Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 23 - Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào CM Việt Nam (1930- 1931) mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh bằng một chính quyền kiểu mới. Quá trình hồi phục lực lượng CM (1931- 1935). Nắm và giải thích được các khái niệm: Khủng hoảng kinh tế, Xô Viết Nghệ Tinh.

- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ và trình bày phong trào CM, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Giáo dục HS lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh CM kiên cường của quần chúng công nông và cộng sản.

B- CHUẨN BỊ:

- Lược đồ Xô Viết Nghệ Tĩnh.

C- PHƯƠNG PHÁP:

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2813 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 23 - Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/01/2010
Ngày giảng: ............................
Tiết 23
Bài 19: Phong trào cách mạng 
trong những năm 1930 - 1935
A- Mục tiêu cần đạt: 
- Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào CM Việt Nam (1930- 1931) mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh bằng một chính quyền kiểu mới. Quá trình hồi phục lực lượng CM (1931- 1935). Nắm và giải thích được các khái niệm: Khủng hoảng kinh tế, Xô Viết Nghệ Tinh...
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ và trình bày phong trào CM, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Giáo dục HS lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh CM kiên cường của quần chúng công nông và cộng sản.
b- chuẩn bị:
- Lược đồ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
C- phương pháp:
- 
D- Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
.........................................................................................................
2. Kiểm tra: 
? Trình bày hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930.
? Nội dung luận cương chính trị 1930? ý nghĩa thành lập Đảng.
3. Bài mới:
Nghiên cứu SGK.
? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 đã tác động đến tình hình KT- XH Việt Nam ntn?
I- Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933)
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 => KT- XH Việt Nam có nhiều biến động.
+ NN- CN suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
+ Số công nhân thất nghiệp ngày một tăng, giảm lương, tăng giờ làm.
VD: Lão Hạc, chị Dậu, Chí Phèo...
+ Nông dân bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn: Mất ruộng đất.
+ Tư sản bị điêu đứng, nghề thủ công bị phá sản, nhà buôn phải đóng cửa, viên chức bị sa thải, HS ra trường không có việc làm.
+ TS dân tộc phải đóng cửa hiệu.
+ Sưu thuế tăng, thiên tai triền miên.
+ TD Pháp thi hành chính sách khủng bố trắng hòng dập tan phong trào CM.
GV: Tất cả đã làm bùng lên phong trào đấu tranh CM dưới sự lãnh đạo của Đảng.
? Nghiên cứu SGK => Nguyên nhân nào làm bùng nổ phong trào CM 1930- 1931.
- Cuộc khủng hoảng 1929- 1933 --> đời sống mọi tầng lớp nhân dân lâm vào khó khăn.
+ Đế quốc Pháp khủng bố trắng.
+ ND căm thù ĐQ TD PK.
+ Đảng CS VN ra đời.
II- Phong trào cách mạng 1930- 1931 và đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh:
1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào:
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933).
2. Phong trào với quy mô toàn quốc:
a) Phong trào công nhân:
? Phong trào CM 1930- 1931 phát triển với quy mô toàn quốc ntn?
- 2/1930, 3.000 CN đồn điền cao su Phú Riềng bãi công.
- 4/1930, 4.000 CN dệt Nam Định bãi công.
- CN nhà máy diêm, cưa Bến Thuỷ, hãng dầu Nhà Bè... đấu tranh.
+ Mục đích đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, cúp phạt.
b) Phong trào nông dân: 
Đấu tranh khắp nơi trong cả nước.
VD: Thái Bình, Hà Nam, Nghệ Tinh đi đòi giảm sưu thuế, chia lại ruộng đất.
c) Phong trào kỷ niệm ngày 1/5/1930:
- Phong trào lan rộng toàn quốc.
- Xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng.
VD: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn...
- Mít tinh biểu tình quần chúng tuần hành ở các thành phố lớn.
? Thuật phong trào đấu tranh ở Nghệ Tĩnh.
3. Phong trào ở Nghệ Tĩnh:
a) Diễn biến:
- 9/1930 phong trào đấu tranh diễn ra quyết liệt kết hợp giữa mục đích kinh tế và chính trị.
- Hình thức: Tuần hành, thị uy biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công chính quyền địch ở các địa phương.
GV: BCH nông hội xã ra đời quản lý mọi mặt đời sống chính trị, XH, lập chính quyền Xô Viết.
- Chính quyền địch ở nhiều địa phương tê liệt, tan rã.
- Chính quyền Xô Viết ra đời ở một số huyện.
? Tại sao Xô Viết Nghệ Tính là chính quyền kiểu mới.
*Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới:
- Chính trị: Kiên quyết trấn áp bọn phản CM, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- Kinh tế: Bãi bỏ các thứ thuế do ĐQ PK đặt ra, chia lại ruộng đất cho nhân dân, giảm tô, xoá nợ.
+ Phát triển mạnh các tổ chức quần chúng.
+ Tổ chức rộng rãi việc tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng, mít tinh, sách báo CM.
+ Lập đội tự vệ ở mỗi làng.
? Tại sao nói XVNT thật sự là chính quyền CM của quần chúng do Đảng lãnh đạo.
- Văn hoá: Khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu.
- Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở các địa phương.
- Tỏ rõ bản chất CM và tính ưu việt của chính quyền CM.
- Đã thực sự là một chính quyền của dân, do dân, vì dân.
GV: Dùng lược đồ XVNT tóm tắt diễn biến.
? Trước sự lớn mạnh của phong trào XVNT, TD Pháp đã làm gì?
b) Kết quả:
- TD Pháp khủng bố phong trào, ném bom tàn sát dã man (Hưng Nguyên).
- Triệt phá xóm làng.
- Nhiều cơ quan Đảng bị phá vỡ.
- Hàng vạn chiến sĩ bị bắt- tù- giết hại.
? Phong trào XVNT có ý nghĩa lịch sử ntn?
c) ý nghĩa của phong trào:
- Chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng Cm to lớn của quần chúng.
GV minh họa: Tư liệu (236).
? Nghiên cứu mục III.
III- Lực lượng cách mạng được phục hồi:
? Từ cuối 1934 đến đầu 1935 phong trào CM được phục hồi ntn?
- Trong tù: Các ĐV nêu cao khí phách của người CN, đi với kẻ thù.
+ Bién nhà tù thành trường học.
+ Gây dựng cơ sở CM.
- Bên ngoài: Gây dựng lại cơ sở CM.
+ Tranh thủ đấu tranh công khai.
+ Một số ĐV tại các thành phố tranh cử vào Hội đồng.
=> Cuối 1934 đầu 1935 hệ thống tổ chức Đảng trong nước đã được khôi phục.
- Các xứ uỷ và hội quần chúng được lập lại.
3/1935 đại hội Đảng họp lần 1 tại Ma Cao (TQ) đánh dấu sự phục hồi của phong trào CM.
4. Củng cố:
1) Điền vào chỗ trống các sự kiện tương ứng với thời gian:
- Tháng 2/1930 	
- Ngày 1/5/1930 	
- Ngàt 12/9/1930 	
- Tháng 3/1930 	
2) Chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1930- 1931:
 Kẻ thù là đế quốc và phong kiến tay sai.
 Mục tiêu đấu tranh: Độc lập dân tộc, cách mạng ruộng đất.
 Lực lượng tham gia chủ yếu là công nhân, nông dân.
 Hình thức đấu tranh cao nhất là biểu tình.
5. Dặn dò về nhà:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài 2.
E- Rút kinh nghiệm:
____________

File đính kèm:

  • doctiet 23.doc