Luật bóng chuyền chính thức

ĐẶC ĐIỂM MÔN BÓNG CHUYỀN

Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu giữa hai đội chơi trên một sân có lưới phân cách ở giữa. Có nhiều hình thức chơi cho từng trường hợp cụ thể phù hợp với tất cả mọi người.

Mục đích cuộc chơi là đánh bóng qua trên lưới sao cho bóng chạm sân đối phương và ngăn không cho đối phương làm tương tự như vậy với mình. Mỗi đội được chạm bóng 3 lần để đưa bóng sang sân đối phương (không kể lần chắn bóng).

Bóng vào cuộc bằng phát bóng do vận động viên phát bóng qua lưới sang sân đối phương. Một pha bóng chỉ kết thúc khi bóng chạm sân đấu, ra ngoài hoặc một đội bị phạm lỗi.

Trong bóng chuyền, đội thắng mỗi pha bóng được một điểm (tính điểm trực tiếp). Khi đội đỡ phát bóng thắng một pha bóng, đội đó ghi được một điểm đồng thời giành được quyền phát bóng và các vận động viên đội đó thực hiện di chuyển xoay vòng theo chiều kim đồng hộ một vị trí.

 

doc24 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luật bóng chuyền chính thức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n muốn giữ vận động viên không ghi trong phiếu báo vị trí ở lại trên sân, thì huấn luyện viên có thể xin thay thông thường và ghi vào biên bản thi đấu (Điều 15.2.2). 7.4. Vị trí: (Hình 4) ở thời điểm vận động viên phát bóng đánh bóng đi thì trừ vận động viên này, các cầu thủ của mỗi đội phải đứng đúng vị trí trên sân mình theo đúng trật tự xoay vòng (Điều 7.6.1; 8.1; 12.4). 7.4.1. Vị trí của các vận động viên được xác định đánh số như sau: 7.4.1.1. Ba vận động viên đứng dọc theo lưới là những vận động viên hàng trước: vị trí số 4 (trước bên trái), số 3 (trước giữa) và số 2 (trước bên phải). 7.4.1.2. Ba vận động viên còn lại là các vận động viên hàng sau: Vị trí số 5 (sau trái), số 6 (ở sau giữa) và 1 (sau bên phải). 7.4.2. Quan hệ vị trí giữa các vận động viên: Hình 47.4.2.1. Mỗi vận động viên hàng sau phải đứng xa lưới hơn người hàng trước tương ứng của mình. 7.4.2.2. Các vận động viên hàng trước và hàng sau phải đứng theo trật tự như Điều 7.4.1. 7.4.3. Xác định và kiểm tra vị trí các vận động viên bằng vị trí bàn chân chạm đất như sau (Hình 4) 7.4.3.1. Mỗi vận động viên hàng trước phải có ít nhất một phần bàn chân gần đường giữa sân hơn chân của cầu thủ hàng sau tương ứng (Điều 1.3.3). 7.4.3.2. Mỗi vận động viên ở bên phải (bên trái) phải có ít nhất một phần bàn chân gần đường dọc bên phải (trái) hơn chân của vận động viên đứng giữa cùng hàng của mình (Điều 1.3.2). 7.4.4. Khi bóng đã phát đi, các vận động viên có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân của mình và khu tự do (Điều 11.2.2). 7.5 Lỗi sai vị trí: (Hình 4), (Hiệu tay 11.13) 7.5.1. Một đội phạm lỗi sai vị trí: khi vào thời điểm người phát bóng đánh chạm bóng có bất kỳ vận động viên nào đứng không đúng vị trí (Điều 7.3 và 7.4). 