Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 48

A.Mục đích ,kiến thức trọng tâm:

 1, Kiến thức; HS nắm được

 - Những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai đã được khôi phục nhanh chóng , tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghiã xã hội

 - Liên xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật ( từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ 20)

 2, Tư tưởng : HS hiểu được những thành tựu to lớn mà nhân dân Liên xô đạt được trong thời gian trên có ý nghiã to lớn sâu sắc . Liên xô thực sự là thành trì của cách mạng thế giới.

 3, Kỹ năng : Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích nhận định đánh giásự kiện lịch sử

 

doc121 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 48, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rực tiếp Việt nam:
+ Kinh tế : Công nông nghiệp suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn;hàng hoá khan hiếm.
+ Xã hội: Tất cả mọi giai cấp đều điêu đứng; Mâu thuẫn xã hội sâu săc 
- - > Nhân dân ta đã đứng lên dành quyền sống
II. Phong trào cách mạng 1930- 1931với đỉnh cao xô viết nghệ tĩnh:
1, Phong trào với qui mô toàn quốc:
a, Phong trào công nhân:
- 2/1930: 3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công.
- 4/1930: 4.000 công nhân dệt Nam Định bãi công.
- Tiếp đó là công nhân nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thuỷ,...hãng Dầu bè đấu tranh 
- - > Họ đòi tăng lương , giảm giờ làm 
b, Phong trào nông dân:
- Nông dân Thái Bình, Hà Nam , Nghệ tĩnh đấu tranh đòi giảm sưu thuế chia ruộng công
c, Phong trào kỷ niệm1/5/1930:
 Hoạt động của GV & HS 
 Kiến thức cơ bản
Em có nhận xét chung gì về phong trào này?
GV: Trình bày diễn biến phong trào xô viết trên lược đồ
GV: Đó chính là chính quyền kiểu mới .Tại sao nói : Xô viết Nghệ tĩnh là chính quyền kiểu mới?
Trước sự lớn mạnh của phong trào xô Viết nghệ tĩnh, thực dân Pháp đã làm gì?
- Phong trào lan rộng trong toàn quốc; Xuất hiện truyền đơn cờ Đảng.
- Hình thức: Mít tinh, biểu tình tuần hành 
Công nhân: Hà Nội ,Hải phòng, Nam Định, Hòn Gai,Cẩm Phả,Vinh, Bến thuỷ...
Nông dân: Thái Bình, Hà Nam, Nghệ an , Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định...
2, Phong trào ở Nghệ tĩnh:
a, Diễn biến:
- 9/1930 phong trào đấu tranh diễn ra quyết liệt, kết hợp giữa mục đích chính trị và kinh tế.
- Hình thức: Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự về tấn công chính quyền địch ở các địa phương.
- Chính quyền địch nhiều huyện xã bị tê liệt, tan rã.
- Chính quyền xô viết ra đời ở một số huyện.
* Xô viết Nghệ tĩnh là chính quyền kiểu mới:
- Chính trị: Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện các quyền tự do dân chủ.
- Kinh tế: Xoá bỏ các loại thuế, chia lại ruông đất công cho nông dân, giảm tô, xoá nợ.
- Văn hoá- Xã hội: Khuyến khích học chữ quốc ngữ, bài trừ các tệ nạn, hủ tục phong kiến, lạc hậu; Các tổ chức quần chúng ra đời; Sách báo tiến bộ đựơc truyền bá sâu rộng trong nhân dân.
- Quân sự: Mỗi làng có một đội tự vệ vũ trang để chống trộm cướp, giữ trật tự an ninh xóm làng.
* Thực dân pháp tiến hành khủng bố đàn áp:
+ Dùng máy bay ném bom vào đoàn biểu tình của hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên
+ Triệt phá xóm làng; Nhiều cơ quan Đảng bị phá vỡ ; Hàng vạn 
 Ngày 5/2/2006.
Chương III
 Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng tám 1945
Tiết25:
 Việt Nam trong những năm 1939- 1945
A. Mức độ cần đạt:
 1, Kiến thức:
 Giúp học sinh nắm được 
 - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ thực dân Pháp đã đầu hàng Nhật, cấu kết
 với Nhật bóc lột nhân dân ta 
 - Những nét chính về diễn biến của ba cuộc nỗi dậy: Khởi nghĩa Bắc sơn, Nam Kỳ
 và binh biến Đô lương .
 2, Về tư tưởng:
 Giáo dục cho học sinh lòng căm thù thực dân Pháp, Phát xít Nhật , lòng kính yêu
