Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 8: Nước Mĩ

1. Mục tiêu bài học.

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh hiểu được:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ có bước phát triển nhảy vọt, nguyên nhân của sự phát triển đó.

- Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và nhận định các sự kiện lịch sử và kĩ năng sử dụng bản đồ.

c. Thái độ:

- Giúp học sinh thấy rõ kinh tế Mĩ giàu mạnh, nhưng gần đây Mĩ bị Nhật Bản và Tây Âu (EU) cạnh tranh ráo riết, mặc dù vẫn đứng đầu thế giới nhưng so với 1873 giảm sút nhiều. Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại, đối nội phản động.

- Từ 1995 trở lại đây, Việt Nam và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức về mọi mặt. Về kinh tế nước ta đẩy mạnh hợp tác và phát triển để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng kiên quyết phản đối mưu đồ "diễn biến hoà bình" và làm bá chủ thế giới của Mĩ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 7932 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 8: Nước Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập quan hệ ngoại giao chính thức về mọi mặt. Về kinh tế nước ta đẩy mạnh hợp tác và phát triển để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng kiên quyết phản đối mưu đồ "diễn biến hoà bình" và làm bá chủ thế giới của Mĩ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn giảng.
- Sgk - Sgv - STK.
- Tranh ảnh, tài liệu về nước Mĩ.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài tìm hiểu câu hỏi Sgk.
- Tìm hiểu tranh ảnh, tài liệu về các nước châu Phi.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ (4')
	? Trình bày những nét chính về cách mạng Cu Ba từ 1945 đến nay?
Đáp án:
- Mở đầu là cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) của 135 chiến sĩ yêu nước dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Catx-tơ-rô.
- Năm 1955, Phi-đen Catx-tơ-rô được trả tự do và bị trục xuất sang Mê-hi-cô.
- Tháng 11/1956, Phi-đen Catx-tơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về Cu Ba trên con tàu Gran-ma và còn 12 người sống sót.
- Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ. Cách mạng Cu Ba giành thắng lợi hoàn toàn.
- Tháng 4/1961, Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.
GV Nhận xét, đánh giá cho điểm.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (1')
	Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai 2, kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt, đứng đầu trong thế giới tư bản, trở thành siêu cường trên thế giới. Nhờ đứng ngoài cuộc chiến, buôn bán vũ khí, quân trang quân dụng cho các bên tham chiến với chính sách “ngư ông đắc lợi". Cùng với sự vượt trội về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Hiện nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đầu trong nền chính trị thế giới trong quan hệ quốc tế. Tuy có nhiều tham vọng bá chủ thế giới nhưng Mĩ đã vấp phải sự đấu tranh kiên cường của lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Về kinh tế thì Mĩ bị Nhật Bản và Tây Âu (EU) cạnh tranh ráo riết. Vậy Hoa Kì là một quốc gia như thế nào? Chúng ta nghiên cứu tiết 10 bài 8: Nước Mĩ.
* Nội dung.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Tg
- Yêu cầu học sinh đọc mục I (Sgk-33).
? Sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Mĩ có vị trí như thế nào?
? Nguyên nhân nào dẫn tới sự phát triển nhảy vọt của kinh tế Mĩ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay?
G Mĩ thu được 114 tỉ USD nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá cho các quốc gia tham chiến. Lại không bị chiến tranh tàn phá (xa chiến trường, được hai đại dương Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương bao bọc). Mĩ phát triển kinh tế trong điều kiện: giàu tài nguyên, thừa hưởng các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế giới (Cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật thế giới lần thứ hai).
- Chuyển ý:
? Em hãy nêu những thành tựu kinh tế Mĩ sau chiến tranh?
? Tình hình kinh tế Mĩ từ 1973 trở đi như thế nào?
? Vì sao từ 1973 trở đi, kinh tế Mĩ suy giảm?
G Theo con số chính thức Bộ thương mại Mĩ công bố năm 1972, Mĩ chi 352 tỉ USD cho quân sự (Mĩ có hàng ngàn căn cứ quân sự lớn nhỏ trên thế giới). Hao tâm tốn của trong cuộc chiến tranh ở Ap-ga-ni-xtan và I-rắc... dẫn đến sự thâm hụt ngân sách. Chính quyền Mĩ bị nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế lên án.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 16 (Sgk-34): Tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên.
? Việc phóng tàu con thoi lên vũ trụ có ý nghĩa như thế nào?
? Em có nhận xét gì về nền kinh tế Mĩ?
G Có thể nói Mĩ là quốc gia có đạt nhiều thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật tuy nhiên chính phủ Mĩ lại thực thi nhiều chính sách đối nội, đối ngoại phản động. Vậy các chính sách đó như thế nào?
- Gọi học sinh đọc mục III (Sgk-34).
? Về chính trị, nước Mĩ theo thể chế nào?
G Tuy bề ngoài hai đảng có vẻ đối lập nhau, nhưng thực chất đều thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại ban hành hàng loạt các đạo luật phản động nhằm chống lị Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
? Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện chính sách đối nội như thế nào?
G Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự tập trung sản xuất ở Mĩ rất cao, 10 tập đoàn tài chính lớn như Morgan, Rockfxler... khống chế toàn bộ nền kinh tế, tài chính Mĩ. Các tập đoàn này phần lớn kinh doanh công nghiệp quân sự, sản xuất vũ khí, có liên hệ mật thiết với bộ quốc phòng là cơ quan đặt mua hàng quân sự cho nên có mối quan hệ chặt chẽ, máu thịt giữa các tập đoàn tư bản kếch xù với lầu 5 góc. Người của các tập đoàn này nắm toàn bộ các chức vụ chủ chốt trong chính phủ kể cả tổng thống. Điều đó quyết định chính sách xâm lược hiếu chiến của Mĩ. Mĩ là điển hình của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.