7.5.2. Nếu lỗi sai vị trí xảy ra lúc vận động viên phát bóng phạm lỗi phát bóng đúng lúc đánh phát bóng đi (Điều 12.4 và 12.7.1), thì phạt lỗi phát bóng trước lỗi sai vị trí. 7.5.3. Nếu vận động viên phát bóng phạm lỗi sau khi phát bóng (Điều 12.7.2) và có lỗi sai vị trí trước thì bắt lỗi sai vị trí trước. 7.5.4. Phạt lỗi sai vị trí như sau: 7.5.4.1. Đội phạm lỗi bị xử thua pha bóng đó (Điều 6.1.3); 7.5.4.2. Các vận động viên phải đứng lại đúng vị trí của mình (Điều 7.3; 7.4) 7.6. Xoay vòng: 7.6.1. Thứ tự xoay vòng theo đội hình đăng ký đầu mỗi hiệp, và theo đó để kiểm tra trật tự phát bóng và vị trí các vận động viên trong suốt hiệp đấu (Điều 7.3.1; 7.4.1; 12.2). 7.6.2. Khi đội đỡ phát bóng giành được quyền phát bóng, các vận động viên của đội phải xoay một vị trí theo chiều kim đồng hồ: vận động viên ở vị trí số 2 chuyển xuống vị trí số 1 để phát bóng, vận động viên ở vị trí số 1 chuyển sang vị trí số 6 ... (Điều 12.2.2.2). 7.7. Lỗi thứ tự xoay vòng: (Hiệu tay 11.13) 7.7.1. Khi phát bóng phạm lỗi xoay vòng không đúng thứ tự xoay vòng (Điều 7.6.1; 12). Phạt như sau: 7.7.1.1. Đội bị phạt thua pha bóng đó (Điều 6.1.3). 7.7.1.2. Các vận động viên phải trở lại đúng vị trí của mình (Điều 7.6.1). 7.7.2. Thư lý phải xác định được thời điểm phạm lỗi, hủy bỏ tất cả các điểm thắng của đội phạm lỗi từ thời điểm phạm lỗi. Điểm của đội kia vẫn giữ nguyên (Điều 25.2.2.2). Nếu không xác định được thời điểm phạm lỗi sai thứ tự phát bóng thì không xóa điểm của đội phạm lỗi chỉ phạt thua pha bóng (Điều 6.1.3). CHƯƠNG IV HOẠT ĐỘNG THI ĐẤUĐIỀU 8: TRẠNG THÁI THI ĐẤU 8.1. Bóng trong cuộc: Bóng trong cuộc tính từ lúc trọng tài thứ nhất thổi còi cho phép phát bóng, người phát đánh chạm bóng đi (Điều 12.3). 8.2. Bóng ngoài cuộc (bóng chết): Bóng ngoài cuộc tính từ thời điểm một trong hai trọng tài thổi còi bắt lỗi. Không tính phạm lỗi tiếp sau tiếng còi đã bắt lỗi của trọng tài. 8.3. Bóng trong sân: Bóng trong sân là khi bóng chạm sân đấu kể cả các đường biên (Điều 1.1; Điều 1.3.2). (Hiệu tay 11.14; 12.1). 8.4. Bóng ngoài sân: Bóng ngoài sân khi: 8.4.1. Phần bóng chạm sân hoàn toàn ngoài các đường biên (Điều 1.3.2). (Hiệu tay 12.2). 8.4.2. Bóng chạm vật ngoài sân, chạm trần nhà hay người ngoài đội hình thi đấu trên sân (Hiệu tay 12.4). 8.4.3. Bóng chạm ăngten, chạm dây buộc lưới, cột lưới hay phần lưới ngoài băng giới hạn (Điều 2.3, Hình 5, Hiệu tay 12.4). 8.4.4. Khi bóng bay qua mặt phẳng đứng dọc lưới mà 1 phần hay toàn bộ quả bóng lại ngoài không gian bóng qua của lưới, trừ trường hợp Điều 10.1.2. (Hình 5). (Hiệu tay 12.4). 