. dạng mắt H. dạng mũi H. dạng tóc Màu mắt Màu da - GV giải thích: + Đặc điểm giống bố, mẹ -> hiện tượng di truyền. + Đặc điểm khác bố, me: -> hiện tượng biến dị. ?Thế nào là di truyền và biến dị? - “Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản”. ? Trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học? - GV giới thiệu tiểu sử của MenĐen. - GV yêu cầu HS quan sát H1.2, nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lại. - GV yêu cầu HS nghiên cứu ă -> ? Nêu phương pháp nghiên cứu của MenĐen? - GV nhấn mạnh thêm tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của MenĐen và giải thích vì sao MenĐen chọn đậu HàLan làm đối tượng nghiên cứu. - GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ. - GV yêu cầu HS lấy VD minh hoạ cho từng thuật ngữ -> GV nhận xét, sửa chữa (nếu cần). - GV giới thiệu 1 số ký hiệu. VD: P: Bố x mẹ I- Di truyền học: - HS trình bày những đặc điểm của bản thân giống và khác bố, mẹ về chiều cao, màu mắt, hình dạng tai. - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con, cháu. - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố, mẹ và khác nhau vè nhiều chi tiết. - Di truyền học nghiên cứu CSVC, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. II – MenĐen – người đặt nền móng cho di truyền học: - 1 HS đọc tiểu sử (SGK-7) -> lớp theo dõi. - HS quan sát và phân tích H1.2 -> nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng. * - Phân tích các thế hệ lai: + Lai các cặp bố, mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng tương phản. + Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố, mẹ. + Dùng toán thống kê phân tích các số liệu thu được. -> Rút ra quy luật di truyền các tính trạng. III – Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học: 1 – Thuật ngữ: - Tính trạng. - Cặp tính trạng tương phản. - Nhân tố di truyền. - Giống (dòng) thuần chủng. 2 – Ký hiệu: P: Cặp bố, mẹ xuất phát. X: Ký hiệu phép lai. G: Giao tử ♂: Giao tử đực (cơ thể đực) ♀: Giao tử cái (cơ thể cái) F: Thế hệ con 4 – Củng cố: - HS đọc kết luận SGK. ? Trình bày nội dung phương pháp phân tích cacd thế hệ lai của MenĐen? ? Tại sao MenĐen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai? ? Lấy các VD về tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm “Cặp tính trạng tương phản”? 5 - Dặn dò: - Học bài theo nội dung SGK. - Kẻ bảng 2 (SGK-8) vào vở bài tập. - Đọc trước bài mới. ------------------------------------------------------------- Tuần 2 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3: lai một cặp tính trạng (tiếp theo) I - Mục tiêu: - HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. - Giải thích vì sao quy luật phân ly độc lập chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. - Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn. Ii - đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ lai phân tích (hoặc bảng phụ). - Tranh phóng to H3 (SGK). iii – hoạt động dạy – học: 1 - ổn định lớp: 2 - Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm theo MenĐen? ? Phát biểu nội dung của quy luật phân ly và làm bài tập số 4 (SGK-10). 3 - Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Nêu các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của MenĐen? (Hợp tử F2 có tỷ lệ: 1AA : 2Aa : 1aa) => GV phân tích khái niệm: Kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. - GV yêu cầu HS xác định kết quả các phép lai (theo nhóm): P: Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa P: Hoa đỏ x Hoa trắng Aa aa -> Hoa đỏ có 2 kiểu gen: AA và Aa. ? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? ->GV thông báo: Phép lai đó gọi là phép lai phân tích. - Yêu cầu HS làm bài tập điền từ (SGK-11). 1; Trội, 2; Kiểu gen, 3; Lặn, 4; Đồng hợp, 5; Dị hợp. - GV gọi 1 HS nhắc lại khái niệm lai phân tích. - ă: HS phân biệt được khái niệm lai phân tích với mục đích của lai phân tích là nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. -GV yêu cầu HS đọc ă -SGK, thảo luận: ? Nêu tương quan trội – lặn trong thí nghiệm? ? Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì? ? Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất? ? Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào? (Sử dụng phép lai phân tích) ? Nêu nội dung và phương pháp của phép lai? - GV yêu cầu HS quan sát H3 + nghiên cứu ă -SGK. ? Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của MenĐen? F1: Tính trạng trung gian. F2: 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn. -GV yêu cầu HS làm bài tập phần ▼ (SGK-12). 1: Tính trạng trung gian. 2: “1:2:1” ?Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn? I- Lai phân tích: 1 – Một số khái niệm: - Kiểu gen: Là tổ hợp toang bộ các gen trong tế bào của cơ thể. - Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. - Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau. -> Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội đem lai với cá thể mang tính trạng lặn. 2 – Lai phân tích: - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỷ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. II – ý nghĩa của tương quan trội lặn: - Trong thí nghiệm mối tương quan trội – lặn là phổ biến. - Tính trạng trội thường là tính trạng tốt -> cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào 1 kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế. - Trong chọn giống để tránh sự phân ly tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống. III – Trội không hoàn toàn: - Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình ở F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỷ lệ kiểu hình là: 1 : 2 : 1 4 – Củng cố: - Yêu cầu HS làm bài tập số 4 SGK-13: Gợi ý: ý 6. 5 - Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK). - Làm bài tập 3 vào vở bài tập. - Kẻ bảng 4 vào vở bài tập. ------------------------------------------------------------- Tuần 3 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 5: lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) I - Mục tiêu: - HS hiểu và giải thích được kết quả lai 2 cặp tính trạng theo quan niệm của MenĐen. - Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập đối với chọn giống và tiến hoá. Ii - đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ ghi nội dung bảng 5. - Tranh phóng to H5 (SGK). iii – hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Nhắc lại tỷ lệ phân ly từng cặp tính trạng ở F2 ? (Vàng/xanh ≈ 3/1, Trơn/nhăn ≈ 3/1) ? Từ kết quả trên cho ta kết luận gì? - GV yêu cầu HS nghiên cứu ă. ? Giải thích kết quả thí nghiệm theo quan niệm của MenĐen? - GV lưu ý HS: Cơ thể lai F1 khi hình thành giao tử do khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b như nhau -> tạo ra 4 loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau. ? Tại sao ở F2lại có 16 tổ hợp giao tử hay hợp tử? - GV hướng dẫn cách xác định kiểu hình và kiểu gen ở F2 => yêu cầu HS hoàn thành bảng 5. III- MenĐen giải thích kết quả TN: - MenĐen cho rằng mỗi cặp tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định. + Quy ước: Gen A quy định hạt vàng Gen a quy định hạt xanh Gen B quy định vỏo trơn Gen b quy định vỏ nhăn => Kiểu gen vàng, trơn thuần chủng: AABB. Kiểu gen xanh, nhăn :aabb. => SĐL: Hình 5 (SGK). - Do sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái –F2 có 16 tổ hợp giao tử. Kiểu hình F2 Tỷ lệ F2 Hạt vàng, trơn Hạt vàng, nhăn Hạt xanh, trơn Hạt xanh, nhăn Tỷ lệ của mỗi KG ở F2 1AABB 2AaBB 2AABb 4AaBb 1AAbb 2Aabb 1aaBB 2aaBb 1aabb Tỷ lệ của mỗi KH ở F2 9 (v-tr) 36 (v-nh) 3 (x-tr) 1 (x-nh) ? Phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập? (SGK-18)? - GV yêu cầu HS nghiên cứu ă. ? Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính,BD lại P2? ( F2 có sự tổ hợp các NTDT -> hình thành các kiểu gen khác P). ? Nêu ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập? IV – ý ngiã của quy luật PLĐL: - Quy luật PLĐL giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện BDTH, đó là sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp gen. - BDTH có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hoá và chọn giống. 4 – Củng cố: - HS đọc kết luận cuối bài. ? MenĐen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào? -> Nội dung quy luật PLĐL? 5 - Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi (SGK). - GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK. - Các nhóm làm trước thí nghiệm: + Gieo 1 đồng xu. + Gieo 2 đồng xu. Mỗi loại 25 lần, thống kê kếquả vào bảng 6.1 và 6.2. -------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- sinh hoc 9(4).doc