Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 59

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1. Kiến thức : Học sinh cần nắm được :

 - Hoàn cảnh đế quốc Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ” .

 - Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến tranh cục bộ.

 - Nhân dân Miền Nam đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

 2. Tư tưởng :

 - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục tinh thần dấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân Miền Nam, sự giúp đỡ, chi viện của nhân dân miền Bắc.

 - Lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của Đất nước.

 3. Kỹ năng : Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá những sự kiện lịch sử và sử dụng bản đồ.

 

doc24 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 59, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngụy.
* Mĩ : 
- 29/3/1973 : Rút quân về nước , để lại Miền Nam 2 vạn cố vấn quân sự, tiếp tục viện trợ cho ngụy Sài Gòn.
* Ngụy : Ra sức phá hoại hiệp định với chiến lược “Lấn chiếm”, “Tràn ngập lãnh thổ” của ta.
b) Ta: 
- Sau hiệp định Pari, so sánh lực lượng có lợi cho ta.
- Cuộc đấu tranh chống “Lấn chiếm” và”Tràn ngập lãnh thổ” đạt kết quả tốt.
- 7/1973 : Ta chủ trương đánh địch ở ba mặt trận : Chính trị, quân sự, ngoại giao.
2. Cuộc đấu tranh chống địch lấn chiếm.
- Cuối năm 1973 : Ta kiên quyết đánh trả sự “Lấn chiếm” của địch.
- Cuối 1974 đầu 1975 : Ta giải phóng Phước Long -> Thời cơ giải phóng Miền Nam dã đến.
- Tại khu giải phóng : Ta đẩy mạnh sản xuất về mọi mặt, trực tiếp phục vụ cho cách mạng Miền Nam trong thời kỳ này.
 3. Củng cố : 
 ? Em hãy trình bày tình hình nước ta sau hiệp định Pari ?
 ? Nêu tình hình ta và địch ở Miền Nam sau hiệp định Pari và cuộc đấu tranh chống”Bình định lấn chiếm”, “Tràn ngập lãnh thổ” của ta (1973-1975) ?
 4. Dặn dò: Học bài. Chuẩn bị mục III +IV bài 30. (SGK Tr.155).
Tiết 46
Bài 30: Hoµn thµnh gi¶i phãng miỊn nam, 
thèng nhÊt ®Êt n­íc (1973-1975)
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức : Cung cấp cho HS những kiến thức :
 - Diễn biến, kết quả và Ý nghĩa của tổng tiêùn công và nổi dậy xuân 1975.
 - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 2. Tư tưởng : Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của Cách mạng.
 3. Kỹ năng : Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá những sự kiện lịch sử. Kỹ năng sử dụng lược đồ và tranh ảnh lịch sử trong SGK.
 B. chuÈn bÞ: Lược đồ cuộc tổng tiến công và nổi đậy mùa xuân 1975, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh. Tranh ảnh Sgk.
 C. tiÕn tr×nh d¹y häc:
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Sau hiệp định Pari (1973) Miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ gì ? Nêu kết quả và ý nghĩa của nhiệm vụ đó ?
 ? Sau hiệp định Pari, lực lượng giữa ta và địch ở Miền Nam có sự thay đổi như thế nào ?
 2. Bài mới : 	 Tiết 2 : III + IV.
Hoạt động dạy học
Kiến thức cần đạt
- Đọc mục 1 (SGK T. 157).
+ Em hãy trình bày chủ trương , kế hoạch giải phóng Miền Nam của ta? 
- Nhận xét – Bổ sung – chốt.
- Đọc mục 2 Sgk T. 158.
- Dùng lược đồ 72, 74, 75, 76 giới thiệu cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975.
+ Em hãy trình bày diễn biến (trên lược đồ), kết quả chiến dịch Tây nguyên 
+ Em hãy trình bày diễn biến (trên lược đồ), kết quả chiến dịch Huế - Đà nẵng ?
+ Em hãy trình bày diễn biến (trên lược đồ), kết quả chiến dịch Hồ chí Minh ?
- Giới thiệu hình 73,76 SGK.
- Đọc mục IV (SGK T.165).
- Yêu cầu HS thảo luận những nội dung sau :
+ Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) ?
+Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) ?
- Thảo luận – Đại diện trả lời.
III. Giải phóng hoàn toàn Miềøn Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam.
- Cuối 1974 đầu 1975, Bộ chínhtrị quyết định giải phóng Miền Nam trong 2 năm.
- Sau chiến thắng Phước Long, ta quyết định giải phóng Miền Nam trước mùa mưa 1975.
2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
a) Chiến dịch Tây Nguyên (10/3 -> 24/3)
- 10/3/1975 : Ta đánh Buôn-ma-Thuột.
- 12/3/1975 : Địch phản công nhưng thất bại.
- 14/3/1975 : Địch rút quân khỏi Tây Nguyên, bị ta đánh truy kích.
- 24/3/1975 : Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
b) Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21/3 ->3/4).
- 10h30 ngày 25/5/1975: ta tấn công Huế.
- 26/3/1975 : Huế được giải phóng.
- 28/3/1975 : Ta tấn công Đà Nẵng.
- 29/3/1975 : Đà Nẵng được giải phóng.
- Từ 29/3 -> 3/4/1975 : Ta giải phóng các tỉnh ven biển miền trung : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên v.v
c) Chiến dịch Hồ Chí Minh.
* Trước chiến dịch :Từ 9/4/1975, ta đánh Xuân Lộc ; 16/4/1975, ta tiêu diêït phòng tuyến Phan Rang.
- 17h ngày 26/4/1975 : Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, quân ta theo năm hướng đã định sẵn tiến vào giải phóng Sài Gòn.
