Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 9 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 - Những hiểu biết bước đầu về n/vật, sự kiện, cốt truyện trong TP Truyện Lục Vân Tiên.

 - Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả vá phẩm chất của hai nhân vật LVTvà KNN.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.

 - Nhận diện và hiểu được t/dụng của các từ đ/phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đọa đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Vấn đáp tái hiện, thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng; thảo luận nhóm.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:(4 phút)

Đọc thuộc lòng đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Phân tích bức tranh tâm cảnh trong đoạn trích?

 

doc18 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 9 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật LVT và KNN.
1- Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu người của tác giả.
GV? Nêu những nét nghệ thuật của văn bản?
 - Hstl: + Truyện Nôm mang tính chất dân gian: truyền miệng. Do vậy tác giả chú ý đến xung đột để nhân vật bộc lộ hành động, cử chỉ, tự bộc lộ tính cách.
 + Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lối nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ, phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.
 + Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết (VT với tướng cướp thì phần nộ, với NN thì mềm mỏng, xúc động, chân thành).
2- Nghệ thuật
- Miêu tả nhân vật chủ yếu qua cử chỉ, hành động, lời nói.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với tình tiết truyện
Bài tập: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian:5 phút.
a. Bài vừa học: - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Phân tích nhân vật LVT, Kiều Nguyệt Nga thông qua lời nói, hành động của nhân vật.
 - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng ở phần chú thích
b. Bài sắp học:
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Sự phát triển của từ vựng...,Trau dồi vốn từ)
/ Sgk/ 135.
*******************************************
**************************
Tuần: 09
Tiết: 43
TV: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Sự phát triển của từ vựng...,Trau dồi vốn từ)
 Soạn: 20/10/2014
Dạy: 22/10/2014
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc-hiểu và tạo lập văn bản.
B. PHƯƠNG PHÁP:
	Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
HĐ của GV 
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Sự phát triển của từ vựng.
Mục tiêu: HS nắm được những cách phát triển từ vựng dễ thấy.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; p/ tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 5 phút.
I. Sự phát triển của từ vựng:
Cho HS ôn lại những cách phát triển của từ vựng. Vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ.(Kẻ vào vở)
 1. Cách phát triển từ vựng
Phát triển nghĩa của từ Phát triển số lượng từ ngữ
 Tạo từ mới -mượn từ
1. Điền vào sơ đồ:
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục 1 sgk. 
- Hstl: - Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ (dưa) chuột, (con) chuột (một bộ phận của máy tính)
- Phát triển từ vựng bằng cách tăng số lượng từ ngữ :
+ Tạo thêm từ ngữ mới : rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ, tiền khả thi,
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài : in-tơ-nét (intơnet), cô-ta (quota), (bệnh dịch) SARS,
2. Bài tập:
GV hướng dẫn HS thảo luận vấn đề 3/ sgk/ 135: Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách tăng số lượng từ ngữ hay không ? Vì sao? 
- Hstl: Không. Vì: Nếu không có sự phát triển nghĩa, thì nói chung, mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa, và để đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của người bản ngữ thì số lượng các từ ngữ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nói cách khác, mọi ngôn ngữ đều phát triển từ vựng theo cách thức đã nêu trong sơ đồ.
Hoạt động 3: Từ mượn
Mục tiêu: HS nắm được khái niêm, đặc điểm của từ mượn, giải thích nghĩa của một số từ mượn.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 7 phút.
II Từ mượn
GV cho ôn lại khái niệm từ mượn. Thế nào là từ mượn?
- Hstl: Từ không phải do nhân dân tạo ra mà vay mượn ngôn ngữ nước ngoài để gọi tên sự vật hiện tượng mà TV chưa có từ
1. Khái niệm: Từ không phải do nhân dân tạo ra mà vay mượn ngôn ngữ nước ngoài để gọi tên sự vật hiện tượng mà TV chưa có từ.
GV?Thường mượn tiếng nước nào ?
- Hstl: Tiếng Hán
 Anh, Pháp , Nga (Ấn âu)
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục II. Sgk/ 135.
- Hstl: Chọn nhận định (c). 
+ Không thể chọn nhận định (a) vì : Không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có từ ngữ vay mượn. 
+ Không thể chọn (b) vì việc vay mượn từ ngữ là xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của người người bản ngữ dưới sự tác động của sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của cộng đồng người bản ngữ như sự giao lưu về nhiều mặt của cộng đồng đó với các cộng đồng nói những ngôn ngữ khác.
