Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 12 - Trường THCS Liêng Trang

Văn bản: CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG

(Hồ Chí Minh)

 

* CẢNH KHUYA

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.

- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn chiến sỹ - nghệ sỹ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phân tích để thấy được nghệ thuật chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

 3. Thái độ: Thấy được tấm lòng chan chứa yêu thiên nhiên và quê hương đất nước trong lòng lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm

 * RẰM THÁNG GIÊNG

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 12 - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảnh khuya”. Vậy đó là những cảnh nào?
? Đọc 2 câu thơ đầu và cho biết 2 câu thơ đó tả cảnh gì, ở đâu?
? Cảnh khuya đó được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
? Miêu tả âm thanh tiếng suối trong, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Tìm các câu thơ khác tả tiếng suối. 
? Điệp từ “lồng” giúp em hình dung cảnh tượng như thế nào?
 Đọc 2 câu thơ cuối:
? Hai câu thơ này nói về tâm trạng nào của Bác?
? Theo em “Người chưa ngủ” vì lí do gì?
? Nếu “Người chưa ngủ để thưởng ngoạn thiên nhiên thì em cảm nhận được cảm xúc tâm hồn nào của tác giả?
 ? Chúng ta đã gặp rất nhiều đêm không ngủ của Bác. Hãy đọc những bài thơ mà em biết nói về điều naỳ?
? Và đến đây, em có thể nêu những cảm nhận của mình về bài thơ ntn?
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ
Hoạt động 2: phân tích bài Rằm tháng giêng
Gọi Hs đọc lại bài thơ thứ hai
Gv yêu cầu giọng đọc: Đọc diễn cảm, chậm rãi, sâu lắng. Bài Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 như lệ thường. Điều này thể hiện sự hiện đại trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.
Gv đọc mẫu 1 lần, gọi Hs đọc lại.
Gv yêu cầu hs đọc bằng mắt phần Chú thích trong Sgk.
CBố cục bài thơ có thể chia làm mấy phần? Về cấu trúc nội dung theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp với 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau thể hiện tâm trạng. ->2 phần
CNêu phương thức biểu đạt của bài thơ?	
-> Miêu tả và biểu cảm.
? Nhận xét về hình ảnh, không gian và cách miêu tả trong bài Nguyên tiêu. Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp rộng lớn bát ngát của không gian như thế nào?
Hai câu sau cho ta biết điều gì? Gợi lên không khí gì?
( Gv: so sánh với câu thơ trong Phong kiều dạ bạc)
Thảo luận: CHai bài thơ đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào?
? Đọc cả 2 bài thơ em nhận thấy ý nghĩa chung nào?
 (Thảo luận)
? Ngoài ra trong mỗi bài thơ, em đều nhận thấy vẻ đẹp riêng. Hãy chỉ rõ những đặc sắc ấy?
( Thảo luận)
? Đọc những câu thơ khác viết về trăng mà em biết?
* HOẠT ĐỘNG 3 : 
Hướng dẫn tự học 
- GV gợi ý: Câu 5 phần đọc - hiểu văn bản SGK 142.
Bài Nguyên tiêu gợi cho em nhớ tới những tứ thơ câu thơ và hình ảnh thơ nào trong thơ cổ Trung Quốc?
* Thiên nhiên ở hai bài thơ khác nhau như thế nào?
Cảnh khuya: Thiên nhiên được miêu tả ở chiều sâu tạo bức tranh nhiều tầng, nhiều đường nét. "Rằm tháng giêng" Thiên nhiên được miêu tả ở không gian rộng cảnh vật bát ngát, trải rộng tràn sức xuân.
- Đọc trước các ví dụ trong SGK và trả lời câu hỏi.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
+ Hồ Chí Minh (1980 – 1969), tên thật là Nguyễn Sinh Cung, Quê : Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là nhà cách mạng vĩ đại, danh nhân VHTG, nhà thơ lớn.
+ Hai văn bản trên Sáng tác năm: 1947, 1948 tại Việt Bắc
2. Tác phẩm:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Bản dịch bài “ Nguyên Tiêu”: thể lục bát .
- Hai bài thơ Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng được BH viết ở chiến khu VB , trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
* CẢNH KHUYA
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:
Chia làm 2 phần
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả trữ tình.
c. Phân tích 
c.1 Hai câu đầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
+ Âm thanh: Tiếng suối như tiếng hát.
+ Hình ảnh: ánh trăng, hoa cỏ, cây cổ thụ
Þ Nghệ thuật so sánh, điệp từ: Cảnh vật sóng động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng – tối..
- Điệp từ “lồng” -> bóng trăng lung linh, huyền ảo mà lại ấm áp.
=> Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng gần gũi. Cảnh vật như có linh hồn.
c.2 Hai câu cuối: 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
=> Điệp ngữ,so sánh: Tâm hồn tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng bằng cả tâm hồn, đồng thời canh cánh nỗi lo cho nước, cho cách mạng
3. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
- Sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp từ (tiếngtiếng ; lồng..lồng ; chưa ngủ - chưa ngu) có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm
- Sáng tạo nhịp điệu ở câu 1, 4 (nhịp 2/2/4)
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh : sự gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên và con người.
B.RẰM THÁNG GIÊNG
 (Nguyên tiêu)
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục
b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.
b.1Hai câu đầu: 
 “Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
 Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.”
- Điệp từ “xuân” + từ láy “lồng lộng” .
-> Vẽ ra không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.
b.2 Hai câu cuối: 
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”
- Dù bận việc nước nhưng tâm hồn Bác vẫn rung cảm trước ánh trăng đẹp.
