Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 29

 1. Mục tiêu bài dạy.

 a) Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam, cây tre trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Nắm được nghệ thuật của bài ký.

 b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển giọng.

c) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc.

 2. Chuẩn bị.

 - Giáo viên: Soạn bài + Nghiên cứu tài liệu tham khảo

 - Học sinh: Hoạc bài cũ + Đọc và soạn bài mới.

 3. Tiến trình bài dạy

 a) Kiểm tra bài cũ. (5phút- miệng)

 * Câu hỏi:

? Văn bản Cô Tô thắm đượm cảm xúc của tác giả. Qua đó em hiểu được điều gì sâu sắc trong tâm hồn nhà văn?

 b) Dạy nội dung bài mới.

 * Giới thiệu bài: (1phút)

 “ Cây tre Việt Nam” được Thép Mới viết làm lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Lời bình đã làm nên giá trị của bộ phim và được xem như một bài tuỳ bút đặc sắc. Một bài thơ văn xuôi đẹp. Tại sao lại coi đó là tuỳ bút đặc sắc? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể.

 

doc13 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à: cương trực, thẳng thắn.
+ Tiếp tục liên tưởng: Gậy tầm vông Nam Bộ, cái chông tre Bắc bộ. Từ những liên tưởng đó, tác giả biểu dương chiến công của tre, thực chất là ca ngượi cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ anh dũng của nhân dân ta.
- Cách lập luận của tác giả cũng rất chặt chẽ: Từ nhận xét khái quát:”Tre bất khuất, tre cùng ta đánh giặc”, tác giả đã chứng minh bằng các khía cạnh: Ngọn tầm vông; cái chông tre; tre chống lại sắt thép quân thù; tre xung phong; tre hy sinh
- Với điệp từ tre kết hợp với việc sử dụng nhuần nhuyễn những câu ca dao, câu thơ tạo nên giọng văn nhịp nhàng, khi dồn dập, hùng hồn, lúc thư thái, cảm xúc trào dâng và sâu lắng, giàu chất thơ trong cách diễn đạt.
- Tre đươc nhân hoá bằng những động từ chỉ hoạt động của con người. Khẳng định sức mạnh và công lao của tre trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Tre cũng chính là hình ảnh ẩn dụ Š ca ngợi con người, dân tộc Việt Nam bất khuất, anh dũng bền bỉ trong cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc.
* Qua phân tích, em có suy nghĩ gì về cây tre với cong người trong cuộc kháng chiến của dân tộc?
* Tre sát cánh cùng dân tộc Việt Nam anh dũng kiên cường, bất khuất trong chiến đấu. “Tre, anh hùng chiến đấu!”
- Tre là hình ảnh ẩn dụ để chỉ con người Việt Nam . Tre đã hoá thân vào trăm nghìn công việc, đồ vật khác nhau Vậy tre với con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai như thế nào? Š
3. Tre với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai.
(5 phút5)
* Ngoài những vai trò ta thấy tre còn gắn bó với con người trong lĩnh vực nào?
- Đó là hình ảnh thân thuộc về “nhạc của trúc của tre, khúc nhạc của đồng quê trong tiếng sáo diều bay lưng trời”
Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ của tre với con người hiện tại?
- Tre không chỉ gắn bó với con người trong đời sống vật chất, lao động mà tre còn có trong đời sống tinh thần. Tre là phương tiện để con người biểu lộ những dung động cảm xúc bằng âm thanh (tiếng sáo)
* Từ hình ảnh măng non trên phù hiệu thiếu niên tác giả còn suy nghĩ gì về cây tre trong tương lai?
- Ngày mai sắt thép có thể nhiều hơn tre, tre có thể bớt đi vai trò quan trọng của nó trong đời sống và trong sản xuất
* Từ suy nghĩ đó tác giả đã đặt ra vấn đề gì về vai trò của tre trong xã hội hiện đại?
Tác giả gợi mở một hướng suy nghĩ đúng đắn các giá trị văn hoá, lịch sử của tre vẫn còn mãi trong đời sống, tre vẫn là người bạn đồng hành chung thuỷ của dân tộc ta trên đường phát triển. 
