Giáo án môn Ngữ văn 9 (chuẩn)

I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

 1- Thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và

 hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

 2- Từ lòng kính yêu về Bác, tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo

 gương Bác.

II/ Các bước tiến hành:

 

doc273 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 (chuẩn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học rút ra từ câu chuyện này là gí?
H? bài tập 1 nêu những yêu cầu gì?
GV gợi ý cho hs bằng những câu hỏi:
H? Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn?
H? Nội dung buổi sinh hoạt lớp là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao em lại phát biểu vấn đề đó?
H? Em đã thuyết phục cả lớp Nam là người bạn tốt ntn? (lý lẽ, vd, phân tích)
Yêu cầu hs viết đoạn văn trong 10 phút theo các gợi ý đã trao đổi
GV nhận xét, đánh giá
H? Nêu yêu cầu của bài tập2
H? Bà đã để lại một việc làm hoặc lời nói, suy nghĩ ntn? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
H? Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động ntn?
H? Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện?
Gv hướng dẫn hs viết dựa trên những điểm vừa gợi ý.
* HDVN: hoàn thành các bài tập còn lại
+ Soạn văn bản: "Làng"
Hs đọc
Phương thức tự sự.
Kể về cuộc tranh luận giữa 2 người bạn khi đi trên sa mạc.
Câu trả lời của người bạn được cứư và câu kết của VB.
Làm câu chuyện thêm sâu sắc, giàu chất triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao.
Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
Kể buổi sinh hoạt lớp trong đó em phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt.
HS trình bày đoạn văn viết của mình.
Viết đoạn văn kể về lời dạy bảo giản dị hoặc những việc làm của bà
.
I/ Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự:
đoạn văn: 
Lỗi lầm và sự biết ơn
II/ Thực hành viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận:
Bài tập 1
II/ Bài tập 2
Tiết 61- 62: 	Làng 
Kim Lân
I- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến.
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống, tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
- Rèn luyện năng lực phân tích n/vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý n/vật.
II- Các bước tiến hành:
HĐ của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
* HĐ1: Ktra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ " ánh trăng" ? Giá trị cơ bản về nội dung và ng.thuật của bài thơ ?
* HĐ2: Bài mới
H? Nêu những nét cơ bản về nhà văn Kim Lân ?
H? Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn "Làng"
GV tóm tắt phần đầu của truyện mà SGK lược bớt
GV đọc mẫu một đoạn
Gọi Hs đọc
H? Tóm tắt các tình tiết xoay quanh cốt truyện ?
H? Qua đó câu chuyện muốn thể hiện tình cảm gì của người nông dân?
GV tóm tắt nội dung cơ bản của phần đã lược bớt trong SGK
Nhà văn Kim Lân đem đến cho l đọc một cảm nhận về tình yêu làng ở n/vật ông Hai. Đó là t/cảm có ở nhiều l nông dân công nhân nhưng với n/vật ông Hai, tình yêu làng có nét riêng thật đáng yêu: đó là tính khoe làng. Cũng từ ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, nhà văn đã phát hiện trong tình yêu làng của ông có sự chuyển đổi, phát triển thành tình cảm lớn hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Gọi Hs đọc từ đầu... ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá.
H? Trong những ngày đi tản cư tâm trạng của ông Hai được nhà văn diễn tả ntn?