+ Không thể chọn (d) vì nhu cầu giao tiếp của người Việt cũng như tất cả các dân tộc khác trên thế giới phát triển không ngừng. Từ vựng tiếng Việt phải liên tục được bổ sung để đáp ứng nhu cầu đó.
 Vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại--> Vay mượn từ ngữ là tất yếu.
2. Bài tập:
GV hướng dẫn HS làm bài tập 3* mục II sgk. 136
- Hstl: Những từ như : săm, lốp, (bếp)ga, xăng, phanh,tuy là vay mượn nhưng nay đã được Việt hoá hoàn toàn. 
 Về âm, nghĩa, cách dùng coi như là từ thuần Việt.
+ Những từ như :a-xít (axit), ra-đi-ô (radio), vi-ta-min (vitamin), --> Từ vay mượn còn giữ nhiều nét ngoại lai, chưa được Việt hoá hoàn tòan. Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết, có chức năng cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì.
Hoạt động 4: Từ Hán Việt
Mục tiêu: HS nắm được khái niêm, đặc điểm của từ Hán Việt, giải thích nghĩa của một số từ Hán Việt .
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, t/luận nhóm.Thời gian: 7 phút.
III- Từ Hán Việt:
GV: Cho HS ôn lại khái niệm từ Hán Việt. 
GV?Từ Hán Việt là gì ?Cho ví dụ về từ HV ?
- Hstl : Thân mẫu, giang sơn 
1. Khái niệm :
Từ mượn gốc Hán nhưng được phát âm và dùng như Tiếng Việt.
Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục III sgk. 
- Hstl: Chọn cách hiểu (b) .
+ Không thể chọn (a), vì trên thực tế từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ rất lớn. Từ Hán Việt là từ vay mượn từ tiếng Hán khoảng sau thế kỷ VIII , xe ngựa, buồng, chém, chìm, chém, chứa,được Việt hóa hoàn toàn ; xì dầu, ca la thầu, quẩy, mì chính, lẩu,
+ Không thể chọn (c) vì khi được tiếng Việt vay mượn thì nó trở thành một bộ phận quan trọng của tiếng Việt.
+ Không thể chọn (d), vì việc dùng nhiều từ Hán Việt trong nhiều trường hợp là cần thiết.
2. Bài tập:
Hoạt động 5: Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
Mục tiêu: HS nắm được khái niêm, đặc điểm của thuật ngữ và biệt ngữ xã hội; + Phân tích vai trò của thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
 + Giải thích nghĩa của một số thuật ngữ và biệt ngữ xh.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 7 phút.
IV- Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
GV cho ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
GV? Thuật ngữ là gì ? Ví dụ ?
- Hstl: Thuật ngữ : Là từ biểu thị các khái niệm KHCN , được dùng trong lĩnh vực KHCN
- Thuật ngữ : Hiện tượng hoá học, ẩn dụ
1. Khái niệm: 
* Thuật ngữ : Là từ biểu thị các khái niệm KHCN , được dùng trong lĩnh vực KHCN.
GV?Thế nào là biệt ngữ xã hội ? Ví dụ ?
- Hstl: Biệt ngữ XH : Là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định
Ví dụ : Biệt ngữ XH : ngỗng (0đ)
*. Biệt ngữ XH : Là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định
GV: hướng dẫn HS thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay.
- Hstl: Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam cũng không ngừng được nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ tăng lên chưa từng thấy. Dĩ nhiên trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.
2. Bài tập:
 Vai trò của thuật ngữ: 
 Diễn tả chính xác khái niệm của sự vật thuộc chuyên ngành của thời kì KHKT phát triển.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 mục IV. Sgk/ 136.
HS dựa vào khái niệm biệt ngữ xã hội và thực tiễn sử dụng ngôn ngũ của bản thân để làm bài tập này
Hoạt động 5: Trau dồi vốn từ.
Mục tiêu: HS nắm được các hình thức trau dồi vốn từ, giải thích nghĩa của từ ngữ, sử lỗi dùng từ trong các câu văn cụ thể
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; p/ tích cắt nghĩa, t/ luận nhóm.
Thời gian: 7 phút.
V- Trau dồi vốn từ.
Cho HS ôn lại các hình thức để trau dồi vốn từ.
GV ? Có những hình thức nào để trau dồi vốn từ ?
- Hstl: 
1. Khái niệm:
Cách trau dồi vốn từ 
- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
- Rèn luyện để làm tăng vốn từ
GV: Hướng dẫn HS giải thích nghĩa của những từ ngữ đã cho. Sgk/136.
- Hstl: + Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ các tri thứ của các ngành. 
+ Bảo hộ mậu dịch : (chính sách ) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
+ Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua (động từ) ; bản thảo để đưa thông qua (danh từ)
+ Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu (khác lãnh sự quán).
+ Hậu duệ: con cháu của người đã chết.
+ Khẩu khí: Khí phách của con người toát ra qua lời nói.
+ Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.
2. Bài tập:
Hướng dẫn HS làm bài tập 3 mục V. Sgk/ 136 : Sửa lỗi dùng từ trong những câu đã cho.
- Hstl: a) “Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ty lớn trên thế giới.” : Sai từ béo bổ. Từ này chỉ tính chất, cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể . Có thể sửa lại : béo bở, nghĩa là dễ mang lại nhiều lợi nhuận 
b) “Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân.” : Dùng sai từ đạm bạc.
Đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu.
 Thay bằng từ : tệ bạc: không nhớ gì ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử.

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 3 COT TUAN 9.doc
Giáo án liên quan