Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 11: Trật tự thế giới sau chiến tranh - Năm học 2012-2013

I/ Mục tiêu bài học:

1/Về kiến thức: Học sinh nắm được:

- Nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ 1945 -> 1991.

- Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

- Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay.

 2/Về tư tưởng:Học sinh thấy được một cách khái quát toàn cảnh thế giới nửa sau thế kỉ XX  phức tạp, gay gắt vì những mục tiêu: hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.

3/ Về kĩ năng: học sinh quan sát và sử dụng bản đồ thế giới, rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát và phân tích.

II/Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Giáo án, Bản đồ thế giới,tư liệu: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới II.

 2/ Học sinh: Sách giáo khoa,vở bài soạn, vở bài học, học bài theo hướng dẫn của GV.

III/Hoạt đông dạy và học

1/Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày những nét nổi bật tình hình các nước Tây Âu từ 1945 đến nay.

- Tại sao các nước Tây Âu lại liên kết để phát triển. Em biết gì về (EU) hiện nay.

2/Giới thiệu bài:

Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới II  trong bài học xem xét mối quan hệ giữa các quốc gia nhất là các cường quốc trên phạm vi toàn cầu.

3/ Bài mới: I/ Sự hình thành trật tự thế giới mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 11: Trật tự thế giới sau chiến tranh - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 11	Ngaøy soaïn: 02/ 11/ 2012
Tieát : 11	Ngaøy daïy: 06/ 11/ 2012
CHƯƠNG IV. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ 1945 ĐẾN NAY
Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
I/ Mục tiêu bài học:
1/Về kiến thức: Học sinh nắm được:
Nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ 1945 -> 1991.
Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay.
	2/Về tư tưởng:Học sinh thấy được một cách khái quát toàn cảnh thế giới nửa sau thế kỉ XX à phức tạp, gay gắt vì những mục tiêu: hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.
3/ Về kĩ năng: học sinh quan sát và sử dụng bản đồ thế giới, rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát và phân tích.
II/Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Giáo án, Bản đồ thế giới,tư liệu: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới II.
	2/ Học sinh: Sách giáo khoa,vở bài soạn, vở bài học, học bài theo hướng dẫn của GV.
III/Hoạt đông dạy và học
1/Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những nét nổi bật tình hình các nước Tây Âu từ 1945 đến nay.
- Tại sao các nước Tây Âu lại liên kết để phát triển. Em biết gì về (EU) hiện nay.
2/Giới thiệu bài: 
Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới II à trong bài học xem xét mối quan hệ giữa các quốc gia nhất là các cường quốc trên phạm vi toàn cầu.
3/ Bài mới: I/ Sự hình thành trật tự thế giới mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành trật tự thế giới mới.
HS: Quan sát SGK.
HS hoạt động nhóm: 
? Trình bày hoàn cảnh triệu tập hội nghị I-an-ta?
? Nội dung chủ yếu của hội nghị I-an-ta?
? Hệ quả của hội nghị I-an-ta? 
HS: Các nhóm trình bày.
GV: chuẩn xác kiến thức, học sinh ghi bài.
GV: Chuyển ý phần 2.
1 Hoàn cảnh: Ngày 4à12/2/1945: Ngoại trưởng 3 nước : Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại I-an-ta 
2 Nội dung:
-Phân chia khu vực ảnh hưởng: Liên Xô-Mĩ.
-Thành lập Liên Hiệp Quốc.
3 Hệ quả: trật tự thế giới mới hình thành: Trật tự 2 cực I-an-ta do Liên Xô >< Mĩ đứng đầu mỗi cực.
II/ Sự hình thành Liên Hiệp Quốc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành Liên Hiệp Quốc.
HS: quan sát và trình bày các yêu cầu của giáo viên.
? Liên hiệp quốc ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: Thành lập: tại hội nghị I-an-ta.
? Nhiệm vụ của tổ chức Liên Hiệp Quốc?
? Liên hiệp quốc có vai như thế nào đối với toàn thế giới?
GV liên hệ: Xác định những việc làm của Liên Hiệp Quốc đã giúp đỡ nước ta trong thời gian qua.
1. Nhiệm vụ: 
	ØDuy trì hòa bình, an ninh thế giới.
	ØThúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo.
2. Vai trò của Liên Hiệp Quốc.
ØGiữ gìn hòa bình
ØĐấu tranh chống CNTB và chế độ phân biệt chủng tộc
ØGiúp các nước phát triển kinh tế.
Việt Nam gia nhập 9/1977.
III/ Chiến tranh lạnh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiến tranh lạnh.
? Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh lạnh?
? Chiến tranh lạnh là gì? Âm mưu của Mỹ trong cuộc “Chiến tranh lạnh”?
Giáo viên: giải thích thuật ngữ chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt giữa 2 phe XHCN và TBCN. Ậm mưu của Mỹ là thực hiện :Chiến lược toàn cầu “, âm mưu thống trị thế giới của Mỹ . 
? Thái độ của Mĩ – CNĐQ?
? Liên Xô và các nước XHCN?
? Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả gì?
GV: Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
1. Hoàn cảnh: Mĩ >< XHCN.
2. Thực hiện:
	ØMĩ –CNĐQ: chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự chống liên Xô và các nước XHCN, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
	ØCác nước XHCN: củng cố quốc phòng và phàng thủ.
3. Hậu quả: 
Thế giới luôn căng thẳng, đứng trước nguy cơ chiến tranh.
IV/ Thế giới sau chiến tranh lạnh.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về thế giới sau chiến tranh lạnh.
Học sinh thảo luận nhóm 3’: Những xu hướng biến chuyển của thế giới sau chiến tranh lạnh? 
 HS: phát biểu.
GV: phân tích
? Xu thế chung hiện nay của thế giới như thế nào?
- 12/1989: Mĩ + Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
- Thế giới phát triển xu hướng:
	ØHòa hoãn.
	ØXác lập thế giới đa cực nhiều trung tâm.
	ØLấy kinh tế làm trung tâm
	ØVẫn còn xung đột nội chiến.
à Xu thế chung: Hòa bình ổn định hợp tác và phát triển kinh tế.
4. Củng cố: Làm bài tập:
	ØXu hướng chung nhất của thế giới hiện nay là gì?
	ØNhiệm vụ to lớn của nhân dân hiện nay?
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Tìm hiểu những thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật.
- Tìm hiểu để trình bày tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
- Học bài theo bài tập cũng cố.
IV. Rút kinh nghiệm:
..

File đính kèm:

  • docTUAN 11 LS9 TIET 11.doc