8.4.5. Toàn bộ quả bóng bay qua khoảng không dưới lưới (Hình 5). (Điều 23.3.2.3) (Hiệu tay 11.22). ĐIỀU 9: ĐỘNG TÁC CHƠI BÓNG Mỗi đội phải thi đấu trong khu sân đấu và phần không gian của mình (trừ Điều 10.1.2). Tuy nhiên có thể cứu bóng từ ngoài khu tự do. 9.1. Số lần chạm bóng của một đội: Một đội có quyền chạm bóng tối đa 3 lần (không kể chắn bóng. Điều 14.4.1) để đưa bóng sang sân đối phương. Nếu thực hiện quá 3 lần chạm bóng, đội đó phạm lỗi: đánh bóng 4 lần. Hình 59.1.1. Chạm bóng liên tiếp: Một vận động viên không được chạm bóng hai lần liên tiếp (trừ Điều 9.2.3; 14.2 và 14.4.2). 9.1.2. Cùng chạm bóng: Hai hoặc ba vận động viên có thể chạm bóng trong cùng một thời điểm. 9.1.2.1. Khi hai (hoặc ba) vận động viên cùng đội cùng chạm bóng thì tính hai (hoặc ba) lần chạm bóng (trừ chắn bóng). Nếu hai (hoặc ba) vận động viên cùng đến gần bóng nhưng chỉ có một người chạm bóng thì tính một lần chạm. Các vận động viên va vào nhau không coi là phạm lỗi. 9.1.2.2. Nếu vận động viên của hai đội cùng chạm bóng trên lưới và bóng còn trong cuộc thì đội đỡ bóng được chạm tiếp 3 lần nữa. Nếu bóng ra ngoài sân bên nào, thì đội bên kia phạm lỗi. 9.1.2.3. Nếu vận động viên của hai đội cùng chạm giữ bóng trên lưới (Điều 9.2.2) thì tính 2 bên cùng phạm lỗi (Điều 6.1.2.2) và đánh lại pha bóng đó. 9.1.3. Hỗ trợ đánh bóng: Trong khu thi đấu, vận động viên không được phép lợi dụng sự hỗ trợ của đồng đội hoặc bất cứ vật gì để giúp chạm tới bóng (Điều 1). Tuy nhiên, khi một vận động viên sắp phạm lỗi (chạm lưới hoặc qua vạch giữa sân...) thì đồng đội có thể giữ lại hoặc kéo trở về sân mình. 9.2. Tính chất chạm bóng: 9.2.1. Bóng có thể chạm mọi phần của thân thể. 9.2.2. Bóng phải được đánh đi không dính, không ném vứt, không được giữ lại. Bóng có thể nảy ra theo bất cứ hướng nào. 9.2.3. Bóng có thể chạm nhiều phần thân thể nhưng phải liền cùng một lúc. Trường hợp ngoại lệ: 9.2.3.1. Khi chắn bóng, một hay nhiều cầu thủ chắn bóng có thể chạm bóng liên tục miễn là những lần chạm đó phải xảy ra trong cùng một hành động (Điều 14.1.1; 14.2). 9.2.3.2. Ở lần chạm bóng đầu tiên của một đội, bóng có thể chạm liên tiếp nhiều phần khác nhau của thân thể miễn là những lần chạm đó phải xảy ra trong cùng một hành động (Điều 9.1; 14.4.1). 9.3. Lỗi đánh bóng: 9.3.1. Bốn lần chạm bóng: Một đội chạm bóng 4 lần trước khi đưa bóng qua lưới (Điều 9.1) (Hiệu tay 11.18). 9.3.2. Hỗ trợ đánh bóng: Một vận động viên trong khu sân đấu lợi dụng đồng đội hoặc bất kỳ vật gì để chạm tới bóng (Điều 9.1.3). 9.3.3. Giữ bóng (dính bóng): Vận động viên đánh bóng không dứt khoát, bóng bị giữ lại hoặc ném vứt đi (Điều 9.2.2.) (Hiệu tay 11.16). 9.3.4. Chạm bóng hai lần: Một vận động viên đánh bóng hai lần liền hoặc bóng chạm lần lượt nhiều phần khác nhau của cơ thể (Điều 9.2.3; Hiệu tay 11.17) ĐIỀU 10: BÓNG Ở LƯỚI 10.1. Bóng qua lưới: 10.1.1. Bóng đánh sang sân đối phương phải đi qua khoảng không bóng qua trên lưới (Hình 5; Điều 10.2). Khoảng không bóng qua trên lưới là phần của mặt phẳng thẳng đứng của lưới được giới hạn bởi: 10.1.1.1. Mép trên của lưới (Điều 2.2). 