Vấn đề nắm thời cơ và kiên quyết hành động trong tổng khởi nghĩa tháng tám 1945

Chủ nghĩa Mác - Lênin xem việc nắm vững thời cơ và kiên quyết hành động khi có thời cơ là “nghệ thuật lãnh đạo cách mạng” của Đảng của giai cấp vô sản. Đồng thời nó thể hiện rõ tính chất, phẩm chất, lòng trung thành, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trình độ, tài nghệ của người cộng sản. Thật ra, ở bất cứ cuộc đấu tranh nào trong xã hội có giai cấp, vấn đề thời cơ là yếu tố quan trọng, luôn được chú trọng. Ba nhân tố trong học thuyết quân sự từ thời cổ đại đã nêu rõ: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nhận thức về ba nhân tố này khác nhau ở các thời kì lịch sử, nhưng có lẽ đều nhất trí xem thiên thời là yếu tố hàng đầu. Chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, khẳng định “nhân hòa” là nhân tố quan trọng nhất.

 

Thời cơ là nhân tố khách quan, xuất hiện khi tình thế cách mạng được hình thành, song nhận thức đúng thời cơ là yếu tố chủ quan. Trong mọi hành động của con người, khi nào thống nhất được điều kiện khánh quan với nhận thức chủ quan thì sẽ đạt được thành công. Dĩ nhiên, mục tiêu, tính chất chính yếu của hành động, tinh thần, thái độ của nhận thức thời cơ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu được.

 