H? Em hãy thuật tóm tắt phần truyện kể về các sự việc trước khi ông Hai nghe tin dữ ?
H? Tâm trạng của ông khi nghe tin đó được tác giả diễn tả ntn?
H? Qua đó giúp em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật lúc này ?
GV dẫn dắt: Đang sống giữa tâm trạng tự hào về làng, phấn chấn về những tin thắng trận của quân và dân ta, ông Hai bỗng nghe được tin: cả làng chợ Dầu của ông theo giặc.
H? Đặt trong hệ thống các sự việc của truyện, việc tạo ta tình huống trên có giá trị ntn?
Gọi HS đọc đoạn truyện tiếp theo.
H? Cảm giác đầu tiên của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc được tác giả diễn tả ntn?
H? Bằng cách diễn tả như trên, đã giúp người đọc cảm nhận được gì về tâm trạng của ông Hai lúc này?
H? Em có nhận xét gì về cách diễn tả tâm trạng của tác giả?
H? Sau phút giây bàng hoàng, ông Hai đã có hành động ntn?
H? Qua câu hỏi đó giúp em hiểu điều gì về sự thay đổi trong tâm trạng ông Hai lúc này ?
H? Theo em điều gì đã làm nảy sinh trong ông Hai cái hy vọng đó?
GV dẫn dắt: Nhưng sự việc diễn ra lại không đúng như điều ông mong đợi. Những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ vừa ở dưới ấy lên.
H? Lúc này, ông Hai có những cử chỉ hành động ntn?
H? Những chi tiết trên giúp em hình dung nhân vật ông Hai đang sống trong tâm trạng ntn?
H? Em có nhận xét gì về cách thể hiện tâm trạng nhân vật ?
GV bình: giá ông không yêu làng say mê như vậy thì ông đã không cảm thấy tủi nhục đến thế. Ông cảm thấy chính mình mang nỗi nhục của một người dân cái làng Việt gian.
H? Theo em trong t/yêu làng của ông Hai đã hé mở những suy nghĩ mới mẻ gì 
H? Khi tin đồn đã lan rộng, ông Hai đã đưa ra giải pháp tình thế ntn?
H/ Qua những suy nghĩ của ông Hai giúp em hiểu điều gì về tâm trạng và tình cảm của ông lúc này?
H? đến đây em đã nhận thấy sự phát triển mới mẻ trong tình yêu làng của ông Hai là gì ?
Tâm trạng của ông Hai còn bộc lộ rõ qua cuộc trò chuyện với đứa con út.
H? Trong cuộc trò chuyện với đứa con út, ông muốn con ghi nhớ điều gì?
H? Qua lời tâm sự của ông Hai đã giúp em hiểu gì về tấm lòng, tình cảm của ông với quê hương, đất nước?
H? Qua toàn bộ nội dung thảo luận trên, em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc?
H? Nhận xét gì về cách xây dựng ngôn ngữ NV trong đoạn văn?
H? Khi nghe tin đồn được cải chính, ông Hai đã có những lời nói, cử chỉ ntn?
H? Em hiểu gì về tâm trạng ông Hai lúc này ?
H? Em thấy cách dẫn dắt truyện của nhà văn ntn?
H? Nhận xét về cách miêu tả diễn biến nội tâm nv?
H? Cách xây dựng ngôn ngữ nv có điểm gì đáng chú ý?
H? Trình bày cảm nhận của em về nv ông Hai ?
H? Tác phẩm mang đến cho em những hiểu biết gì về đất nước con người VN những ngày đầu kháng chiến ?
* HDVN: Tóm tắt ngắn gọn truyện .
+ Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
+ Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Tên thật là Nguyễn Văn Tài - Sinh năm: 1920 - Quê : Từ Sơn - Bắc Ninh
Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
Ông am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
Đề tài: Làng quê VN và những l nông dân, những phong vị quê dân dã, những thói quê, lề quê in dấu ấn đậm nét trong sáng tác của Kim Lân
Văn phong của Kim Lân nhẹ nhàng, tự nhiên mà tinh tế.
Được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ năm 1948.
Tóm tắt:
Tình cảm sâu nặng của ông Hai hướng về làng trong những ngày tản cư.
Tâm trạng bàng hoàng, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Tâm trạng vui sướng của ông Hai khi nghe tin đồn thất thiệt được cải chính.
