Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu :

a) Kiến thức : - HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái , sinh lí và tập tính của sinh vật

- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp

 b) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp , suy luận và hoạt động nhóm

II. Chuẩn bị : - Tranh hình 43.1 , 43.2 , 43.3 và tranh ảnh sưu tầm

 - Bảng 43.1 và 43.2

III. Tiến trình :

1) Ổn định :

2) Kiểm tra : ( 8 phút ) - Tìm đặc điểm khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng ? Cho ví dụ cụ thể ?

 - Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào ?

3) Bài dạy :

 * Mở bài : Chim cánh cụt sống ở Bắc Cực không thể sống được ở vùng khí hậu nhiệt đới cho em suy nghĩ gì ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12 tháng 02 năm 2009 
 Tuần 23– Tiết 45 
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Mục tiêu : 
a) Kiến thức : - HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái , sinh lí và tập tính của sinh vật 
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp 
 b) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp , suy luận và hoạt động nhóm 
II. Chuẩn bị : - Tranh hình 43.1 , 43.2 , 43.3 và tranh ảnh sưu tầm 
 - Bảng 43.1 và 43.2 
III. Tiến trình : 
Ổn định : 
Kiểm tra : ( 8 phút ) - Tìm đặc điểm khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng ? Cho ví dụ cụ thể ? 
 - Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào ? 
3) Bài dạy : 
 	 * Mở bài : Chim cánh cụt sống ở Bắc Cực không thể sống được ở vùng khí hậu nhiệt đới cho em suy nghĩ gì ? 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG I : Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống của sinh vật : ( 15 phút )
@ Vấn đề 1 : Aûnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái vá đặc điểm sinh lí của sinh vật : 
+ Sinh vật sống được ở nhiệt độ như thế nào ? 
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể sinh vật như thế nào ? 
- Nhận xét hoạt động của các nhóm 
@ Vấn đề 2 : Nhóm sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt : 
+ Phân biệt sinh vật hằng nhiệt với sinh vật biến nhiệt ? 
- Cho HS hoàn thành bảng 43.1 
+ Nhiệt độ đã ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào ? 
- Mở rộng : Nhiệt độ môi trường thay đổi à sinh vật phát sinh biến dị để thích nghi và hình thành tập tính 
* HOẠT ĐỘNG II : Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật : ( 12 phút )
- Cho HS hoàn thành bảng 43.2 
- Sữa bài , cho HS nhân xét 
+ Nơi sống ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật ? 
- Cho các nhóm trình bày , nhận xét 
+ Độ ẩm ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế nào ? 
+ Trong sản xuất người ta có những biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi ? 
- Nghiên cứu SGK tr. 126 , 
127 và các tranh ảnh sưu tầm , thảo luận nhóm : 
+ Phạm vi nhiệt độ mà sinh vật sống được là 0oC à
 50 O C
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới : quang hợp , hô hấp , thoát hơi nước 
+ Thực vật cóù tầng Cuticun dày , rụng lá  
+ Động vật có lông dày , dài , kích thước lớn 
- Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung 
- Nghiên cứu tr.127 SGK ( ví dụ 3 và bảng 43.1 ) , thảo luận nhóm và đại diện trình bày , các nhóm khác bổ sung 
- HS khái quát từ các nội dung trên à nêu kết luận 
- Thảo luận nhóm , tìm ví dụ , hoàn thành bảng 43.2 
+ Aûnh hưởng tới hình thái : phiến lá , mô giậu , da , vẩy  
+ Ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển 
+ Thoát hơi nước , giữ nước 
- Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung 
- Từ nội dung thảo luận à kết luận 
+ Cung cấp điều kiện sống 
+ Đảm bảo thời vụ 
I. Aûnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật : 
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái , hoạt động sinh lí của sinh vật 
- Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt 
II. Aûnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật 
- Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau 
- Hình thành các nhóm sinh vật : 
 + Thực vật : Nhóm ưa ẩm và nhóm chịu hạn 
 + Động vật: Nhóm ưa ẩm và nhóm ưa khô 
4) Củng cố : ( 7 phút ) 
- Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào ? Cho ví dụ minh họa ? 
 - Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào ? 
5) Hướng dẫn học ở nhà : - Học bài , trả lời câu hỏi SGK 
 ( 3 phút ) - Đọc mục “ Em có biết “ 
 - Sưu tầm tư liệu về rừng cây , nốt rễ đậu , địa y 
 - Tìm hiểu : 
+ Nhân tố sinh vật là gì ? 
+ Sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài có mối quan hệ như thế nào ? Điều đó có ý nghĩa gì ? 