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chúng ta cũng nhận thấy nhiều chiến thắng lẫy lừng trong công cuộc chống ngoại xâm, đều liên quan đến việc ông cha ta đã nắm bắt tài tình thời cơ và kiên quyết hành động để tận dụng thời cơ. Một dẫn chứng cụ thể là việc Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Thời cơ quyết chiến mà Quang Trung lựa chọn là vào dịp Tết Nguyên đán, khi quân Mãn Thanh chủ quan khinh địch, lo ăn chơi. Với cuộc hành quân thần tốc, quân Tây Sơn đã đánh nhanh, tiêu diệt địch vào lúc chúng bất ngờ và giành được thắng lợi huy hoàng.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề nắm thời cơ và kiên quyết hành động trong tổng khởi nghĩa tháng tám 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mạng Việt Nam. Đồng thời, Hội nghị chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”; bời vì những điều kiện, cơ hội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành độc lập, giành chính quyền sắp tới ở nước ta đã khá chín muồi. Điều này thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Mặt trận Việt Minh phát triển thống nhất trên toàn quốc.
- Nhân dân Việt Nam không thể sống được nữa dưới ách thống trị của Pháp, Nhật, sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa.
- Phe thống trị khủng hoảng đến cực điểm trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, quân sự, mâu thuẫn ngày một sâu sắc và tất yếu sẽ lật đổ nhau.
- Điều kiện quốc tế thuận lợi: nhân dân Trung Quốc đánh thắng quân Nhật, cách mạng Pháp, Nhật sẽ nổ ra, Đồng minh và Liên Xô đại thắng. Đồng minh quân Anh - Mĩ - Tưởng sẽ vào Đông Dương.
Những điều kiện khách quan này tác động đến cách mạng nước ta (nhiều thuận lợi song cũng có không ít khó khăn), nhưng muốn hành động khi cơ có hội, chúng ta phải “có một lực lượng toàn quốc đủ sức mạnh gây ra và củng cố cho cuộc khởi nghĩa”, phải chuẩn bị lực lượng đón thời cơ thuận tiện, phải tiến hành “khởi nghĩa từng phần”, giành chính quyền từng địa phương đi tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc”(1).
Vấn đề chủ động chuẩn bị lực lượng cách mạng cũng góp phần thúc đẩy thời cơ chín muồi để tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhận thức vấn đề này, Đảng Cộng sản Đông Dương từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đã chuẩn bị lực lượng, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Nghị quyết đã xác định quan điểm, đường lối cụ thể, đúng đắn, phù hợp với tình hình mới để trực tiếp tổ chức, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành chuẩn bị đầy đủ mọi mặt cho Cách mạng tháng Tám, như xây dựng Đảng vững mạnh, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xây dựng Mặt trận Việt Minh, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, khu giải phóng, tập dượt cho Đảng và nhân dân ta giành, giữ chính quyền cách mạng, xây dựng mở rộng quan hệ đoàn kết quốc tế
Ngày 6.6.1941, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Kính cáo đồng bào, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ: phong trào cách mạng trước 1941 chưa thành công không phải vì đế quốc mạnh, nhưng “một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì nhân dân ta chưa hợp lực đồng tâm”. Người kêu gọi “cơ hội giải phóng đã đến rồi”, muốn đánh Pháp, đuổi Nhật phải “toàn dân đoàn kết"(2).
Ngày 21.12.1941, Người lại viết bài Thế giới đại chiến và phận sự dân ta nêu rõ: “Chiến tranh thế giới nổ ra đem lại tổn thất đau khổ cho bao người, nhưng tạo ra cơ hội thuận lợi cho cách mạng giải phóng giành độc lập nước ta nổ ra thắng lợi. Nhân dân ta có nhiệm vụ đại đoàn kết toàn dân cứu nước”(3).
Tháng 7.1944, sau khi thoát khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch về Pác Bó, Hồ Chí Minh quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa do Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng chủ trương. Người cho rằng, quyết định của Tỉnh ủy chỉ mới căn cứ vào tình hình một địa phương Cao - Bắc - Lạng, không tín đến tình hình cả nước, cơ hội chưa chín muồi. Nếu khởi nghĩa non, đế quốc có điều kiện đàn áp, khởi nghĩa sẽ thất bại.
Người chỉ rõ: thời kì cách mạng hòa bình đã qua nhưng thời kì Tổng khởi nghĩa vũ trang toàn dân chưa đến. Nếu chỉ đấu tranh chính trị thì không đưa được phong trào đi lên, nhưng khởi nghĩa vũ trang thì sẽ thất bại. Cần phải tìm hình thức đấu tranh thích hợp để đưa phong trào tiến lên. Đã đến lúc bước vào đấu tranh vũ trang. Tuy vậy, vẫn phải xem chính trị quan trọng hơn quân sự. Trong tình hình lúc bấy giờ, Người đề ra phương châm kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, việc phát triển lực lượng vũ trang phải dựa vào dân, vào phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng cách mạng làm cơ sở xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành đấu tranh vũ trang(4).
Quyết định trên đây của Hồ Chí Minh chẳng những bảo toàn được lực lượng cách mạng mà còn rút ra hiểu biết và bài học khởi nghĩa cho cán bộ, nhân dân ta về vấn đề thời cơ và lựa chọn thời cơ khởi nghĩa.
Tháng 10.1944, Người đã có Thư gửi đồng bào toàn quốc, thông báo về sự đồng tình giúp đỡ cách mạng Việt Nam của bốn trăm năm mươi triệu nhân dân Trung Quốc. Người chủ trương mở Đại hội Quốc dân, bầu ra một cơ cấu (chính quyền) để có đủ lực lượng, uy tín lãnh đạo việc cứu quốc, kiến quốc và ngoại gao với các nước. Cơ hội giải phóng đã đến, bởi vì: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm, hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp ta mở “toàn quốc đại biểu đại hội” nhanh”(5).