- Tre vẫn toả bóng mát đời đời làm nên tinh hoa văn hoá cổ truyền Việt Nam hoà cùng văn minh văn hoá hiện đại. Cây tre mang bản chất chân, thiện, mĩ, kiêu hãnh, tự hào vô hạn của dận tộc Việt Nam và tre mãI mãI là người bạn chung thuỷ cuat dân tộc Vệt Nam.
- Tre mãi là người bạn đồng hành chung thuỷ của dân tộc Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai.
III. Tổng kết - Ghi nhớ.
(5 phút)
* Nêu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản vừa tìm hiểu?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung.
1/ Nội dung, nghệ thuật: (Ghi nhớ - SGK)
2/ Ý nghĩa văn bản: Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
IV. Luyện tập. (3 phút)
* Bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa giúp em hiểu gì về tre đối với làng quê Việt Nam?
- Tre gắn bó lâu đời với nông dân ViệtNam - đó là hình ảnh gần gũi, thân thuộc của luỹ tre Việt Nam.
Em hãy kể tên những đồ vật được làm bằng tre?
Kể theo yêu cầu
Nhận xét, đánh giá.
 c) Củng cố, luyện tập (2phút)
 ? Đọc diễn cảm toàn bộ văn bản.
 - HS: Đọc diễn cảm văn bản.
 - GV; Nhận xét, nhấn mạnh nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1 phút)
- Nắm chắc nghệ thuật và nội dung của văn bản.
- Chọn lọc một số câu trong văn bản và học thuộc lòng
- Nêu cảm nghĩ của em về vai trò của tre trong đời sống hiện tại
- Đọc bài đọc thêm trong sách giáo khoa 
- Soạn bài: Lòng yêu nước
Rút kinh nghiệm giờ dạy:.................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................Ngày soạn: 15/03/2013	
Ngày giảng: ....................
Tiết 110 Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
	1. Mục tiêu bài dạy.
a) Về kiến thức: Giúp hoc sinh nắm được khái niệm câu trần thuật đơn
 - Nắm được tác dụng của câu trần thuật đơn
b) Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích câu trần thuật đơi, sử dụng câu trần thuật đơn trong khi nói và viết.
c) Giáo dục ý thức sử dụng câu trần thuật đơn trong viết tập làm văn
	2. Chuẩn bị. 
	- Giáo viên: Soạn bài + Tham khảo tài liệu.
	- Học sinh: Học bài cũ Xem lại các kiểu câu đơn đã học ở bậc Tiểu học
 	3 . Tiến trình bài dạy
	a) Kiểm tra bài cũ (Giấy - 15phút)
 * Câu hỏi:
? Em hãy nêu các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học ở bậc Tiểu học?
	b) Dạy nội dung bài mới.
	*Giới thiệu bài: (1 phút) 
	Trong Tiếng Việt chúng ta thường sử dụng câu trần thuật đơn. Vậy câu trần thuật đơn thuộc kiêu câu nào? có cấu tạo và tác dụng ra sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu cụ thể.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Thế nào là câu trần thuật đơn?(11 phút)
- Đọc ví dụ trong sách giáo khoa. 
* Hãy xác định câu văn trong ví dụ trên? (để xác định được số câu chúng ta cần căn cứ vào đâu®?) 
- Căn cứ vào dấu câu để xác định, trong ví dụ có 9 câu.
- Các em đã học về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đó là câu: Câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu kể.
* Hãy nêu mục đích nói của từng câu văn trên?
1. Ví dụ:
- Câu 1-> miêu tả
- Câu 2-> tả.
- Câu3 -> Bộc lộ cảm xúc.
- Câu 4:-> Câu hỏi.
- Câu 5: -> Bộc lộ cảm xúc.
- Câu 6: -> Nêu ý kiến nhận xét.
- Câu 7: -> Cầu khiến.
- Câu8: -> Bộ lộ cảm xúc.
- Câu 9: -> Câu kể.
- Như vậy có 4 nhóm câu:
+ Kể, tả nêu ý kiến ( 1, 2, 6, 9)
+ Hỏi: (4)
+ Bộc lộ cảm xúc: ( 3,5,8)
+ Yêu cầu, ra lệnh: (7)
* Nếu phân loại câu theo mục đích nói, thì ta có những kiểu câu nào?
Nhóm câu kể, tả, nêu ý kiến nhận xét (1, 2, 6, 9) Š câu trần thuật