- Phong thái ung dung, lạc quan của Bác toát ra từ giọng thơ hiện đại + cổ điển. 
=> Hai bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, lo lắng cho vận mệnh dân tộc và phong thái ung dung lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh.
3. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Viết băng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, bản dịch viết theo thể lục bát
- Sử dụng điệp từ có hiệu quả
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ toát lên vẻ đẹp và tâm hồn nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
Ghi nhớ: SGK
III. HƯỚNG DẪN TƯ HỌC
Học thuộc lòng 2 bài thơ trên
- Học 5 từ Hán Việt sử dụng trong bài thơ Nguyên tiêu.
- Tập so sánh sự khác nhau về thể loại giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ
- Bài mới  Các yếu tố tự sự miêu tả trong văn tự sự.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tuần: 12 	 Ngày soạn: 01/ 11/2014 
 Tiết: 47 	 Ngày dạy: 04 /11 /2014 
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ , MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
 A./ MƯC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu vai trò các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm.
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.
 B./ TRỌNG TÂM,KIẾN THỨC,KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức:
 - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
 - Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận ra tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong một văn bản biểu cảm.
 - Sử dụng kết hợp các yếu tố đó trong trong việc tạo lập văn bản biểu cảm.
 3. Thái độ:
 -Nghiêm túc trong giờ học
 C./ PHƯƠNG PHÁP
 Vấn đáp kết hợp với thực hành thảo luận nhóm
 D./ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp :
Lớp 7a1: Vắng
Lớp 7A4: Vắng :.
Phép.,KP:
Phép,Kp.
2. Kt bài cũ: 
Thế nào là văn biểu cảm ?
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài 
 - Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về đặc điểm của văn biểu cảm , tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đề và cách làm 1 bài văn biểu cảm .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt đông 1: Tìm hiểu chung
Cho Hs đọc lại bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
CNhắc lại bố cục của bài thơ? -> Chia làm 4 đoạn.
CChỉ ra phương thức biểu đạt của từng đoạn và tác dụng của những phương thức biểu đạt ấy?
- Đoạn 1: Tự sự (2 dòng đầu), miêu tả (3 dòng sau)
à Tạo bối cảnh chung cho bài thơ.
- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm.
à Uất ức, bất lực vì già yếu.
- Đoạn 3: Tự sự kết hợp với miêu tả (6 câu đầu),
biểu cảm (2 câu sau)
à Nỗi khổ nhiều bề của nhà thơ.
- Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
à Tình cảm cao thượng, vị tha của tác giả.
 CTrong văn bản ở mục 2 (Sgk) có thể chia làm 3 đoạn. Vậy em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt ở mỗi đoạn?
“Những ngón chân xoa bóp khỏi”
-> Miêu tả.
 “Bố đi chân đất  bố đi xa lắm” -> Tự sự
 ”Bố ơi!  thành bệnh” -> Cảm nghĩ.
- Miêu tả, tự sự -> Gợi cảm xúc.
Nếu không có các yếu tố miêu tả, tự sự thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không? (không)
 CĐoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
 CQua việc phân tích hai văn bản trên, em rút ra kết luận gì về vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm?
Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Gọi hs đọc
Hoạt động 2: Luyện tập
Bt1: 
Bt2: Hs dùng lời của mình để diễn đạt lại mẩu chuyện Kẹo mầm
Gv gợi ý, yêu cầu Hs về nhà làm vào vở soạn
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: GV: HS viết thành bài văn biểu cảm dựa trên câu chuyện của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” 
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
1. Văn bản 1: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Đoạn 1: Tự sự + miêu tả
- Đoạn 2: Tự sự + biểu cảm
- Đoạn 3: Tự sự + miêu tả + biểu cảm 
- Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp
=> Từ kể và miêu tả, nhà thơ bộc bạch nỗi niềm của mình, nỗi thống khổ khi nhà tranh bị gió thu phá nát.
2. Văn bản 2 (Sgk/137): Bố tôi
- Đoạn 1: Miêu tả: ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân của bố.
Tự sự: Việc ngâm chân của bố.
- Đoạn 2: Tự sự + miêu tả: Việc đi làm vất vả của bố.
-> Tự sự + miêu tả đóng vai trò làm nền tảng, khơi gợi cảm xúc.
- Đoạn 3: Biểu cảm trực tiếp: thể hiện tình yêu thương, nỗi lo lắng, lòng kính trọng của người con đối với bố.
=> Tự sự và miêu tả nhằm khơi gợi tình cảm, cảm xúc, do tình cảm, cảm xúc chi phối.
* Ghi nhớ: (Sgk/138)
II) Luyện tập
Bài tập1:Kết hợp trong giờ phát triển v/d 1
Bt2: Dùng lời văn của em viết lại văn bản Kẹo mầm, căn cứ vào những điểm chính sau:
- Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm.
- Miêu tả: Cảnh chải tóc của người mẹ và hình ảnh người mẹ.
- Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiếtIII. HƯỚNG DẤN TỰ HỌC
- Nắm được các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm được sử dụng với mức độ nào và vai trò của các yếu tố đó trong văn bản?- Trên cơ sở một văn bản có sử dụng yếu tố tự sự, viết lại thành bài văn biểu cảm.
Bài mới: Trả bài kt văn, trả bài tlv
E.RÚT KINH NGHIỆM:
..
Tuần: 12 	 Ngày soạn: 03/ 11/2014 
 Tiết: 48 	 Ngày dạy: 06 /11 /2014 
 Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2,TRẢ BÀI 
 KIỂM TRA VĂN
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm ,những ưu điểm và nhược điểm 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

File đính kèm:

  • docvan 7 tuan 12.doc