Ngày 22.12.1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, nhằm chính quy hóa dần lực lượng vũ trang cách mạng, tiến tới thành lập Quân giải phóng Việt Nam (5.1945)(6).
Ngày 9.3.1945, đúng như dự đoán của Đảng, mâu thuẫn giữa Nhật - Pháp đến mức tột cùng, nên Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương. Tình thế thay đổi mau chóng tạo cơ hội thuận lợi cho cách mạng. Thường vụ Trung ương Đảng kịp thời ra chỉ thị lịch sử “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12.3.1945). Chỉ thị nêu rõ kẻ thù chính của cách mạng và nhân dân ta là Pháp - Nhật, nay chỉ còn lại phát xít Nhật nhưng thời cơ khởi nghĩa chưa chín muồi. Trong tình hình ấy, Đảng và Việt Minh phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (tiền khởi nghĩa), khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng địa phương, tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc khi thời cơ chín muồi.
2. Nhận thức đúng thời cơ đã tới, phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành độc lập, giành chính quyền trong toàn quốc.
Đầu tháng 8.1945, nước ta bước vào ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng. Tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ. Tình thế và thời cơ cách mạng xuất hiện.
Ngày 13.8.1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh, thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền và độc lập có một không cho nước ta đã đến. Nhận định này xuất phát từ tình hình cụ thể:
“ - Nhật chính quốc đã bị Đồng minh và Liên Xô đánh bại. Giặc Nhật ở Đông Dương như rắn mất đầu, hoang mang, chia rẽ cực điểm. Chính quyền Việt gian - tay sai của Nhật hoang mang, lúng túng, tê liệt.
- Tầng lớp trung gian ngả theo cách mạng.
- Cao trào cách mạng của toàn dân luôn sục sôi. Cơ sở và tổ chức Việt Minh phát triển, lớn mạnh. Toàn dân và các lực lượng vũ trang cách mạng sẵn sàng nổi dậy khi có lệnh khởi nghĩa của Người và của Đảng.
- Đảng Cộng sản Đông Dương quyết tâm phát động Tổng khởi nghĩa toàn quốc”.
Trước tình hình khẩn cấp của cơ hội “ngàn năm có một”, không chần chừ, do dự, Đảng quyết tâm lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Quyết tâm ấy thể hiện ở khẳng định của Hồ Chí Minh: “lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”(1).
Nắm vững thời cơ, từ ngày 13 đến ngày 15.8.1945, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai của chúng trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Hội nghị thông qua những vấn đề quan trọng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa như mục tiêu, khẩu hiệu, nguyên tắc chỉ đạo cuộc khởi nghĩa, nhiệm vụ chủ yếu trước mắt và chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và chính quyền cách mạng sau khi khởi nghĩa thành công.
3. Rèn luyện khả năng nắm đúng thời cơ và tổ chức hành động, thể hiện trình độ nghệ thuật lãnh đạo, quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi của Đảng, thu hút sự hưởng ứng của quần chúng.
Trong nghệ thuật lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng rất chiến sĩ trọng vấn đề thời cơ khởi nghĩa, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu thế nào là thời cơ và vai trò quan trọng quyết định thắng lợi chắc chắn của thời cơ Tổng khởi nghĩa cách mạng. Đảng khẳng định cách mạng nổ ra phải có thời cơ thuận lợi, nhưng thời cơ cách mạng lại rất quý hiếm, đã ít xảy ra, lại xảy ra trong thời gian ngắn. Vì vậy việc tổ chức lãnh đạo của Đảng phải chuẩn bị kĩ lưỡng, toàn diện từ lâu, không làm cho ỷ lại, chờ đợi thời cơ mà phải ra sức hăng hái, kiên trì đấu tranh để góp phần tạo ra thời cơ cách mạng, làm cho thời cơ cách mạng xuất hiện và chín muồi để khởi nghĩa và khởi nghĩa thắng lợi toàn vẹn, chắc chắn, bảo toàn lực lượng cách mạng, tránh được tổn thất cho cách mạng và cho nhân dân.
Tính chính xác, khoa học của việc chọn đúng thời cơ đến để nổi dậy là điều quan trọng, quyết định thắng lợi. Đảng quyết định khởi nghĩa vào trung tuần tháng 8.1945 là chuẩn xác, đúng đắn và chắc chắn giành thắng lợi. Bởi vì, nếu khởi nghĩa toàn quốc trước ngày 9.3.1945 thì tuy có cơ hội thuận lợi, nhưng thời cơ vẫn chưa chín muồi. Sau khi hai kẻ thù, đế quốc phát xít Pháp - Nhật, quật đổ nhau, chỉ còn phát xít Nhật, nhưng Nhật vẫn còn mạnh, nền thống trị của Nhật, tay sai chưa khủng hoảng, hoang mang, chia rẽ đến cực điểm. Vì vậy, nếu khởi nghĩa Nhật vẫn có điều kiện đàn áp cách mạng, lực lượng trung gian chưa ngả theo cách mạng, toàn quốc mới đang chuẩn bị khởi nghĩa, cách mạng chưa thành cao trào trong toàn quốc Tiến hành Tổng khởi nghĩa sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thất bại.
Nếu sau ngày Nhật đầu hàng (14.8.1945) mà không phát động Tổng khởi nghĩa toàn quốc thì cơ hội tốt “ngàn năm có một” sẽ qua đi. Quân đội Đồng minh kéo vào nước ta, chúng giúp bọn Việt gian, phản cách mạng dựng ra chính phủ bù nhìn, tay sai, duy trì chế độ thực dân, đàn áp, chống phá cách mạng. Khi ta chưa lập ra được chính quyền toàn quốc thì không có cơ sở pháp lí đấu tranh chống lại âm mưu xâm lược của các nước đế quốc Cách mạng sẽ bị đàn áp, thất bại.
Trong Tổng khởi nghĩa, Đảng không chỉ nắm được tình thế cách mạng, chọn đúng thời cơ đã chín muồi để quyết định Tổng khởi nghĩa mà còn có nghệ thuật tổ chức chỉ đạo Tổng khởi nghĩa, quyết định chính xác, hành động dũng cảm, mau lẹ, kịp thời và biết cách đánh địch, giành thắng lợi chắc chắn và ít đổ máu.
Mác cho rằng: khởi nghĩa phải có “thời cơ thuận lợi, chắc chắn”. Ổng chỉ rõ: “khởi nghĩa là một nghệ thuật, không được đùa với khởi nghĩa, phải liên tục tiến công địch, phòn

File đính kèm:

  • docTU LIEU VE THOI CO CMT8.doc