Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Năm học 2010-2011
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được:
- Kể được một số dạng đột biến cấu trúc NST.
- Nêu được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
II.PHÂN TÍCH CỤ THỂ CHUẨN KT-KN:
Mức 1 :9a1,3,4,2
Mức 2: 9a2
III. PHƯƠNG TIỆN Đ D D H:
1.phương tiện :
* GV: Tranh phóng to hình 22 SGK; bảng phụ.
* HS: Nghiên cứu bài
2.phương pháp :đàm thoại ,thảo luận phaan tích.
VI.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đột biến gen là gì? VD? Nguyên nhân gây nên đột biến gen?
3. Bài mới
* Mở bài (1’): Thế nào là đột biến cấu trúc NST. Nguyên nhân phát sinh và tính chất như thế nào→ Bài mới.
Tuần 12 NS:7/11/2010 Tiết 23 ND: 15/11/2010 Bài 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Biết được: - Kể được một số dạng đột biến cấu trúc NST. - Nêu được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST. 2. Kĩ năng - Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá, tổng hợp hoá thông tin kiến thức; phát triển các kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hăng hái và hứng thú thực sự, có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn.. II.PHÂN TÍCH CỤ THỂ CHUẨN KT-KN: Mức 1 :9a1,3,4,2 Mức 2: 9a2 III. PHƯƠNG TIỆN Đ D D H: 1.phương tiện : * GV: Tranh phóng to hình 22 SGK; bảng phụ. * HS: Nghiên cứu bài 2.phương pháp :đàm thoại ,thảo luận phaan tích... VI.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Đột biến gen là gì? VD? Nguyên nhân gây nên đột biến gen? 3. Bài mới * Mở bài (1’): Thế nào là đột biến cấu trúc NST. Nguyên nhân phát sinh và tính chất như thế nào→ Bài mới. Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc NST là gì? (15’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV yêu cầu HS quan sát H 22 và hoàn thành phiếu học tập. - GV lưu ý HS; đoạn có mũi tên ngắn, màu thẫm dùng để chỉ rõ đoạn sẽ bị biến đổi. Mũi tên dài chỉ quá trình biến đổi. - GV treo bảng phụ (phiếu học tập) lên bảng, gọi 1 HS lên bảng điền. *GV chốt lại đáp án. - HS quan sát kĩ hình, lưu ý các đoạn có mũi tên ngắn. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập. - 1 HS lên bảng điền, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST STT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng ĐB a Gồm các đoạn ABCDEFGH Mất đoạn H Mất đoạn b Gồm các đoạn ABCDEFGH Lặp lại đoạn BC Lặp đoạn c Gồm các đoạn ABCDEFGH Trình tự đoạn BCD đảo lại thành DCB Đảo đoạn ? Đột biến cấu trúc NST là gì? gồm những dạng nào? * GV thông báo: ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến chuyển đoạn. - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc NST - HS nghe và tiếp thu kiến thức. * Tiểu kết Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc NST. Gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Hoạt động 2 Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST (18’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST?(mức 2) - Tìm hiểu VD 1, 2 trong SGK và cho biết có dạng đột biến nào? có lợi hay có hại? - Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST? * GV bổ sung: một số dạng đột biến có lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài), với tiến hoá chúng tham gia cách li giữa các loài, trong chọn giống người ta làm mất đoạn để loại bỏ gen xấu ra khỏi NST và chuyển gen mong muốn của loài này sang loài khác. - HS tự nghiên cứu thông tin SGk và nêu được các nguyên nhân vật lí, hoá học làm phá vỡ cấu trúc NST. - HS nghiên cứu VD và trả lời VD1: mất đoạn, có hại cho con người VD2: lặp đoạn, có lợi cho sinh vật. - HS tự rút ra kết luận. - Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức. * Tiểu kết - Nguyên nhân đột biến cấu trúc NST: + Do tác nhân lí học, hoá học của ngoại cảnh xuất hiện, trong điều kiện TN hay do con người; +Do rối loạn trong trao đổi chất nội bào làm phá vỡ cấu trúc NST, gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. - Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật, tuy nhiên một số đột biến có lợi hoặc trung tính, có ý nghĩa (là nguồn nguyên liệu) trong chọn giống và tiến hoá. 4. Củng cố- đánh giá(5’) - GV treo tranh câm các dạng đột biến cấu trúc NST và gọi HS gọi tên và mô tả từng dạng đột biến. 5. Dặn dò (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK và đọc trước bài 23.
File đính kèm:
- sinh 9 tiet 22.doc