Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Chương trình giảng dạy cả năm học

I. MỤC TIÊU :

 HS có khả năng trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.

 Phân biệt được kiểu gen với kiểu hình, thể đồng hợp với thể dị hợp.

 Phát biểu được nội dung định luật phân li.

 Giải thích được kết quả thí nghiệm của Menđen.

 Rèn luyện kĩ năng quan sát và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.

II. CHUẨN BỊ :

GV : Tranh : Hình 2.1 – 3 sgk

HS : Đọc trước bài 2

 Kẻ bảng 2 trang 8 vào vở

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

1. Ổn định lớp

2. Bài mới :

 Giới thiệu bài mới: GV cho hs trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

 Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào ?

- Chính ở F1 xuất hiện tính trạng của bố hoặc của mẹ (tính trội) và còn tính trạng không xuất hiện ở F1lại xuất hiện ở F2 đã tạo cho Menđen không tin vào quan niệm đương thờivề sự di truyền các tính trạng và đưa ra thuyết di truyền gián đoạn. Quan niệm di truyền đương thời Menđen phổ biến là sự di truyền hoà hợp , theo quan niệm này các tính trạng của bố và mẹ trộn lẫn nhau tạo nên các tính trạng trung gian ở con , như lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng tạo ra con lai có hoa màu hồng ( khác với tính trạng trội hoàn toàn ) . Theo Menđen , sự di truyền các tính trạng có tính gián đoạn được chi phối bởi các nhân tố di truyền mà sau này được gọi là các gen. Phát minh này đặt nền móng cho di truyền học đồng thời cũng thể hiện sự thiên tài của Menđen đi trước thời đại gần 100 năm

- Menđen hiểu rằng các kết quả thí nghiệm chỉ giải thích được nếu thừa nhận rằng các điểm sai khác về di truyền giữa các dạng bố mẹ đem lai phụ thuộc vào các nhân tố di truyền riêng lẽ và ổn định (các gen) được truyền lại qua các thế hệ nhờ các tế bào sinh dục . Theo Menđen, các tế bào sinh dục hay giao tử là thuần khiết. Nghĩa là mỗi giao tử chỉ chứa một gen trong cặp

Ví dụ : con lai F1 có KG : Aa sẽ cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ như nhau, trong đó mỗi loại chỉ chứa A hoặc a

 Sự hình thành các loại giao tử ở cơ thể lai F1 , sự phân phối các gen trội và lặn với tầng số như nhau ở các giao tử đực và các giao tử cái là điều chủ yếu nhất trong phát minh của Menđen. Vì vậy , bản chất của qui luật phân li chính là sự phân li của cặp nhân tố di truyền (cặp gen) trong quá trình hình thành giao tử ở cơ thể lai F1 Aa với xác suất như nhau, nghĩa là tỉ lệ 1A:1a. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và giao tử cáivới tỉ lệ như trên đã tại ra F2 có tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa

 Quan điểm về giao tử thuần khiết của Menđen hoàn toàn đúng đắn về cơ sở tế bào học . Trong tế bào lưỡng bội NST tồn tại thành từng cặp , do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen, nghĩa là mỗi NST mang 1 alen . Tế bào của cơ thể lai F1 mang cặp NST tương đồng chứa cặp Aa, sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân đã đưa đến sự phân li cũa cặp gen tương ứng , do đó 2 loại giao tử mang A và a được tạo ra với tỉ lệ 1:1

- Sự biểu hiện thành kiểu hình của thể dị hợp Aa tuỳ thuộc kiểu tác động của các gen tưpơng ứng . Trường hợp Aa có kiểu hình trội hoàn toàn là do gen A át a hoàn toàn.

GV yêu cầu HS làm bài tập mục (tr 9)

+ Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 vàtỉ lệ các loại hợp tử ở F2 .

