Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 25

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - Việc tạo từ mới.

 - Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

2. Kĩ năng

 - Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mới mượn của tiếng nước ngoài.

 - Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.

3.Thái độ

 Có ý thức vận dụng từ ngữ mới phù hợp trong quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng xác định giá trị

3. Kĩ năng tư duy logic

4. Kĩ năng quản lí thời gian

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/ 09/ 2011
Ngày giảng: 22/ 09/ 2011
Bài 5
Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng ( tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 - Việc tạo từ mới.
 - Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng
 - Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mới mượn của tiếng nước ngoài.
 - Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
3.Thái độ
 Có ý thức vận dụng từ ngữ mới phù hợp trong quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng tư duy logic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. Tổ chức: Lớp 9a: ; lớp 9b:
2. Kiểm tra: ( 5’)
 Em có nhận xét gì về sự biến đổi và phát triển của từ ngữ? có mấy phương thức chủ yếu để phát triển từ ngữ?
 Trả lời
 - Cùng với sự phát triển của xã hội từ ngữ tiếng Việt cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ ngữ tiếng Việt chính là dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
 - Có hai phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa đó là chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ và chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
 HS làm bài→ GV nhận xét, thu bài về chấm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
*Khởi động ( 1’): Giờ trước đã học, các em thấy được một trong cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu sự phát triển từ vựng diễn ra theo cách phát triển số lượng các từ ngữ.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu
 - Việc tạo từ mới.
 - Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- GV sử dụng bảng phụ.
H Tìm những từ ngữ mới được cấu tạo trong thời gian gần đây trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ và giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó?
- HS thảo luận nhóm (7’)
- Các nhóm báo cáo→ HS và GV nhận xét.
- GV treo bảng phụ→ HS quan sát, ghi vào vở.
* mẫu : x + y( x và y là từ ghép)
- Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
-Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…
- Đặc khu kinh tế: Kinh tế dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi.
H. Tìm những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình x+ tăc? và giải thích nghĩa của những từ đó?
 * Mẫu: (x là từ đơn)
- Không tặc: những kẻ chuyên cướp trên máy bay.
- Hải tặc: những kẻ chuyên cướp trên tàu biển.
- Lâm tặc: những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng.
-Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên vi tính của người khácđể khai thác hoặc phá hoại.
- Gian tặc: những kẻ gian manh, trộm cắp.
- Nghịch tặc: kẻ phản bội làm giặc.
H. Người ta có thể mở rộng vốn từ trên những cơ sở nào?
 - ghép các từ ghép lại với nhau để tạo ra từ mới.
- ghép các từ đơn lại với nhau để tạo ra một từ ngữ mới.
H. Việc tạo ra những từ ngữ mới có tác dụng gì?
- GV chốt nội dung
H. Qua tìm hiểu bài tập, em hãy cho biết tác dụng của việc tạo ra từ ngữ mới?
- 1HS đọc ghi nhớ
H. Qua phần ghi nhớ em cần nắm được điều gì?
- GV treo bảng phụ.
- HS đọc bài tập trên bảng phụ
H. Xác định từ Hán Việt trong hai đoạn trích a, b? ( BT1)
a/ thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, tài tử, giai nhân.
b/ Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
H. Tiếng Việt dùng những từ nàođể chỉ những khái niệm trong bài tập a,b.(BT2) 
a/ AIDS, đọc là “ ết”
b/ Ma- két- ting
H. Những từ trên có nguồn gốc từ đâu?, mượn nó để làm gì?
 Mượn từ tiếng Anh, đặc biệt là các thuật ngữ chuyên môn để biểu thị khái niệm mới xuất hiện trong đời sống.
- Viết nguyên dang: marketing( tiếng anh)
- Viết trong tài liệu chuyên môn: maketing 
H. Trong tiếng Việt em có nhận xét gì về số lượng từ mượn mà chúng ta mượn?
- GV chốt:Trong tiếng Việt người ta phát triển từ vựng bằng cách tạo từ mới…
H. Qua tìm hiểu bài tập em hãy cho biết người ta phát triển số lượng từ vựng bắng cách nào? 
- 1HS đọc ghi nhớ.
H.ở phần ghi nhớ này các em cần nắm được điều gì?
HĐ2. luyện tập.
* Mục tiêu
- Tìm mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới.
- Tìm một vài từ ngữ mới được dùng phổ biến trong thời gian gần đây nhất, giải thích nghĩa của những từ ngữ ấy.
- Nhận biết từ mượn và nguồn gốc từ mượn.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài→ HS và GV chữa.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm.(5’)
- Các nhóm làm bài, nhóm báo cáo.
- HS và GVchữa.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS và GVchữa.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận ( 5’)
- Các nhóm báo cáo.
- HS nhận xét GV sửa.
10’
10’
17’
I. Tạo từ ngữ mới
1. Bài tập: tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ mới
- Ghép các từ ghép lại với nhau để tạo ra từ ngữ mới.
- Ghép các từ đơn lại với nhau để tạo ra một từ ngữ mới.
→ Tạo ra từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
2. Ghi nhớ
- Tác dụng của việc tạo từ ngữ mới.
II.Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
1. Bài tập: xác định từ ngữ trong các đoạn trích
- Các từ hán việt.
- Các từ biểu thị các khái niệm.
→ Các từ này mượn của tiếng nước ngoài để phát triển từ vựng.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
2. Ghi nhớ
- Mựơn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
III. Luyện tập
Bài tập 1. tạo từ ngữ mới theo mô hình x+ tặc.
- x+ trường: thị trường, chiến trường, thương trường, phi trường, thao trường...
- x+tập: học tập, thực tập, luyện tập, tuyển tập, toàn tập, trưng tập…
x+ học: văn học, khảo cổ học, thực vật học, sinh học…
Bài tập2: tìm 5 từ mới được dùng gần đây và giải nghĩa.
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca- mê- ra giữa các điểm cách xa nhau.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ tạm bợ.
- Đa dạng sinh học: phong phú, đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.
- Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao.
- Thương hiệu: Nhãn hiệu thương mại( nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh)
Bài tập 3: tìm từ mượn tiếng Hán và từ mượn tiếng châu âu.
- Tiếng Hán: Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
- ngôn ngữ châu âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô.
Bài tập 4: những cách phát triển từ vựng 
-+Những cách phát triển của từ vựng: phát triển về nghĩa của từ ngữ và phát triển về số lượng của từ ngữ. Sự phát triển về số lượng từ ngữ có thể diễn ra bằng hai cách: tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
+ thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
- Cần khẳng định ngay là từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh ta luôn luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ.
4. củng cố( 1’) GV hệ thống lại bài.
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
 - HS về nhà học bài, làm bài tập 1, 2(sgk- 74)
 - Chuẩn bị bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
 + Soạn bài: tóm tắt truyện Kiều, nêu vắn tắt cuộc đời và thân thế t/g

File đính kèm:

  • doctiet 25.doc
Giáo án liên quan