Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 27: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến

1. MỤC TIÊU :

 Học xong bài này , học sinh phải :

 a. Về kiến thức : + Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt

 được sự sai khác về hình thái của thân , lá , hoa , quả , hạt giữa thể

 lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh .

 + Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi

 ( hoặc trên tiêu bản hiển vi ) .

 + Nhận biết các dạng đột biến NST ( mất đoạn , lặp đoạn , chuyển

 đoạn ) trên tranh ảnh .

 b. Về kỹ năng : + Phát triển kỹ năng sử dụng kính hiển vi và kỹ năng hợp tác trong

 nhóm .

 + Rèn luyện kỹ năng quan sát và hoạt động theo nhóm .

2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :

 a. Chuẩn bị của GV : - Tranh , ảnh về các đột biến hình thái : thân , lá , hạt .

 - Tranh , ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta , về

 biến đổi số lượng NST ở hành tây , hành ta , dâu tằm , dưa hấu .

 - Tiêu bản về bộ NST thường và bộ NST bị mất đoạn hoặc chuyển đoạn ở

 hành tây hoặc hành ta và tiêu bản về bộ NST lưỡng bội ( 2n ) , tam bội

 ( 3n ) và tứ bội ( 4n ) ở dưa hấu .

 - Kính hiển vi quang học ( có độ phóng đại 100 - 400 lần ) .

 b. Chuẩn bị của HS : - Ôn lại các dạng đột biến .

 - Sưu tầm các tranh ảnh về các dạng đột biến .

 - Kẻ băng 26 trang 75 Sgk vào vở bài tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 27: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 - Thực hành - Nhận biết một vài dạng đột biến .
b & a
1. MỤC TIÊU :
 Học xong bài này , học sinh phải :
 a. Về kiến thức : + Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt
 được sự sai khác về hình thái của thân , lá , hoa , quả , hạt giữa thể
 lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh .
 + Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi 
 ( hoặc trên tiêu bản hiển vi ) .
 + Nhận biết các dạng đột biến NST ( mất đoạn , lặp đoạn , chuyển
 đoạn ) trên tranh ảnh . 
 b. Về kỹ năng : + Phát triển kỹ năng sử dụng kính hiển vi và kỹ năng hợp tác trong
 nhóm .
 + Rèn luyện kỹ năng quan sát và hoạt động theo nhóm .
2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
 a. Chuẩn bị của GV : - Tranh , ảnh về các đột biến hình thái : thân , lá , hạt ...
 - Tranh , ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta , về
 biến đổi số lượng NST ở hành tây , hành ta , dâu tằm , dưa hấu ...
 - Tiêu bản về bộ NST thường và bộ NST bị mất đoạn hoặc chuyển đoạn ở
 hành tây hoặc hành ta và tiêu bản về bộ NST lưỡng bội ( 2n ) , tam bội 
 ( 3n ) và tứ bội ( 4n ) ở dưa hấu .
 - Kính hiển vi quang học ( có độ phóng đại 100 - 400 lần ) .
 b. Chuẩn bị của HS : - Ôn lại các dạng đột biến .
 - Sưu tầm các tranh ảnh về các dạng đột biến .
 - Kẻ băng 26 trang 75 Sgk vào vở bài tập .
3. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
 :
 a. Kiểm tra bài cũ : 1. Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến ?
 2. Mức phản ứng là gì ? Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng ?
 b. Giảng bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc về thể đột biến :
- GV chia nhóm HS ( mỗi nhóm 10 HS ) và cho các nhóm quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc và các thể đột biến trên tranh phóng to treo trên bảng .
- GV lưu ý HS : Quan sát kĩ các hình để thấy rõ và phân biệt được dạng gốc với các thể đột biến .
- GV yêu cầu các nhóm phải nêu được các dạng đột biến ở thực vật và động vật .
* Hoạt động 2 : Quan sát bộ NST bình thường và bộ NST có biến đổi cấu trúc :
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to , đồng thời quan sát tiêu bản hiển vi về đột biến cấu trúc NST ở hành tây ( hoặc hành ta ) để xác định được các dạng đột biến NST .
- GV gợi ý : Cần quan sát kĩ các hình để nhận ra được các dạng đột biến NST : mất đoạn, lặp đoạn , đảo đoạn .
- GV theo dõi , nhận xét , bổ sung và nêu kết luận .
* Hoạt động 3 : Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST :
- GV gợi ý :
+ Quan sát để thấy được sự sai khác giữa bộ NST và hình thái của người bình thường ( 2n ) với người dị bội như bệnh Đao , Tơcnơ .
+ Quan sát để rút ra sự sai khác giữa thể lưỡng bội với thể đa bội ở lá tằm , quả dưa hấu .
- HS quan sát tranh , thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả quan sát của nhóm .
- Đại diện một vài nhóm ( do GV chỉ định ) trình bày kết quả quan sát của nhóm mình .
- Các nhóm khác bổ sung , góp ý kiến .
- HS quan sát tranh và tiêu bản , thảo luận nhóm để xác định các dạng đột biến NST .
- Đại diện các nhóm HS trình bày ý kiến của nhóm . Các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra những kết luận chung .
- HS quan sát tranh phóng to hình về biến đổi số lượng NST ở người , đồng thời quan sát tiêu bản trên kính hiển vi về bộ NST 2n , 3n , 4n ở dưa hấu .
- Thảo luận theo nhóm, để nhận biết được thể di bội và thể đa bội ở sinh vật .
- Đại diện một vài nhóm HS phát biểu ý kiến và dưới sự hướng dẫn của GV , cả lớp nêu lên được nhận xét đúng .
1 . Nhận biết các đột biến gen gây ra những biến đổi về hình thái :
- ở thực vật , dạng đột biến là dạng bạch tạng , cây thấp , bông dài , lúa có lá đồng nằm ngang , hạt dài , hạt có râu .
- ở động vật : chuột đột biến bạch tạng , gà đột biến chân ngắn , ở người đột biến bạch tạng .
2 . Nhận biết đột biến cấu trúc NST :
Đột biến cấu trúc NST bao gồm :
- Mất đoạn là một đoạn NST bị đứt ra làm giảm số lượng gen trên NST .
- Lặp đoạn là một đoạn NST nào đó được lặp lại một hay nhiều lần .
- Đảo đoạn là một đoạn NST bị đứt rồi quay ngược lại 1800 và gắn vào chỗ bị đứt .
3 . Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST :
- Người dị bội ( 3n ) có 3 NST 21 bị bệnh Đao , bệnh Tơcnơ ( OX ) .
- Thực vật đa bội như lá tằm , quả dưa hấu ... có các đáu hiệu thể hiện trên hình vẽ và tiêu bản . 
C. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP :
 Tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 26 trang 75 Sgk .
D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ :
 Chuẩn bị cho bài sau :
 - Ươm mầm khoai lang ở ngoài sáng và trong tối .
 - Mang theo cây mạ trồng trong bóng tối và ngoài sáng .
 - Tìm một số tranh ảnh về thường biến .

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_tiet_27_thuc_hanh_nhan_biet_mot_v.doc