( GF1 : 1A : 1a

 Hợp tử F2 : có tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa)

+ Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

( Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA )

HS quan sát hình 2.3

 

 

doc154 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Chương trình giảng dạy cả năm học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không
II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng .
Trẻ đồng sinh là trẻ sinh ra cùng một lần sinh
Có 2 trường hợp :
+ Đồng sinh cùng trứng : có cùng kiểu gen Ị cùng giới tính.
+ Đồng sinh khác trứng : khác kiểu gen Ị khác giới hoặc cùng giới.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh :
Giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng
IV. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ:
GV đưa ra các cặp trẻ đồng sinh yêu cầu hS xác định đồng sinh cùng trứng, đồng sinh khác trứng
Trắc nghiệm
V. DẶN DÒ:
Học bài, trả lời câu hỏi sgk
Tìm hiểu một số bệnh, tật di truyền
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 30 : BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
HS nhân biết được bệnh đao và bệnh Tơnơ qua các đặc điểm hình thái .
Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình
Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
GV : 
 Tranh : Hình 29., 29.2 SGK. Tranh phóng to về các tật di truyền.
 Phiếu học tập : Tìm hiểu bệnh di truyền
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
Ổn định lớp 
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Một vài bệnh di truyền ở người 
GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, quan sát hình 29.1, 29.2 hoàn thành phiếu học tập
HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
Đại diện nhóm lên bảng
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV chốt lại kiến thức
Tên bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
Bệnh Đao
Có 3 NST số 21
Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngon tay ngắn
Bệnh Tơcnơ
Cặp NST số 23 chỉ có 1 NST
Lùn, cổ ngắn, chỉ là nữ
Tuyến vú không phát triển, không có con, thường mất trí
Bệnh bạch tạng
Đột biến gen lặn
Da và tóc màu trắng
Mắt màu hồng
Bệnh câm điếc bẩm sinh
Đột biến gen lặn
Câm, điếc bẩm sinh
Hoạt động 2 : Một số tật di truyền ở người
Gv yêu cầu HS quan sát hình 29.3
Trình bày các đặc điểm của một số dị tật ở ngừoi 
HS quan sát hình và nêu được các đặc điểm di truyền của :
+ Tật khe hở môi, hàm.
+ Tật bàn tay , bàn chân mất một số ngón.
+ Tật bàn chân nhiều ngón
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Gvchốt lại kiến thức 
Hoạt động 3 : Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền.
GV yêu cầu HS thảo luận 
+ Các bệnh và tật di truyền phát sinh do những nguyên nhân nào ?
+ Ta có thể hạn chế sự phát sinh các bệnh và tật di truyền bằng những biện pháp nào ?
HS tự rút ra các biện pháp 
I. Một vài bệnh di truyền ở người
HS kẻ bảng vào vở
II. Một số tật di truyền ở người
Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người :
+ Tật khe hở môi, hàm.
+ Tật bàn tay , bàn chân mất một số ngón.
+ Tật bàn chân nhiều ngón
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền.
Nguyên nhân :
Do các tác nhân Lí , hoá trong tự nhiên
Do ô nhiễm môi trường.
Do rối loạn trao đổi chất nội bào 
Biện phap hạn chế :
Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
Sử dụng hợp li các thuốc bảo vệ thực vật.
Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân.
Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh , bệnh di truyền
IV. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ:
Có thể nhận biết bệnh Đao qua các đặc điểm hình thái như thế nào ?
Nêu nguyên nhâ phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó ?
V. DẶN DÒ:
Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
Đọc em có biết và bài 30
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 31 : DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
HS hiểu được di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này 
Giải thích được cơ sở di truyền học của “ hôn nhân một vợ một chồng “ và những nguời có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau.
Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 và hậu quả di truyền của ô nhiễm môi trường đối với con người.
Rèn tư duy phân tích tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ :
GV : 
 Dụng cụ : Bảng số liệu 30.1 và 30.2
HS : 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
Ổn định lớp 
Bài mới :