 và cảm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta .
 3, Kỹ năng :
 Rèn luyện kỹ năng phân tích và đánh giá sự kiện lịch sử.
B. Thiết bị tài liệu:
 - Lược đồ khởi nghĩa Bắc sơn , Nam kỳ và binh biến Đô lương .
 - Chân dung Nguyễn thị Minh Khai, Hà huy Tập 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 2. Bài củ:
 Hãy cho biết những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936- 1939?
* Giới thiệu bài mới :
 - 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ , phát xít nhật tràn vào Đông dương thực dân Pháp đầu hàng Nhật, cấu kết với Nhật bóc lột nhân dân ta . Chính điều đó đã thúc đẩy nhân dân ta vùng lên đấu tranh mạnh mẽ .
* Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Kiến thức cơ bản 
 Em hãy nhắc lại chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ vào thời gian nào?tình hình nước Pháp lúc bấy giờ ra sao ?.
Vì sao Nhật và Pháp lại thoả hiệp với nhau để cùng thống trị Đông dương?
GV: Nhân dân Việt nam cùng một lúc đã phải chịu hai tầng áp bức của cả Nhật và Pháp điều đó đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên đánh Nhật pháp
I. Tình hình thế giới và Đông dương:
- 9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ; 6/1940 thực dân Pháp đầu hàng phát xít Đức.
- ở Viễn đông Nhật xâm lược Trung quốc và tiến sát biên giới Việt Trung
- 9/1940 Thực dân Pháp đầu hàng quân Nhật ở Lạng Sơn. Ngày 23- 7- 1941Tại Hà nội chính phủ Pháp đã ký với Nhật hiệp ước phòng thủ chung Đông dương( Pháp Nhật cùng cấu kết với nhau để bóc lột nhân dân Đông dương) .
 Hoạt động của GV & HS
 Kiến thức cơ bản
GV: dùng lược đồ nêu nghuyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa .
Theo em do đâu mà cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nhanh chóng thất bại?
GV: Tuy thất bại nhưng khởi nghĩa bắc sơn đã duy trì một phần lực lượng: đội du kích bắc Sơn ra đời, trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt sau này.
GV: Nêu hoàn cảnh trước khi khởi nghĩa và trình bày diễn biến khởi nghĩa trên lược đồ. 
Em thử tìm hiểu nguyên nhân khởi nghĩa thất bại ? 
GV: Khởi nghĩa nỗ ra khi chưa xuất hiện tình thế cách mạng, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ thực dân Pháp có kế hoạch đối phó.
GV: trình bày trên lược đồ
II. Những cuộc nỗi dậy đầu tiên:
1, Khởi nghĩa Bắc Sơn( 27- 9- 1940):
- Nguyên nhân, diên biến :
+ Nhật đánh vào LạngSơn quân Pháp thua bỏ chạy qua Bắc sơn.
+ 27- 9- 1940 Đảng bộ bắc Sơn phát động khởi nghĩa . Nhưng sau đó Nhật và Pháp đã thoả hiệp với nhau đàn áp cáchmạng.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng bọ đại phương nhân dânđã đấu tranh quyết liệt duy trì lực lượng 
2, Khởi nghiã Nam Kỳ 23- 11- 1940:
- Hoàn cảnh trước khi nỗ ra khởi nghiã:Nhật gíup đỡ quân phiệt Thái lan gây xung đột dọc biên giới Lào - Căm pu chia - Thực dân Pháp bắt binh lính việt nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân Nam Kỳ bất bình 
- Diễn biến: Khởi nghiã nỗ ra đêm 22 rạng ngày 23 - 11- 1940 nghiã quân hạ được một số đồn bốt phá nhiều đường giao thông ; lập chính quyền nhân dân và toà án cách mạng ở Mỹ Tho Gia Định lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện .Thực dân Pháp đàn áp khốc liệt một số nghĩa quân rút vào hoạt động bí mật
3, Binh biến Đô lương( 13- 11- 1941)
- Nguyyên nhân : Do binh lính người Việt trong quân độị Pháp bbát bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp.
- Diễn biến: 13- 1- 1941 dưới sự chỉ huy của đội Cung binh lính đồn chợ rạng đã nỗi dậy đánh chiếm đồn chợ rạng rồi kéo 
 Hoạt động của GV & HS
 Kiến thức cơ bản
Em hãy tìm hiểu nguyên nhân thất bại của cuộc binh biến Đô lương?
Em hãy rút ra nguyên nhân thất baị chung của các cuộc khởi nghĩa và binh biến nói trên?
Tuy thất bại nhưng những cuộc khởi nghĩa nói trên đã có nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt nam ?