Truyện diễn tả chân thực, sinh động tình yêu quê hương ở ông Hai, một người nông dân rời làng đi tản cư.
Ông bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt nhớ làng, nhớ anh em, đồng chí: " Ông muốn cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá".
Thoát khỏi căn nhà tù túng của mụ chủ nhà, ông lão đến phòng thông tin để nghe đọc báo, để nghe tin quân ta thắng trận lớn: em bé dũng cảm cắm cờ, anh trung đội trưởng giết 7 tên giặc. Những gương anh hùng, những chiến công nho nhỏ cũng làm ông khoái chí.
Ruột gan ông lão cứ múa cả lên...
Ông đang sống trong trạng thái hưng phấn cao độ, niềm vui, niềm tự hào quá lớn đối với ông.
Đây là tình huống gay go, thử thách đối với n/vật. Từ tình huống này, n/vật sẽ bộc lộ sâu hơn nội tâm của mình, tình cảm của mình.
Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được.
Tâm trạng đau khổ, bàng hoàng, ngỡ ngàng,tưởng chừng mọi điều đang sụp đổ trước mắt ông.
Diễn tả tâm trạng một cách cụ thể giúp người đọc nhận thấy sâu sắc, sống động những điều sâu kín trong tâm hồn n/vật.
Ông cố trấn tĩnh để cất tiếng hỏi:
Liệu có thật không hở bác? hay là chỉ lại...?
Trong ông đang nảy sinh một sự hoài nghi, một niềm hy vọng, hy vọng rằng đó không phải là sự thật.
Phải chăng đó là tình yêu sâu sắc, say mê của ông với làng, niềm tự hào về làng luôn ngự trị trong tâm trí ông.
Cúi gằm mặt xuống mà đi.
Bao nhiêu ý nghĩ cứ nối tiếp trong đầu ông.
Nhìn lũ con ông nghĩ " chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian ư?"
Ông không nỡ bước chân ra ngõ, nói chuyện cũng nói khẽ.
Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang bàn đến cái chuyện ấy.
Ông Hai đang sống trong tâm trạng đau đớn, tủi hổ khi vây quanh ông là những lời đồn đại về cái làng của ông theo giặc.
Sâu sắc đúng đặc điểm của nhân vật ông Hai, một người nông dân rất yêu làng.
Ông tự ý thức mình là người dân một nước đang chống giặc ngoại xâm.
Trong lòng ông Hai đã diễn ra cuộc đấu tranh: về làng hay ở lại?
Ông đã từng nhớ làng da diết, từng ao ước về làng. Nhưng vừa chớm nghĩ lập tức ông phản đối ngay "về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ; làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù".
ở ông Hai đang diễn ra sự đấu tranh giữa tình yêu làng và tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước. Tình yêu làng dẫu tha thiết vẫn không thể mạnh hơn tình yêu nước.
Tình yêu làng quê đã mở rộng nâng lên thành tình yêu nước.
Ông muốn con ghi nhớ sâu sắc: nhà ta ở làng chợ Dầu.
Ông Hai trò chuyện với con hay chính là ông muốn thể hiện tấm lòng gắn bó, thuỷ chung thành một niềm thiêng liêng ở ông đối với cụ Hồ, với cách mạng, đất nước.
Diễn biến tâm trạng: từ bàng hoàng, nửa tin, nửa ngờ đến đau khổ, tủi nhục, giày vò lòng mình. Tất cả đã thể hiện tình yêu nước của ông Hai.
Ngôn ngữ giản dị thể hiện đúng cách nói, suy nghĩ chân thành, ngay thẳng của người nông dân.
Ông khoe " Tây nó đốt nhà tôi rồi" mà khuôn mặt ông cứ tươi vui, rạng rỡ.
Một niềm vui sướng trào ra không kìm nén được của l dân quê khi biết tin làng không theo giặc. Vui mừng vì nhà bị đốt. Một niềm vui kỳ lạ thể hiện 1 cách cảm động tinh thần yêu nước và cách mạng của người dân VN. Đối với họ trước hết và trên hết là Tổ quốc.
Cách dẫn dắt khéo léo, hợp lý tạo ra những mâu thuẫn trong nội tâm nv 
Thành công, sâu sắc, biết đặt nv vào tình huống thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật.
Giản dị, nhuần nhị, thể hiện đúng lời nói, suy nghĩ 

File đính kèm:

  • docGA Van 9 3 cot.doc
Giáo án liên quan