- 11h30 ngày 30/4: Sài Gòn giải phóng.
- Từ 30/4 -> 2/5/1975: các tỉnh còn lại của Nam bộ được giải phóng.
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
1. Ý nghĩa lịch sử. 
a) Trong nước.
- Kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi kết thúc 21 năm kháng chiêùn chống Mĩ, 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta, đất nước thống nhất.
- Mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập thống nhất, đi lên CNXH.
b) Quốc tế. 
- Tác động mạnh mẽ đến nước Mĩ, thế giới. 
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thếù giới.
- Là chiến công vĩ đại của thêù kỷ XX.
2. Nguyên nhân thắng lợi.
a) Chủ quan.
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo.
- Tạo dựng khối đoàn kết dân tộc đến mức cao độ.
- Hậu phương vững chắc: chi viện đủ sức người, sức của cho chiến trường. 
b) Khách quan.
- Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương.
- Sự ủng hộ của nhân dân các nước XHCN, ND yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
 3. Củng cố : 
 4. Dặn dò : Làm bài tập 2 Sgk Trang 165. Chuẩn bị bài 31 : Viêït Nam trong những năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975. ( SGK T. 166).
Chương VII: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
Tiết 48: Bài 31: ViƯt nam trong nh÷ng n¨m ®Çu 
sau ®¹i th¾ng mïa xu©n n¨m 1975
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức : Cung cấp cho HS những kiến thức :
 - Tình hình hai miền đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong những năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975.
 - Những biện pháp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa, thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
 2. Tư tưởng :
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, tinh thần độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, niềm tin vào tiền đồ cách mạng.
 3. Kỹ năng :
 - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ của cách mạng những năm đầu đất nước giành độc lập, thống nhất tổ quốc.
 B. CHUẨN BỊ:
Tư liệu lịch sử trong giai đoạn này,Tranh ảnh Sgk.
 C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ :
 ? Trình bày diễn biến, kết quả, cuộc tổng tiến công xuân 1975 ? 
 ? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1945-1975) 
 2. Bài mới : 	 
Hoạt động dạy học
Kiến thức cần đạt
- Đọc mục 1 (SGK T. 166).
- Hướng dẫn HS thảo luận với các nội dung sau :
+ Tình hình hai miền Nam-Bắc có những thuận lợi khó khăn gì sau đại thắng mùa xuân 1975 ?
=> Miền Bắc : Thuận lợi, khó khăn?
=> Miền Nam : Thuận lợi, khó khăn?
- Nhận xét – Bổ sung – chốt.
- Đọc mục II ( Sgk T. 167).
+ Sau đại thắng mùa xuân 1975, Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-Văn hóa đi lên CNXH như thế nào ?
- Nhận xét – Bổ sung – kết luận.
+ Miền Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế như thế nào ?
- Dựa vào SGK trả lời.
- Nhận xét –bổ sung – Kết luận.
- Yêu cầu HS thảo luận những nội dung sau :
+ Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở nước ta được tiến hành như thế nào ? 
+ Quốc hội khóa VI họp kỳ họp thứ nhất đã có những quyết định gì?
- Nhận xét – Kết luận bằng bảng phụ.
- Giới thiệu hình 79 – Đoàn tàu thống nhất Bắc-Nam.
I. Tình hình hai miền Nam – Bắc sau đại thắng mùa xuân 1975.
1. Tình hình Miền Bắc.
a) Thuận lợi.
- Từ 1954 đến 1975, cách mạng XHCN ở Miền Bắc đã giành được những thắng lợi to lớn, toàn diện.
- Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH.
b) Khó khăn: Hậu quả chiến tranh nặng nề, nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá :
 + 50 vạn ha đất bỏ hoang.
 + 1 triệu ha rừng bị châùt độc, bom đạn ..
 + Hàng triệu người thất nghiệp.
2. Tình hình Miền Nam.
a) Thuận lợi.
- Miền Nam hoàn toàn giải phóng.
- Chế độ thực dân mới và ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ.
b) Khó khăn.
- Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán, mất cân đối, lệ thuộc vào nước ngoài.
- Nhiều tệ nạn xã hội còn tồn tại.
II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – Văn hóa ở hai miền đất nước.
1. Miền Bắc. 
- Giữa năm 1976 : Căn bản hoàn thành khôi phục kinh tế.
* Thành tựu :
+ Thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 1975 và 6 tháng đầu năm 1976 có nhiều tiến bộ.
+ Diện tích lúa, hoa màu tăng.
+ Nhiều công trình, nhà máy được xây dựng mở rộng.
+ Các sản phẩm quan trọng đều đạt và vượt mức kế hoạch
+ Làm tròn nghĩa vụ hậu phương đối với cả nước và Đông Dương trong tình hình mới.
2. Miền Nam. 
- Chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng nhanh chóng được thiết lập.
- Hàng triệu đồng bào được hồi hương.
- Ruộng đất của bọn phong kiến, bọn phản động trốn ra nước ngoài bị tịch thu chia cho nhân da

File đính kèm:

  • docLich su 9II.doc
Giáo án liên quan