Về Vinh nhưng kế hoạch không tiến hành được đội Cung cùng mười đồng chí của ông bị thực dân Pháp xử tử.
Củng cố :
 GV: hệ thống lại bài học.
Hướng dẫn về nhà:
1, Sưu tầm một số thơ ca tố cáo tội ác của thực dân Pháp va bọn quân phiệt Nhật 
2, Trình bày diễn biến, nguyên nhân thất baị của các cuộc khởi nói trên 
 Ngày 10/2/2006
Tiết 26:
 Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng tám 1945
A. Mục tiêu và kiến thức trọng tâm:
1, Kiến thức:
 Giúp học sinh nắm được :
 - Hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh, sự chuẩn bị lực lượng cách mạng của mặt
 trận Việt Minh cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám 1945.
 - Những chủ trương của Đảng ta sau khi nhật đảo chính Pháp 
2, Tư tưởng:
 - Giáo dục học sinh lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng tin vào sự lãnh đạo 
 của Đảng cộng sản Việt Nam.
3, Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng tranh ảnh lịch sử, tập phân tích đánh giá sự kiện lịch sử
B. Thiết bị tài liệu:
 - Lược đồ khu giải phóng Việt Bắc , ảnh sự ra đời của đội Việt nam tuyên truyền giải 
 phóng quân.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
*Bài cũ:
 Trình bày cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bằng lược đồ ?
* Giới thiệu bài mới:
 Sang năm 1941 tình hình thế giới trong nước ngày càng khẩn trương trong tình thế ấy ngày 28- 1- 1941 Nguyễn ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam chuẩn bị cho cao trào cách mạng chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa . Tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu điều đó.
Bài mới:
 Hoạt động của GV & HS 
 Kiến thức cơ bản
HS đọc thầm sách gs cho biết tình hình thế giới và trong nước sang năm 1941 có những sự kiện nào đáng lưu ý?
GV gọi hs đọc phần chủ trương của hội nghị TƯ lần thứ 8 
I. Mặt trận Việt Minh ra đời:
1, Hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh:
a, Thế giới:
- 6- 1941 Đức tấn công Liên Xô.
- Thế giới hình thành 2 trận tuyến
+ Lực lượng dân chủ
+ Phe phát xít.
b, Trong nước:
- 28- 1- 1941 Nguyễn ái Quốc về nước, triệu tập hội nghị lần thứ VIII BCH TƯ.
Đảng cộng sản Đông dương họp tại Pắc Bó Cao Bằng từ 10- > 19- 5- 1941.
- Hội nghị chủ trương:
+ Giải phóng cho được các dân tộc Đông
 Hoạt động của GV & HS
 Kiến thức cơ bản
Hoạt động chủ yếu của mặt trận Vịêt minh là gì?
Để xây dựng lực lựơng vũ trang mặt trận Việt minh đã làm gì? 
HS quan sát ảnh đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân.
GV kể về hai trận Pay Khắt và Nà ngần
GV kết luận: Như vậy đến cuối 1944 đầu 1945 đảng ta đã xây dựng được lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang khá chu đáo ( Thông qua Mặt trận Việt minh ) Cách mạng Việt nam tiến lên một cao trào mới cao trào ấy diễn ra như thế nào ta sẽ tìm hiểu ở tiết học sau
Dương ra khỏi ách Pháp Nhật.
+ Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh ( gọi tắt là Việt Minh) vào ngày 19/5/1941
2, Hoạt động của mặt trận Việt Minh:
a, Xây dựng lực lượng vũ trang:
- Lực lượng vũ trang đầu tiên là đội du kích Bắc sơn.
- Năm 1941 phát triển thành cứu quốc quân hoạt động tại căn cứ Võ Nhai, Bắc sơn thực hiện chiến tranh du kích
- 5/ 1941, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”
- Ngaỳ 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời đã thắng lớn hai trận đầu là Pay khắt và Nà ngần .
b, Xây dựng lực lượng chính trị :
- Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc .
- 1942 khắp 9 châu của Cao bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có ba “châu hoàn toàn”.
- Sau đó uỷ ban Việt minh liên tỉnh Cao- Bắc - Lạng được thành lập.
- 1943 UB Việt minh liên tỉnh Cao- Bắc Lạng đã thành lập ban Nam Tiến để liên lạc với căn cứ địa Bắc sơn - Võ Nhai.
- Đảng chú ý xây dựng lực lượng chính

File đính kèm:

  • docGiao an Su 9(10).doc