Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 28 - Tiết 39: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền sài gòn ở miền nam (1954 – 1965)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. KIẾN THỨC:

 Hiểu được tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau . Miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội .

2. TƯ TƯỞNG:

 Bài giảng cần toát lên sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác trong cuộc chỉ đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược từ đó gắn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trân trọng tình cảm ruột thịt Bắc Nam.

3. KĨ NĂNG:

- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá một sự kiện, một giai đoạn lịch sử, kỹ năng sử dụng bản đồ.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bài soạn, các tài liệu có liên quan, phiếu học tập

- Học sinh: Bài soạn, SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. TỔ CHỨC:

2. BÀI MỚI:

 

doc11 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 4091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 28 - Tiết 39: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền sài gòn ở miền nam (1954 – 1965), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ta thực hiện nhằm vào đối tượng địa chủ phong kiến, mục đích là đem lại ruộng đất cho nhân dân.
GV yêu cầu HS quan sát vào hình 58
? Em suy nghĩ gì về việc nông dân được chia lại ruộng đất trong cải cách ruộng đất?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét kết luận
Do tiến hành cải cách trên diện rộng chủ trương thì đúng cách thức thực hiện thì sai: quy tội nhầm, quan liêu, duy ý chí...
Mặc dù nh vậy công việc cải cách ruộng đất mang lại ý nghĩa hết sức to lớn
Gv cung cấp – học sinh nghe ghi 
GV cung cấp MR
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh là nhiệm vụ tất yếu trong thời kì đầu sau chiến tranh kết thúc được tiến hành trên tất cả các ngành
GV yêu cầu HS chú ý vào nội dung SGK
? Em hãy tóm tắt những thành tựu mà nhân dân ta đã giành được trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh? 
HS đọc SGK, trả lời
GV nhận xét, kết luận, ghi
? Tại sao Đảng và nhà nước ta lại tiến hành nhiệm vụ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh ngay sau khi kết thúc chiến tranh?
HS thảo luận
Đại diện các nhóm báo cáo
GV nhận xét kết luận
? Em đánh giá như thế nào về kết quả mà ta đã đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét kết luận
Trong 3 năm khôi phục kinh tế (55 – 57) mọi mặt hoạt động của ta trở lại ổn định, đời sống nước ta được cải thiện, nạn thất nghiệp được giải quyết về căn bản, lực lượng vũ trang được tổ chức, trang bị mới góp phần cùng miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
GV cung cấp MR
Sau khi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế, Đảng và chính phủ ta xác định rõ. Với sự giúp đỡ của các nước XHCN, chúng ta quyết đưa miền Bắc tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.
? Tại sao Đảng và chính phủ ta quyết đưa miền Bắc tiến lên thẳng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ? 
Học sinh suy nghĩ trả lời 
Gv kết luận : Do xu thế của thời đại , hơn nữa chúng ta đấu tranh là xoá bỏ chế độ người bóc lột người vì thế chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đủ sức đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới . 
GV khái quát ghi
GV: giải thích khái niệm cải tạo XHCN
? Vì sao miền Bắc phải tiến hành cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế ? 
HS suy nghĩ trả lời
Sau khi hoàn thành thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế, miền Bắc chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. Trong khi đó miền Bắc vẫn là nền kinh tế tư nhân với quy mô nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng nên phải cải tạo.