Ngày soạn: 12 tháng 02 năm 2009 
 Tuần 23 – Tiết 46 
ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
I. Mục tiêu : 
a) Kiến thức : - Hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật 
 - Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài 
 - Thấy rõ được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật 
b) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình trả lời câu hỏi 
 - Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tế 
c) Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên , đặc biệt là động vật 
II. Chuẩn bị : - Tranh các hình SGK 
 - Tranh ảnh HS sưu tầm về rừng : tre , trúc , thông , bạch đàn 
 - Tranh ảnh quần thể ngựa , bò , cá , chim cánh cụt  
 - Tranh hải quì và tôm kí cư 
III. Tiến trình : 
Ổn định : 
Kiểm tra : ( 8 phút ) - Nhiệt độ đã ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào 
- Độ ẩm đã ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào ? Sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt , sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ? Tại sao ? 
Bài dạy : 
* Mở đầu : Cho HS quan sát 1 số tranh : Đàn bò , đàn trâu , khóm tre , rừng thông , hổ đang bắt mồi . 
 	+ Những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các sinh vật ? ( 2 phút )
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG I : Tìm hiểu quan hệ cùng loài : ( 15 phút )
- Cho HS chọn những tranh thể hiện mối quan hệ cùng loài 
+ Khi có gió bão thực vật sống cùng nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ ? 
+ Động vật sống thành bầy đàn có lợi gì ? 
- Nhận xét hoạt động nhóm và đánh giá kết quả 
- Cho HS làm BT sgk tr. 131 , chọn câu trả lời đúng và giải thích 
+ Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào ? 
+ Mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế nào ? 
- Mở rộng : Sinh vật cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau có lợi như : 
 + Ở thực vật : Còn chống được sự mất nước 
 + Ở động vật : chịu được nồng độ độc cao hơn sống lẻ , bảo vệ được các con non và yếu 
+ Trong chăn nuôi người ta đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì ? 
* HOẠT ĐỘNG II : Tìm hiểu quan hệ khác loài : ( 10 phút )
- Cho HS quan sát tranh ảnh : Hổ bắt mồi , hải quì và tôm kí cư , địa y , cây nắp ấm đang bắt mồi 
+ Phân tích và gọi tên mối quan hệ của các sinh vật trong tranh 
+ Cho thêm ví dụ về mối quan hệ giữa sinh vật khác loài mà em biết 
- Cho HS nghiên cứu bảng 44 và nôi dung kiến thức SGK tr. 132 
- Gọi các nhóm sữa bài và các nhóm khác tự nhận xét 
@ Mở rộng : 
- Một số sinh vật tiết ra chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của sinh vật xung quanh gọi là mối quan hệ ức chế – cảm nhiễm 
- Mục sinh vật ăn sinh vật khác ( SGV tr.152 ) 
+ Trong nông nghiệp và lâm nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? 
- Giảng giải : Việc dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại còn gọi là biện pháp sinh học và không gây ô nhiễm môi trường 
- Thảo luận nhóm , chọn đúng tranh , quan sát , thống nhất : 
+ Khi gió bão , cây sống thành nhóm ít bị đổ gãy hơn sống lẻ 
+ Động vật sống bầy đàn bảo vệ được nhau 
- Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung 
- Tiếp tục thảo luận nhóm , trình bày , các nhóm khác nhận xét 
- Yêu cầu : Câu thứ 3 
-+ Hai mối quan hệ : Hỗ trợ và cạnh tranh 
à Rút ra kết luận 
+ Nuôi vịt đàn , lợn đàn để tranh nhau ăn và sẽ nhanh lớn 
- Quan sát tranh , thảo luận nhóm , thống nhất : 
+ Động vật ăn thịt , con mồi 
+ Hỗ trợ nhau cùng sống 
- Kể thêm : kí sinh giữa giun và người , bọ chét ở trâu bò 
- HS trả lời đặc điểm của từng mối quan hệ 
+ Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật gây hại 
 VD : Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa . 
I. Quan hệ cùng loài : 
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau , liên hệ với nhau , hình thành lên nhóm cá thể 
- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ : 
+ Hỗ trợ : Sinh vật được bảo vệ tốt hơn , kiếm được nhiều thức ăn 
 + Cạnh tranh : Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn 
II. Quan hệ khác loài :
( Nội dung bảng 44 SGK tr. 132 ) 
4) Củng cố : ( 7 phút ) - Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào ? 
 - Trong thực tiễn sản xuất , cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vât , làm giảm năng suất vật nuôi , cây trồng ? 
5) Hướng dẫn học ở nhà : - Học bài , trả lời câu hỏi SGK 
 ( 3 phút ) - Sưu tầm tranh ảnh về các sinh vật sống ở các môi trường 
 - Đọc mục “ Em có biết “ 

File đính kèm:

  • docSinh 9 Tuan 23.doc
Giáo án liên quan