Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 8 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.

 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du

2. Kĩ năng:

 - Bổ sung kiến thức đọc-hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

 - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại , cảu nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

 - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu vấn đề, bình giảng, gợi mở, thảo luận nhóm.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 1 phút.

 Sau khi biết mình bị bán lầu xanh, Kiều đã tự tử, nhưng không thành. Biết Kiều tính tình khảng khái, cứng rắn, Tú Bà cho Kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu mới. Đây là đoạn văn miêu tả tình cảm của Kiều trong những ngày Kiều mới hồi phục trở lại nhưng hết sức cô đơn. Đây là đoạn thơ hay, nổi tiếng của Truyện Kiều cực tả nỗi lòng cô đơn, buồn thảm, bi thảm, bi đát của nàng Kiều.

 

doc11 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 8 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
Tấm lòng son: Mới ngày nào “Vầng trăng vằng vặc giữa trời
 Đinh ninh hai miệng một lời song song”
Vậy mà, lời hoa chưa ráo chén vàng nàng đã thất tiết. Và cũng vì KT khi đi cầm tay nàng thiết tha: “Gìn vàng giữ ngọc cho hay
 Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trờ”.
GV? Nhớ thương trong cảnh ngộ bản thân đang bất hạnh, Kiều đã bộc lộ phẩm chất gì?
- Hstl: Thuỷ chung, sâu sắc, tha thiết với hạnh phúc lứa đôi
GV? Em cảm nhận thêm gì về thái độ và tình cảm của tác giả đối với Kiều qua việc diễn tả tình cảm của nàng với chàng Kim?
- Hstl: Cảm thông sâu sắc với người phụ nữ, mong muốn họ được hưởng hạnh phúc gia đình-> Đề cao tình yêu đôi lứa => Tư tưởng tiến bộ của ND.
GV? Cùng với nỗi nhớ người yêu, Kiều còn nhớ về ai nữa?
- Hstl: Nhớ về cha mẹ.
b. Nhớ cha mẹ.
GV? Tác giả đã dùng từ ngữ nào làm nổi bật lên nỗi nhớ cha mẹ của Kiều?
- Hstl: “ Xót ngườihôm mai”.
 - Day dứt nhớ thương gia đình.
- Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của Thúy Kiều đi liến với tình thương-một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, chung thủy rất đáng ca ngợi ở nhân vật này.
GV? Em suy nghĩ gì trước tình cảm của nàng đối với cha mẹ?
- Hstl: Tình cảm ơn sâu nghĩa nặng với mẹ cha.
GV? Qua đó, em hiểu Kiều là một người con như thế nào?
- Hstl: Hiếu thảo bền chặt.
GV? Từ nỗi nhớ thương của nàng, em cảm nhận gì về nét đẹp trong tâm hồn Kiều?
- Hstl: Với người yêu Kiều chung thuỷ sắt son, với mẹ cha nàng là con hiếu thảonàng thật giàu lòng vị tha
GV bình : Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ đến người khác.
GV? Vì sao Thúy Kiều nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ, điều này hợp lý không?
GV cho hs thảo luận nhóm.
-hs thảo luận nhóm.
Gv yêu cầu HS đọc 8 dòng cuối.
HS đọc
3- Tâm trạng của Kiều.
GV? Đoạn thơ miêu tả cảnh gì?
- Hstl: Cảnh thiên nhiên
-Điệp ngữ “buồn trông” tạo âm hưởng trầm buồn, càng tô đậm nỗi buồn da diết của Kiều
-Bức tranh thiên nhiên phản chiếu tâm trạng nhân vật trớ về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
GV? Tác giả dùng bút pháp nghệ thuật nào để diễn tả tâm trạng của Kiều? 
- Hstl: Tả cảnh ngụ tình.
GV? Những cảnh nào hiện lên qua đoạn thơ?
- Hstl: Cảnh cánh buồm, cánh hoa trôi, bãi cỏ, sóng và gió biển.
GV? Khi miêu tả cảnh thiên nhiên, tác giả đã dùng yếu tố nghệ thuật nào?
- Hstl: Dùng nhiều từ láy gợi tả và gợi cảmđặc biệt nghệ thuật đọc thoại nôị tâm.
GV? Bằng các yếu tố đó, những nét cảnh được hiện lên ra sao?
- Hstl: Cánh buồm thấp thoáng rồi mất hút nơi cửa bể buổi chiều; hoa trôi vô định; cỏ úa héo không có sức sống; sóng và gió ầm ầm như báo hiệu cơn giông tố sắp nổi lên
GV? Theo em, tác giả dùng điệp ngữ “Buồn trông” với dụng ý gì?
GV cho học sinh thảo luận nhóm.
- Hstl: Diễn tả nỗi buồn kéo dài, gợi day dứt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người; tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng trong lòng người đọc.
GV? Em cảm nhận được nỗi đau nào trong tâm hồn và sô phận của Kiều?
- Hstl: Một tâm hồn trong sáng bị hành hạ- một số phận bơ vơ bị đe doạ
GV? Nguyễn Du dùng điệp ngữ và từ tượng thanh với dụng ý gì?
- Hstl: Tả cảnh ngụ tình và dự báo về số phận của Kiều
GV: Cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động , nỗi buồn từ man mác , mông lung đến lo âu , kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Và, quả thực, ngay sau lúc này, Kiều đã mắc lừa Sở Khanh để rồi vào lâm vào cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Tổng kết, khái quát. 
Thời gian: 5 phút
III- Tổng kết.
GV? Nêu một số nét nghệ thuật trong văn bản?
1. Nghệ thuật.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
GV? Ý nghĩa của văn bản là gì?
2. Ý nghĩa văn bản.
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
Bài tập:
Xác định từ láy tượng hình và tượng thanh trong đoạn trích
Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ ,điệp kiểu câu trong đoạn trích có tác dụng gì?
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: .... phút.
a. Bài vừa học: - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Phân tích, cảm thụ những đoạn thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
 - Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
b. Bài sắp học: 
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Từ đồng âm,...,Trường từ vựng)/ SGK/ 124->126
*******************************************
***************************
Tuần: 08
Tiết: 38
TV: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Từ đồng âm,...,Trường từ vựng)
 Soạn: 13/10/2014
 Dạy: 15/10/2014
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
 Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng
 Cách sử dụng hiệu quả trong nói, viết, đọc-hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra phần bài tập của học sinh.
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
HĐ của GV 
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 2:Từ đồng âm
Mục tiêu: HS - Nhận diện được từ đồng âm theo yêu cầu.
 - Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 9 phút.
V- Từ đồng âm
GV cho HS ôn lại khái niệm từ đồng âm, phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm.
 - Hstl:+ Đồng âm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau. 
 + Từ nhiều nghĩa: một từ chứa nhiều nét nghĩa khác nhau.
VD: chín: cơm chín; chín: quả chín; chín: tài năng đã chín.
+ Từ đồng âm: Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau. 
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục V. Sgk/ 124.
- Hstl: a) Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá trong lá phổi : kết quả chuyển nghĩa cuả từ lá trong lá xa cành.
b) Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa không có một mối liên hệ nào với nhau: đường ra trận , ngọt như đường. Hoàn toàn không có cơ sỏ để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
Hoạt động 3:Từ đồng nghĩa
Mục tiêu: HS - Nhận diện được từ đồng nghĩa theo yêu cầu.
 - Tìm từ đồng nghĩa theo yêu cầu. Giải thích và đặt câu với các từ đó.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 9 phút.
VI. Từ đồng nghĩa:
GV hướng dẫn HS hệ thống hoá về từ đồng nghĩa. 
GV nói thêm: từ đồng nghĩa có 2 loại: Những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa), và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).
HS thảo luận: các câu hỏi trong SGK để nắm vững khái niệm và đặc điểm từ đồng nghĩa.
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
-VD: + máy bay- phi cơ; + Hi sinh- chết- bỏ mạng- mất.
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục VI. Sgk/ 125
- Hstl: Chọn cách hiểu đúng (d) 
GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 mục VI. Sgk/ 125
- Hstl: Xuân : chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi, lấy bộ phận để thay thế cho toàn thể (phương thức hoán dụ).
Xuân : thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra, dùng từ này còn là để tránh lặp với từ tuổi tác.
Hoạt động 4: Từ trái nghĩa
Mục tiêu: HS Tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu. Giải thích và đặt câu với các từ đó.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 9 phút.
VII. Từ trái nghĩa
GV cho HS ôn lại khái niệm từ trái nghĩa, phải đặt nó trong quan hệ với một từ khác.
-Hstl: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 và 3*ở mục VII.
- Hstl: + Bài tập 2. Từ trái nghĩa : xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
 + Bài tập 3*. (Thảo luận nhóm)
	Cùng nhóm với sống – chết : chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình : trái nghĩa lưỡng phân (khẳng định cái này thì phủ định cái kia; không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ : rất, hơi, quá, lắm).
	Cùng nhóm với già – trẻ : yêu – ghét, cao- thấp, nông – sâu, giàu – nghèo : trái nghĩa thang độ (khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia; có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ : rất, hơi, quá, lắm).
Hoạt động 5 : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Mục tiêu: HS giải thích của những từ có mối liên quan về cấp độ khái quát nghĩa từ theo cách dùng từ nghĩa rộng để giải thích nghĩa hẹp
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; p/ tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 9 phút.
VIII. Cấp độ khái quát cuả nghĩa từ ngữ :
Bước 1: GV cho HS ôn lại cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. (quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa).
GV? Em hiểu cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì?
- Hstl: Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Ngược lại, một từ được coi là có nghĩa hẹp hơn khi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.VD: Chim: tu hú, sáo; cá: cá chim, cá rô.; Thú: voi, hươu;...
Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm 

File đính kèm:

  • docGIAO AN 9 3 COT TUAN 8.doc