? Mục đích của việc ban hành các đạo luật phản động. 
? Thái độ của nhân dân Mĩ với những chính sách đối nội của chính phủ ra sao?
G Mặc dù Mĩ thi hành hàng loạt các chính sách để ngăn cản phong trào đấu tranh của nhân dân và công nhân, tuy nhiên do sự chênh lệch giàu - nghèo trong xã hội Mĩ quá lớn do đó các phong trào vẫn nổ ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó Mĩ còn thực hiện chính sách đối ngoại phản động với âm mưu "bá chủ thế giới". Vậy chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai ra sao? Ta chuyển sang phần 2.
? Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
? Em hiểu thế nào là chiến lược toàn cầu?
? Trong quá trình gây chiến tranh xâm lược Mĩ gặp phải khó khăn gì?
? Nguyên nhân của những khó khăn trên?
? Giai đoạn hiện nay Mĩ tiến hàng những chính sách, biện pháp gì trong lĩnh vực đối ngoại?
G Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội so với các nước về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự nên Mĩ muốn xác lập trật tự thế giới "đơn cực" để khống chế và chi phối các nước trên thế giới. Nhưng trên thực tế tham vọng của đế quốc Mĩ còn vấp phải nhiều rào cản của cộng đồng quốc tế.
- Đọc bài.
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mĩ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.
- Buôn bán vũ khí và hàng hoá cho các quốc gia tham chiến. Không bị chiến tranh tàn phá. Giàu tài nguyên, thừa hưởng các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế giới.
- Từ 1945 -1950 chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4% năm 1948).
+ Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần của các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật cộng lại.
+ Nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24,6 tỉ USD).
+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.
+ Có lực lượng quân sự mạnh mẽ và độc quyền về vũ khí nguyên tử thế giới.
- Từ năm 1973 đến nay, do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Sản lượng công nghiệp Mĩ giảm, dự trữ vàng chỉ còn 11.9 tỉ USD (1974). Chiếm chưa đầy một nửa so với trước đó.
- Do sự vươn lên nhanh chóng của Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh ráo riết đối với Mĩ. Kinh tế Mĩ vấp phải nhiều cuộc suy thoái, chi phí quân sự của Mĩ lớn, sự chênh lệch trong đời sống xã hội Mĩ.
- Quan sát, nhận xét.
- Biểu hiện sự tiến bộ vượt bậc về khoa học, kĩ thuật ở Mĩ.
- Không ngừng tăng trưởng và đời sống vật chất tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi nhanh chóng
- Nghe giảng.
- Đọc bài.
- Theo chế độ Cộng hòa do hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền.
- Ban hành một loạt đạo luật phản động:
+ Cấm Đảng cộng sản hoạt động.
+ Đàn áp phong trào công nhân và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.
+ Phân biệt chủng tộc.
- Nghe giảng.
- Phục vụ mưu đồ bá chủ thế giới. Điều này quyết định chính sách xâm lược hiếu chiến của Mĩ, Mĩ là điển hình của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.
- Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển mạnh: năm 1963, phong trào của người da đen. Từ năm 1969 - 1972, phong trào phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
- Nghe giảng.
- Đề ra "Chiến lược toàn cầu" nhằm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ. Tiến hành "viện trợ" để lôi kéo và khống chế các nước nhận viện trợ. Thành lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược...
- Là mục tiêu, kế hoạch có tính chất lâu dài nhằm làm bá chủ thống trị thế giới, bắt các nước trên thế giới đều lệ thuộc vào Mĩ.
- Bị thất bại nặng nề trong quá trình can thiệp vào Trung Quốc (1945 - 1960), nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 -1975).
- Tham vọng của Mĩ quá lớn nhưng khả năng thực tế của Mĩ còn hạn chế (do những nhân tố chủ quan và khách quan mang lại).
- Tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới "đơn cực" do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.
I. Tình hình kinh tế nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. 
1. Nguyên nhân phát triển kinh tế.
- Mĩ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới:
- Nguyên nhân:
+ Buôn bán vũ khí và hàng hoá cho các quốc gia tham chiến.
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Giàu tài nguyên, thừa hưởng các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế giới.
2. Thành tựu kinh tế.
- Trong những năm 1945 - 1950, chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%).
- Nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới.
- Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
- Trong những thập niên gần đây kinh tế Mĩ đã suy yếu.
- Nguyên nhân suy giảm:
+ Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh ráo riết.
+ Thường xuyên khủng hoảng dẫn đến suy thoái.
+ Chi phí quân sự lớn
+ Chênh lệch giàu nghèo quá lớn.
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
1. Chính sách đội nội.
- Hai đảng Dân chủ và Cộng hoà.
- Ban hành một loạt đạo luật phản động:
+ Cấm Đảng cộng sản hoạt động.
+ Chống phong trào công nhân.
+ Phân biệt chủng tộc
2. Chính sách đối ngoại.
- Tiến hành viện trợ để khống chế các nước nhận viện trợ.
- Thiết lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược...
17'
8'
9'
19'
9'
10'
c. Củng cố và luyện tập (3')
	? Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ nhằm phục vụ lợi ích của:
A
Toàn thể nhân dân lao động Mĩ.
B
Những người cầm quyền ở Mĩ.
C
Các tập đoàn tư sản kếch sù ở Mĩ.
D
Những người có thu nhập cao và trung bình ở Mĩ.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
- Học bài và làm bài tập trong SBT.
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về nước Mĩ.
- Chuẩn bị nội dung tiết 11: Nhật Bản.
* Nhận xét rút kinh nghiệm:
- Thời gian giảng dạy:..............................................................................................

File đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU 9 NAM HOC 2011 2012 T10.doc