Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 32

I.MỤC TIỆU:Giúp HS

 1.Kiến thức: Đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả . Năng lực vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung .

 2.Kĩ năng: Rèn các kĩ năng viết nói chung ( diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp,.)

 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi làm bài

II.CHUẨN BỊ

 1.Giáo viên: Đề và đáp án

 2. Học sinh: Chuẩn bị giấy, bút để làm bài viết. Xem lại các bài văn miêu tả.

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

 3. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 những hành động khác thường của nhân vật (diệt giặc, diệt yêu tinh, các hành động vượt quá sức của người thường..,)
- Nhận xét về nhân vật đó (đó là người tốt hay xấu, nhân vật biểu tượng cho ước mơ gì, cho điều gì mà con người mong muốn...).
c. Kết bài ( 1đ) : - Cảm nghĩ của bản thân về nhân vật .
- Từ nhân vật ấy, em mong ước điều gì hãy rút ra bài học cho bản thân. 
* Thang điểm: 
- Bài viết sạch sẽ ,đúng chính tả, đủ ý, diễn đạt lưu loát à điểm tối đa.
- Bài làm đủ ý, còn mắc lỗi: 5à 6 điểm.
- Còn lại tuỳ mức độ à cho điểm.
 IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Gv nhận xét. Thu bài 
 - Sọan bài : Viết đơn . 
V. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn: 05/04/2013	
Ngày giảng: ....................
Tiết 123
Đọc thêm:
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
(Theo Thuý Lan, báo Người Hà Nội)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Gióp häc sinh:
- Bước đầu nắm vững khái niệm Văn bản nhật dụng, ý nghĩa việc học tập loại văn bản đó. Kiểu ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
- Từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp, kết hợp đã kể và kể trong bài văn kể chuyện hoặc miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? vì sao em thích?
3. Bài mới
 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan từng được đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ Văn lớp 6 của chúng ta. Bài văn sẽ đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
I. Đọc và tìm hiểu chung:
? Em hiểu thế nào văn bản nhật dung?
- GV hướng dẫn cho HS đọc
- Cách đọc: giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang trò chuyện với cây cầu.
- GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi HS đọc
- GV hỏi chú thích 1,3,7,8,10
? Em thấy bài kí này có nét đặc sắc gì về phương thức?
? Nêu bố cục của bài kí?
1. Khái niệm văn bản nhật dụng:
 - Nội dung: có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống của con người
và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...
- Về hình thức: Thường là những bài báo, thường được viết theo thể bút kí trong đó có sự kết hợp giữa các phương thức kể, tảc, biểu cảm...
- Tác dụng: Văn bản nhật dụng có giá trị thông tin tuyên truyền, phổ biến, cập nhật một vấn đề văn hoá, xã hội nào đó là chủ yếu.
2. Tác giả, tác phẩm: 
- Tác giả: Thuý Lan
- Đây là bài báo đăng trên báo "Người Hà Nội". Thể loại kí, Hồi kí một cây cầu nổi tiếng trên đất nước ta.
3. Đọc và giải nghĩa từ khó:
4. Bố cục:
- Tác giả chọn sự kết hợp giữa các phương thức tự sự, miêu tả với phương thức trữ tình.
- Bài có thể chia làm 3 đoạn:
+ Khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân LS.
+ Cầu Long Biên qua một thế kỉ đau thương và anh dũng của đất nước và nhân dân VN
+ Cầu Long Biên trong tương lai.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản 
II. Đọc, Tìm hiểu văn bản:
- HS đọc đoạn 1 (từ đầu đến HN)
? Tác giả giới thiệu cầu Long Biên bằng những chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả?
? Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên gì? Cái tên đó có ý nghĩa gì?
? Tại sao cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
? Vì sao nói là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa?
? Đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy gợi cho em cảm xúc gì?
? Năm 1945 cầu Đu-me được đổi tên là cầu Long Biên điều đó có ý nghĩa gì?
? Tác giả tả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì?
? Việc trích dẫn một bài thơ và lời bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng như thế nào trong việc nổi bật ý nghĩa nhân chứng của cây cầu?
? Kỉ niệm cây cầu trong thời chống Mĩ được nhớ lại có gì giống và khác với thời chống Pháp?
? Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì? Vì sao người viết thầm cảm ơn cầu?
? Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu nào bắc qua sông Hồng? Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa nhân chứng gì?
? Câu văn cuối cùng "Còn tôi cố gắng....VN", câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long biên và tác giả của bài viết này?
1. Giới thiệu khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử:
- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
- Khởi công 1898 - 4 năm sau hoàn thành.
- Kiến trúc sư người Pháp thiết kế.