+ Hỏi: (4) Š câu nghi vấn
+ Bộc lộ cảm xúc: ( 3,5,8)Š câu cản thán
+ Yêu cầu, ra lệnh: (7)Š câu cầu khiến
- Treo bảng phụ 4 câu trần thuật:
- Chưa nghe hết câu, tôi /đã hếch răng lên, xì một
 CN VN
hơi rõ dài.
- Rồi với điệu bộ khinh khỉnh, tôi /mắng
 CN VN
Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta /nào 
 CN VN CN VN
chịu được.
Tôi về, không một chút bận tâm 
 CN VN
* Em hãy xác định CN và VN của 4 câu trần thuật vừa tìm được? 
- Xác định (có nhận xét, bổ sung).
- Căn cứ vào kết quả mà học sinh đã xác định được Š gạch chân từng thành phần câu cụ thể.
* Căn cứ vào đâu mà em xác định được như vậy?
Š Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của chủ ngữ và vị ngữ:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con gì?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: làm g ì?, làm sao?, như thế nào?, là gì?
- Các thành phần còn lại của câu là thành phần phụ
* Trong 4 câu trên câu nào có cấu tạo ngữ pháp giống nhau?
- Câu: 1, 2, 9 chỉ có một cụm C - V tạo thành gọi là câu trần thuật đơn.
- Câu 6 có 2 cụm C – V tạo thành => Câu trần thuật ghép.
* Qua phân tích các ví dụ trên em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
2. Bài học:
- Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C -V taọ thành dùng để giới thiêu, tả hoặc kể về một sự vật sự việc hoặc nêu một ý kiến.
- Đọc ghi nhớ trong sgk
* Ghi nhớ: ( SGK)
II. Luyện tập. (15 phút)
- Đọc yêu cầu bài tập 1.
1. Bài tập 1:
* Bài tập 1 có mấy yêu cầu đó là những yêu cầu nào?
- xác định yêu cầu của bài tập:
Š 2 Y/C:
+ Tìm câu trần thuật đơn
+ Nêu ý nghĩa của câu trần thuật đợn
* Để giải quyết được những yêu cầu đó chúng ta phải làm theo các bước nào?
- 2 Bước:
+ Xác định câu có 1 cụm chủ vị
 + Xácđịnh mục đích nói: dùng để làm gì?
* Từ những bước cơ bản trên các em hãy xác định câu trần thuật đơn?
Š Câu trần thuật đơn là câu:1,2
Câu 1: Tả hoặc giới thiệu
 - câu 2: Nêu ý kiến nhận xét.
2. Bài tập 2:
* Xác định yêu cầu của bài tập 2? 
- Xác định sau đó thảo luận theo nhóm.
Lấy ý kiến của nhóm
Š Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật
* Theo em cách giới thiệu nhân vật ở bài tập 2 có gì đặc sắc?
- Giới thiệu trực tiếp nhân vật chính
- Đọc đoạn văn trong bài tập 3.
3. Bài tập 3:
* Đoạn văn trên giới thiệu nhân vật nào? nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật phụ?
Š Có 3 nhân vật.
- Vợ chồng ông lão (nhân vật phụ)
- Thánh Gióng ( con trai) nhân vật chính.
Em thấy cách giới thiệu nhân vật chính có gì khác so với cách giới thiệu nhân vật ở bài tập 2?
- Câu: a giới thiệu nhân vật phụ (việc làm, quan hệ trước -> Nhân vật chính sau)
4. Bài tập 4:
* Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, câu văn còn miêu tả điều gì?
- Câu văn miêu tả hoạt động của nhân vật.
5. Bài tập 5:
Hướng dẫn học sinh viết chính tả bài tập 5
- Viết chính tả.
 c) Củng cố, luyện tập (2phút)
 ? Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ.
 - HS: Trả lời.
 - GV: Nhận xét, nhấn mạnh tiết học.
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1’)
- Nắm vững kiến thức, các kiểu câu trần thuật đơn
- Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập
- Đặt các kiểu câu trần thuật đơn (4 kiểu câu4).
- Đọc trước bài mới: Câu trần thuật đơn có từ là.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:.................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/03/2013	
Ngày giảng: ....................
Tiết 111 Đọc thêm Văn bản: LÒNG YÊU NƯỚC
 I. Ê-ren-bua
I. Mục t

File đính kèm:

  • docTuan 29.doc
Giáo án liên quan