10.1.1.2. Phần trong hai cột ăng ten và phần kéo dài tưởng tượng của chúng (Điều 2.4). 10.1.1.3. Thấp hơn trần nhà. 10.1.2. Quả bóng đã bay qua mặt phẳng của lưới tới khu tự do của sân đối phương (Điều 9.1) mà hoàn toàn hoặc một phần bóng bay qua ngoài không gian bên ngoài lưới thì có thể đánh trở lại với điều kiện: 10.1.2.1. Vận động viên của một bên sân cứu bóng không chạm sân đối phương. (Điều 11.2.2). 10.1.2.2. Quả bóng khi đánh trở lại phải cắt mặt phẳng của lưới lần nữa ở phần không gian bên ngoài ở cùng một bên sân. Đội đối phương không được ngăn cản hành động này. 10.2. Bóng chạm lưới: Khi qua lưới (Điều 10.1.1) bóng có thể chạm lưới. 10.3. Bóng ở lưới: 10.3.1. Bóng đánh vào lưới bật ra có thể đỡ tiếp nếu đội đó chưa quá 3 lần chạm bóng (Điều 9.1). 10.3.2. Nếu bóng làm rách mắt hoặc giật lưới chùng xuống thì xóa bỏ pha bóng đó và đánh lại. ĐIỀU 11: CẦU THỦ Ở GẦN LƯỚI 11.1. Qua trên lưới: 11.1.1. Khi chắn bóng, vận động viên có thể chạm bóng bên sân đối phương, nhưng không được cản trở đối phương trước hoặc trong khi họ đập bóng (Điều 14.1; 14.3). 11.1.2. Sau khi cầu thủ đập bóng, bàn tay được phép qua trên lưới nhưng phải chạm bóng ở không gian bên sân mình. 11.2. Qua dưới lưới: 11.2.1. Được phép qua không gian dưới lưới sang sân đối phương, nhưng không được cản trở phương thi đấu. 11.2.2. Xâm nhập sân đối phương qua vạch giữa (Điều 1.3.3; Hiệu tay 11.22). 11.2.2.1. Được phép cùng lúc một hay hai bàn chân (hoặc một hay hai bàn tay) chạm sân đối phương, nhưng ít nhất còn một phần của một hay hai bàn chân (hoặc một hay hai bàn tay) vẫn chạm hoặc vẫn ở trên đường giữa sân (Điều 1.3.3). 11.2.2.2. Cấm bất kỳ bộ phận khác của thân thể chạm sân đối phương (Điều 11.2.1) (Hiệu tay 11.22). 11.2.3. Vận động viên có thể sang sân đối phương sau khi bóng ngoài cuộc (Điều 8.2). 11.2.4. Vận động viên có thể xâm nhập vùng tự do bên sân đối phương nhưng không được cản trở đối phương chơi bóng. 11.3. Chạm lưới: 11.3.1. Vận động viên chạm lưới (Điều 11.4) không phạm lỗi, trừ khi chạm chúng trong khi đánh bóng hoặc làm cản trở thi đấu. Các hành động đánh bóng gồm cả các động tác đánh không chạm bóng (Điều 24.3.2.3). 11.3.2. Sau khi đã đánh bóng, vận động viên có thể chạm cột lưới, dây cáp hoặc các vật bên ngoài chiều dài của lưới, nhưng không được ảnh hưởng đến trận đấu. 11.3.3. Bóng đánh vào lưới làm lưới chạm vận động viên đối phương thì không phạt lỗi. 11.4. Lỗi của cầu thủ ở lưới: 11.4.1. Vận động viên chạm bóng hoặc chạm đối phương ở không gian đối phương trước hoặc trong khi đối phương đánh bóng (Điều 11.1.1, Hiệu 

File đính kèm:

  • docluat bong chuyen moi.doc