Þ Cách giới thiệu ngắn gọn, khái quát đầy đủ, thuyết phục. Hình ảnh nhân hoá trở thành nhan đề rất phù hợp với nội dung của bài viết.
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:
a. Cầu Long Biên thời Pháp thuộc:
- Cầu Long Biên mang tên toàn quyền Pháp Đu-me Þ Cái tên gợi nhắc một thời thực dân nô lệ, áp bức và bất công. Nó biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp ở VN.
- Cây cầu phục vụ cho việc khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở VN.
- Nó được XD không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng cả xương máu của bao con người.
- Hình ảnh so sánh: Cây cầu như một dải lụa uốn lượn, vắt ngang sông Hồng Þ Gây cho người đọc bất ngờ lí thú vì sức mạnh của kĩ thuật cầu sắt sự tiến bộ của công nghệ làm cầu, lần đầu tiên được áp dụng ở VN. Ngoài ra còn gợi nhớ đến không khí LS, XH, bày tỏ tình cảm của người viết khi nhắc nhớ lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu VN và cảnh đối xử tàn nhẫ của các chủ TB Pháp, khiến hàng nghìn người Vn bị chết trong quá trình làm cầu
KL: Như vậy cầu Long Biên là chứng nhân sống động, ghi lại phần nào giai đoạn LS đau thương của ND VN.
b. Cầu Long Biên từ Cách mạng tháng Tám đến nay:
-Việc đổi tên này có ý nghĩa rất quan trọng nó chứng tỏ ý thức chủ quyền, độc lập của dân tộc.
Long Biên là tên một hồ bên làng Bắc Sông Hương nơi cây cầu bắc qua.
- Tác giả tả cụ thể về cây cầu để người đọc hình dung tường tận về cây cầu hơn.
- Việc trích dẫn bài thơ, bản nhạc chứng minh thêm tính nhân chứng LS của cây cầu, tăng ý vị trữ tình của bài viết. Cầu Long Biên đã trở thành kỉ niệm mang tính chất cá nhân của mỗi mgười dân, mỗi cán bộ, chiến sĩ, mỗi HS khi cắp sách đến trường.
- Đoạn văn hồi tưởng cây cầu thời chống Mĩ thật hùng tráng trong mưa bom, bão đạn của giặc mĩ, cây cầu đổ gục bị thương tơi tả...quân dân thủ đô HN anh hùng viết bản hùng ca.
So với thời chống Pháp, thời chống Mĩ ác liệt hùng vĩ hơn, hoành tráng hơn, đau thương và anh dũng. Tất cả dều gắn với cây cầu LS.
- Đoạn văn tả cảnh và cảm xúc của người viết đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên muốn ca ngợi tính nhân chứng LS của cây cầu ở phương diện khác - phương diện chống chọi lại thiên nhiên, bão lũ.
- Tác giả thầm cảm ơn cây cầu đã bền bỉ dẻo dai, vững chắc vượt lên và chiến thắng thuỷ thần hung bạo, cảm ơn ND HN đã bảo vệ cây cầu.
3. Cầu Long Biên hôm nay và ngày mai:
- Bắc qua sông Hồng có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương : nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước
- Ý tưởng nối nhịp cầu vô hình nơi du khách... Þ là một ý tưởng đẹp, mới và rất nhân văn, nhân bản. Với ý tưởng này cầu Long Biên còn sống lâu, sẽ trẻ lại, sẽ thành điểm dừng chân du lịch khá lí thú với du khách năm Châu.
Như vậy: Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN. Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện. Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
Hoạt động 3: Tổng kết
III. TỔNG KẾT:
1. Ý nghĩa văn bản: Bài văn cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên: chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.
2. Ghi nhớ - SGK tr128
IV. Luyện tập:
4. Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ
Hiểu ý nghĩa " chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên.
Soạn bài: Viết đơn
RÚT KINH NGHIỆM:	
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 05/04/2013	
Ngày giảng: ....................
Tiết 124: Tập làm văn VIẾT ĐƠN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết được khi nào cần viết đơn.
- Biết cách viết đơn đúng quy cách (đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu)
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Các tình huống cần viết đơn.
- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kỹ năng:
- Viết đơn đúng quy cách.
- Nhận ra và sửa chữa những sai sốt thường gặp khi viết đơn.
 3.Thái độ: Thấy được tầm quan trọng và tác dụng của đơn từ .
III. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp....
IV. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan . 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: ở bậc Tiểu học, các em đã được học về cách viết đơn . Lên cấp II, các em sẽ tìm hiểu tiếp về cách viết đơn bởi vì đây là một lọai văn bản thường dùng trong cuộc sống hàng ngày .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -- HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Hãy nhận xét khi nào thì cần viết đơn ? Vì sao cần phải viết đơn ? 
HS đọc các ví dụ trang 131/SGK.
Em hãy rút ra nhận xét khi nào cần viết đơn ?
- Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần viết đơn, viết gửi ai ?
- Trường hợp thứ nhất, thứ 2, thứ 4 . 
Hoạt độngII: Các lọai đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
Giáo viên giới thiệu về hai lọai đơn : Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu

File đính kèm:

  • docTuan 32.doc
Giáo án liên quan