Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 28: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nhận biết và giải thích được vì sao sâu bọ là lớp đa dạng nhất trong ngành chân khớp.

- Tóm tắt được đặc điểm chung của lớp sâu bọ và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ.

2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức phòng tránh sâu bọ có hại và bảo vệ sâu bọ có ích.

II. Chuẩn bị phương tiện:

- Giáo viên:

+Tranh: Một số đại diện của lớp sâu bọ: bọ ngựa, chuồn chuồn, ve sầu, mọt gỗ.

+ Bảng phụ: 1, 2

- Học sinh:

 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK .

 + Sưu tầm tranh ảnh về côn trùng, sâu bọ.

III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, HĐN

IV.Tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ: (7).

Câu 1: Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

Câu 2: Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?

 * KĐ: Đọc SGK trang 89, giáo viên giới thiệu sâu bọ với khoảng gần 1triệu loài rất đa dạng về loài, về lối sống, môi trường sống và tập tính các đại diện trong bài tiêu biểu cho tính đa dạng đó.

3. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động 1. (17). Nhận biết đại diện một số sâu bọ.

- Mục tiêu:

+Nhận biết được sự đa dạng của sâu bọ, sự đa dạng được thể hiện qua cấu tạo ngoài và tập tính phong phú của sâu bọ.

- Tiến hành: HĐN

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 28: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/ 11/ 09. 
Ngày dạy:2/ 11/ 2009.
Tiết: 28
Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nhận biết và giải thích được vì sao sâu bọ là lớp đa dạng nhất trong ngành chân khớp.
- Tóm tắt được đặc điểm chung của lớp sâu bọ và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ.
2. Kĩ năng : Quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức phòng tránh sâu bọ có hại và bảo vệ sâu bọ có ích.
II. Chuẩn bị phương tiện:
- Giáo viên: 
+Tranh: Một số đại diện của lớp sâu bọ: bọ ngựa, chuồn chuồn, ve sầu, mọt gỗ...
+ Bảng phụ: 1, 2
- Học sinh: 
 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK .
 + Sưu tầm tranh ảnh về côn trùng, sâu bọ.
III. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, HĐN
IV.Tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra đầu giờ: (7’). 
Câu 1: Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?
Câu 2: Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?
 * KĐ: Đọc  SGK trang 89, giáo viên giới thiệu sâu bọ với khoảng gần 1triệu loài rất đa dạng về loài, về lối sống, môi trường sống và tập tính các đại diện trong bài tiêu biểu cho tính đa dạng đó.
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1. (17’). Nhận biết đại diện một số sâu bọ.
- Mục tiêu:
+Nhận biết được sự đa dạng của sâu bọ, sự đa dạng được thể hiện qua cấu tạo ngoài và tập tính phong phú của sâu bọ. 
- Tiến hành: HĐN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
-Yêu cầu học sinh đọc Ÿ I SGK, quan sát (hình 27.1->7), đọc ghi chú và trả lời câu hỏi:
?Em hãy kể tên 7 đại diện của sâu bọ theo hình 27?
?Nêu rõ môi trường sống của chúng?
-Giáo viên cung cấp : tổng số loài 1700000 loài (giáp xác 2 vạn, nhện 4 vạn, sâu bọ 1 triệu)
?Em có nhận xét gì về số lượng loài, cấu tạo và tập tính của chúng
-Đọc  thực hiện ẹ 2, hoàn thành bảng 1 SGK trang 91.
-Gọi đại diện các nhóm lên hoàn thành bảng phụ 1. Giáo viên đưa ra đáp án đúng:
?Vậy em có nhận xét gì về số lượng loài, phong phú về cấu tạo và tập tính?
I. Một số đại diện sâu bọ khác: 
1.Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính:
-Sâu bọ có số lượng loài phong phú nhất trong giới động vật và sống nhiều môi trường sống khác nhau (đa số ở cạn, 1 số ít sống nước, kí sinh trên sinh vật).
2.Sự đa dạng về cấu tạo và tập tính:
-Phong phú về số lượng loài: lớp sâu bọ.
-Có cấu tạo và tập tính đa dạng, phong phú phân bố ở nhiều môi trường sống khác nhau.
Bảng1: Sự đa dạng về môi trường sống
stt
Các môi trường sống
Một số sâu bọ đại diện
1
ở nước
Trên mặt nước
Bọ vẽ, muỗi nước.
Trong nước
ấu trùng chuồn chuồn
2
ở cạn
Dưới đất
ấu trùng ve sầu. dễ chũi
Trên mặt đất
Dế mèn, bọ hung
Trên cây xanh
Bọ ngựa, bọ nét
Không khí
Chuồn chuồn, bướm
3
Kí sinh
ở cây cối
Bọ dầy
ở động vật
Chấy, rận, ve
Hoạt động 2. (16’). Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của sâu bọ.
- Mục tiêu:Tóm tắt được đặc điểm chung của lớp sâu bọ và vai trò thực tiễn của nó.
- Tiến hành: HĐNB
 -Đọc  phần II SGK trang 91 và hoàn thành bài tập: Đánh dấu vào ô vuông những kiến thức đúng.
-Gọi HS lên làm BT
?Lớp sâu bọ có đặc điểm chung gì?
-Giáo viên đưa kiến thức chuẩn.
-Yêu cầu học sinh đọc Ÿ phần 2 hoàn thành bảng phụ 2 theo ẹ2. Giáo viên treo bảng phụ gọi học sinh lên điền bảng phụ, gọi 1 số nhóm khác lên bổ sung.
?Sâu bọ có lợi và có hại như thế nào?
 -Gọi đại diện nhóm lên hoàn thành bảng phụ 2.
nhóm khác bổ sung.
II.Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn:
1.Đặc điểm chung:
- Cơ thể chia ba phần: Đầu, ngực, bụng. 
- Đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh.
- Hô hấp bằng ống khí.
- Phát triển qua biến thái.
2. Vai trò thực tiễn:
a.Có ích:
- Cung cấp thực phẩm:tằm
-Làm thuốc chữa bệnh: Mật ong
-Thụ phấn cho cây trồng:ong, bướm.
- Làm thức ăn cho động vật khác, diệt sâu hại.
b. Có hại:
-Phá hại mùa màng, cây trồng.
-Là động vật trung gian truyền bệnh.
4. Củng cố - đánh giá:(5’).
- Hãy cho biết một số loài sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?
- Nêu đặc điểm phân biệt lớp sâu bọ với các lớp khác trong ngành chân khớp?
- Nêu một số biện pháp chống sâu bọ có hại?
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 93.
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị Bài 28: Thực hành. Xem băng hình về tập tính của sâu bọ.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet28.doc