GV yêu cầu HS chú ý vào SGK
? Trình bày những thành tựu trong cuộc thực hiện nhiệm vụ cải tạo sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế ? 
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét, kết luận
GVMR: cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp được coi là khâu chính của kế hoạch ba năm cải tạo XHCN và phát triển kinh tế văn hoá.
ở nông thôn: 85% nông hộ, 68% ruộng đất đã vào HTX
ở thành thị: 87,9% số thợ thủ công và hơn 45% số người buôn bán nhỏ tham gia HTX thủ công nghiệp, thương nghiệp
Từ 1954 – 1960 bộ mặt miền Bắc đã thay đổi cơ bản, trong xã hội hầu như không còn quan hệ người bóc lột người, đời sống xã hội lo ấm, hạnh phúc.
? Sự lớn mạnh của miền Bắc có tác dụng như thế nào đến với phong trào đấu tranh ở miền Nam?
HS suy nghĩ trả lời
Miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước
GV yêu cầu HS đọc phần chữ in nhỏ SGK
? Hãy nêu những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá?
HS đọc phần chữ in nhỏ trả lời
GV nhận xét kết luận
GV liên hệ về việc hiện nay chúng ta đang chủ trương mở rộng các thành phần kinh tế
I. Tình hình nước ta sau hiệp định giơ ne vơ 1954 về đông dương
 10/10/1954 Pháp rút khỏi Hà Nội miền Bắc hoàn toàn được giải phóng
Miền Nam: Mĩ nhảy vào và đưa tay sai lên nắm quyền ở miền nam
Thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam làm hai miền.
=> Nước Việt Nam tạm hời bị chia cắt làm 2 miền
ii. miền bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất. (1954-1960)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất
* Hoàn cảnh 
*Kết quả 
 Qua 5 đợt cải cách ruộng đất đã thu 81 vạn ha ruộng, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ chia cho 2 triệu nông dân.
- Bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối liên minh công, nông được củng cố.
=> góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
2. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- Nông nghiệp: khai khẩn đất hoang, tu sửa thuỷ lợi...cuối 1957 sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh, nạn đói bị đẩy lùi.
- Công nghiệp: các nhà máy cũ đã hoạt động trở lại và được xây dựng mới, cuối 57 có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lý.
- Thủ công nghiệp: nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất đáp ứng yêu cầu của nhân dân
- Thương nghiệp: mậu dịch quốc doanh, HTX mua bán ngày càng mở rộng phát triển
 - Giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ, haỉ cảng được khôi phục, mở rộng, đường hàng thông được khai thông.
3. Cải tạo quan hệ sản xuất bớc đầu phát triển kinh tế, văn hoá
 Trong 3 năm (58 – 60) miền Bắc tập trung vào nhiệm vụ vận động nhân dân, thợ thủ công, sản xuất cá thể, các thương nhân, các nhà tư sản....vào lao động tập thể trong các HTX, quốc doanh hoặc công tư hợp doanh.
- Thành tựu: xoá bỏ chế độ tư hữu sản xuất, xoá bỏ quan hệ người bóc lột người, cuối năm 1960 đã có 172 cơ sở công nghiệp lớn do TW quản lý, 500 cơ sở do địa phương quản lí
- 1960 nạn xoá mù chữ đã căn bản được xoá bỏ, số học sinh, sinh viên tăng.
3 . Củng cố : 
 Hãy điền kiến thức phù hợp vào các cột trống về nhiệm vụ , thành tựu của miền bắc từ năm 1954 đến 1960
Thời gian 
Nhiệm vụ
Thành tựu
ý nghĩa
1954-1957
1958-1960
4. hướng dẫn học bài .
 Học kĩ bài 
 Soạn tiếp phần tiếp theo 
 Chú ý vào hệ thống câu hỏi SGK 
 Tìm hiểu miền Nam đấu tranh chống chế độ của Mĩ Diệm như thế nào ? 
 --------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 27.3.09
Ngày giảng: 9A: 1.4.09 
 9B: 30.3.09
 9C: 2.4.09
Chương VI
 việt nam từ năm 1954 đến năm 1975
 Bài 28 – Tiết 40
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc đấu tranh chống 
đế quốc mĩ và chính quyền sài gòn ở miền nam 
(1954 – 1965)
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