 Giới thiệu bài mới: Những hiểu biết về di truyền học người giúp con người bảo vệ mình và bảo vệ tương lai di truyền loài người thông qua những lĩnh vực :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Di truyền y học tư vấn
GV yêu cầu HS đọc thông tin phần I
Tiến hành thảo luận nhóm theo nội dung :
+ Nghiên cứu các trường hợp sau :
Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc bệnh câm điếc bẩm sinh.
Trả lới các câu hỏi sau :
Em hãy thông tin cho đôi trai gái này biết đây là loại bệnh gì ? ( đây là bệnh di truyền )
Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định ? Tại sao ? (bệnh do gen lặn quy định vì có người trong gia đình đã mắc bệnh.)
Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ nên tiếp tục sinh con nữa không ? ( không nên sinh con vì ở họ có gen gây bệnh)
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận , các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV hoàn chỉnh đáp án
? Di truyền học tư vấn là gì ? gồm những nội dung nào ?
Hoạt động 2 : Di truyền học vơi hôn nhân và kế họach hoá gia đình
1) Di truyền học với hôn nhân
HS đọc thông tin và thảo luận nhóm theo nội dung :
+ Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nồi giống ? ( Làm đột biến lặn có hại biểu hiện Ị dị tật bẩm sinh tăng )
+ Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi được phép kết hôn ? ( từ đời thứ 5 có sự sai khác về mặt di truyền nhiều hơn, các gen lặn có hại khó gặp nhau hơn )
Đại diện nhóm phat biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV chốt đáp án
GV yêu cầu hS phân tích bảng 30.1 sgk, tiếp tục thảo luận vấn đề 2
+ Giải thích hôn nhân 1 vợ, 1 chồng bằng cơ sở khao học ? ( tỉ lệ nam/nữ : 1:1 ở độ tuổi từ 18 đến 35 từ đó hiểu được điều luật là có cơ sở khoa học )
+ Vì sao nên cấm chuẩn đoán giới tính thai nhi ? ( hạn chế việc mất cân đối tỉ lệ nam/ nữ )
Gv tổng kết lại kiến thức 
2. Di truyền học với kế hoạch hoá gia đình.
GV hướng dẫ HS nghiên cứu bảng 30.2, trả lời câu hỏi
+ Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 ? ( con dễ mắc bệnh đao )
+ Phụ nữ nên sinh co ở lứa tuổi nào để đảm bảo học tập và công tác ? ( 25 Ị 34 là hợp lí )
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung
GV chốt lại đáp án
Hoạt động 3 : Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và mục em có biết tr 85
? Nêu tac hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền ? Ví dụ ? ( Các tác nhân lí hoá gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất phóng xạ, chất độc hoá học rải trong chiến tranh , thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức Ị gây đột biến gen, đột biến NST )
GV tổng kết
I. Di truyền y học tư vấn
Di truyền tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại về mặt di truyền kết hợp nghiên cứu phả hệ
Nội dung :
+ Chuẩn đoán
+ Cung cấp thông tin
+ Cho lời khuyên liên quan đến bệnh, tật di truyền.
II. Di truyền học vơi hôn nhân và kế họach hoá gia đình
Di truyền học với hôn nhân
Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các quy định :
+ Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng
+ Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn.
Di truyền học với kế hoạch hoá gia đình.
Phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ 25 đến 34 là hợp lí
Từ độ tuổi lớn hơn 35 tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh đao tăng rõ.
III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường
Các tác nhân vật lí, hoá học gây ô nhiễm môi trường làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền.
IV. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ:
Di truyền y học tư vấn có chức năng gì ?
Tại sao cần phải đấu tranh phòng chống ô nhiễm môi trường ?
V. DẶN DÒ:
Học bài, trả lời câu hỏi sgk
Tìm hiểu thông tin về công nghệ tế bào 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
CHƯƠNG VI : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Tiết 32 : CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU :
HS hiểu được khái niệm công nghệ tế bào 
HS nắm được những công đoạn chính của công nghệ tế bào, vai trò của từng công đoạn.
HS thấy được những ưu điểm của việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
Kĩ năng khái quát hoá, vận dụng thực tế .
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn
Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên trân trọng thành tựu khoa học đặc biệt của Việt Nam
II. CHUẨN BỊ :
GV : 
 Tranh : Hình 31 sgk
 Tư liệu về nhân giống vô tính trong và ngoài nước 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
Ổn địn

File đính kèm:

  • docGiao an Sinh 9(6).doc
Giáo án liên quan