 Nắm được nhiệm vụ cách mạng của từng miền trong giai đoạn từ 1954 đến 1965. Thấy được tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam chống lại chính sách của Mĩ Diệm . 
Tư tưởng:
 Giáo dục học sinh tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, ý thức giữ gìn bảo về độc lập dân tộc .
Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá một sự kiện, một giai đoạn lịch sử, kỹ năng sử dụng bản đồ.
Thiết bị dạy học:
Giáo viên: Bài soạn, các tài liệu có liên quan, phiếu học tập, lược đồ phong tào đồng khởi . 
Học sinh: Bài soạn, SGK
Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
kiểm tr bài cũ : Tình hình nước ta sau Hiệp định Gio ne vơ ? 
Bài mới:
 Giới thiệu bài mới
Sau Hiệp định Giơ ne vơ đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau . Miền bắc hoà bình và trong thời kì Xây dựng chủ nghĩa xã hội , miền Nam vẫn còn trong sự kiểm soát của Mĩ Diệm . Vậy nhân dân ta đã làm gì để chống lại sự khủng bố đàn áp của Mĩ Diệm , ta cùng học bài hôm nay 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu miền nam đấu tranh .... 
GV nêu câu hỏi MR kiến thức
? Nêu những hiểu biết của em về Đế quốc Mĩ, quá trình Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam?
HS liên hệ kiến thức bài trước
GV nhận xét mở rộng
? Vì sao Mĩ muốn chiếm hẳn miền Nam, biến miền Nam thành thuộc và căn cứ quân sự của chúng ? 
Mĩ muốn chia cắt lâu dài đất nước ta biến miền Nam thành căn cứ quân sự của Mĩ, ngăn chặn CNXH lan xuống Đông Nam á, Châu á đồng thời lấy Miền Nam làm căn cứ để tiến công miền bắc nhằm đè bẹp đẩy lùi CNXH ở khu vực này.
GV cung cấp
? Vì sao Mĩ là kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương ? 
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét kết luận
Âm mưu xâm lược của Mĩ đã quá rõ còn với Diệm chỉ là con tốt trong tay Mĩ, là công cụ để Mĩ thực hiện âm mưu của mình.
HS ghi
? Vì sao Đảng chỉ đạo nhân dân Miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị?
Vì ta tôn trọng những điều khoản đã kí kết trong hiệp định Giơ ne vơ.
HS đọc phần chữ in nhỏ SGK
? Phong trào đấu tranh chính trị chống Mĩ Diêm diễn ra như thế nào? Nhận xét về phong trào đấu tranh đó?
HS chú ý vào SGK trả lời.
GV nhận xét kết luận
Phong trào ngày càng lan rộng khắp miền nam, lôi kéo hàng chục vạn người tham, mặc cho quân thù khủng bố đàn áp. Đến giữa 1955 địch bối rối
GV kết luận, HS ghi
GV dẫn dắt chuyển ý
GV dẫn dắt, MR kiến thức
Từ cuối 1956 – 1959 Mĩ Diêm một mặt công khai xoá bỏ hiệp định Giơ ne vơ, một mặt ra sức lùng bắt tra tấn, tù đày, giết hại cán bộ cách mạng quần chúng yêu nước, chúng mở chiến dịch tố công diệt cộng ban hành luật cải cách điền địa
GV khái quát ghi
? Em nhận xét gì về chủ trương của Đảng?
Chủ trương của Đảng đúng đắn, kịp thời chuyển đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang
GV sử dụng lược đồ phong trào Đồng khởi và tường thuật diễn biến phong trào “Đồng khởi”
GV khái quát nội dung cơ bản
GV nêu yêu cầu HS chú ý vào lược đồ SGK
? Nêu nhận xét của mình về phong trào “Đồng khởi”? (quy mô, tổ chức)
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét kết luận
GV yêu cầu HS chú ý vào phần chữ SGK
? Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét kết luận
GVMR: thắng lợi của Bến tre nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh Nam bộ rồi cả miền nam, chính quyền cách mạng đợc thành lập trên một vùng rộng lớn, cục diện cách mạng miền nam chuyển biến nhảy vọt.
Chuyển ý
hoạt động2 : tìm hiểu miền Bắc xây dựng ...
GV yêu cầu HS chú ý vào SGK và lên hệ kiến thức 
? Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động việt nam diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào?
HS chú ý vào SGk liên hệ
GV nhận xét kết luận
Đại hội họp trong hoàn cảnh hai miền với hai chế

File đính kèm:

  • docbai 29.doc