Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 môn Lịch sử

Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á đều giống nhau ở mục đích là giải phóng dân tộc khoát khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân. Cả ở Châu Á và Châu Phi, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đều phát triển ở qui mô rộng lớn khắp châu lục.

Tuy nhiên, khác với Châu Á là những nước phong kiến lạc hậu khi bị chủ nghĩa thực dân xâm chiếm, các nước Châu phi nói chung còn ở thời kì bộ lạc chuyển sang thời kì có giai cấp khi bị các nước đế quốc phương Tây xâm lược và thống trị. Vì vậy phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi mang những đặc điểm riêng như:

Một là: Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay tuy phát triển rộng khắp và lên cao chưa từng có, nhưng đẫ diến ra không đồng đều giữa các quốc gia và các khu vực ở Châu Phi. Đặc điểm phát triển không đồng đều của phong trào được thể hiện ở mức độ giành được độc lập, qui mô phong trào và các hình thức đấu tranh. Nguồn gốc của sự phát triển không đồng đều này là do trình độ phát triển kinh tế, chính trị ở các nước Châu phi chênh lệnh nhau rất lớn.

Hai là: Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nói chung do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Ở Châu Phi, giai cấp tư sản đều có tổ chức chính đảng của mình và các chính Đảng này cũng có ảnh hưởng to lớn trong nông dân và các ầng lớp nhân dân. Giai cấp công nhân ở các nước Châu Phi tuy có tăng cường số lượng trong những năm sau chiến tranh, nhưng phần lớn chưa có tổ chức chính đảng của mình, trừ một số nước ở Bắc Phi và Nam Phi. Tuy nhiên, các tổ chức công đoàn đã được thành lập ở hầu hết các nước và tổ chức liên hiệp công đoàn toàn Châu Phi ra đời thnags 5/1951.

Ba là: Một đặc điểm quan trọng khác là khi chủ nghĩa đế quốc phương Tây xâm lược, các nước Châu Phi nói chung còn ở trong tình trang bộ lạc, chưa hình thành các quốc gia, dân tộc. Sau khi bị xâm lược, các nước Châu Phi đã bị các nước đế quốc chia cắ thành nhiều vùng nhỏ, xen kẽ lẫn nhau, hoạch định đường biên giới theo sức mạnh và sự thỏa hiệp giữa các nước đế quốc không tính đến biên giới tự nhiên cũng như phân bố dân cư các chủng tộc. Chính điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột dân tộc, sắc tộc ở khu vực này sau khi đã giành được độc lập dân tộc nhưng chiến ranh, nội chiến còn kéo dài.

 

doc54 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 môn Lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o mọi tầng lớp tham gia, đã xuất hiện khởi nghĩa vũ trang từng phần giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (ngày 11/3/1945) đã bùng nổ đầu tiên và giành thắng lợi, chính quyền cách mạng đã ra đời. Từ đó phong trào lan rộng ra cả nước, khởi nghĩa Hưng Nhân ở Thái Bình (ngày 12/3/1945) cúng giành được thắng lợi.
Tại căn cứ địa Việt Bắc, nhân dân đã nổi dậy giải phóng hàng loạt các địa bàn, thành lập ủy ban giải phóng, các tù chính trị phá nhà giam vượt ngục.
Phong trào phá kho thóc cứu đói cho nhân dân phát triển trong toàn nước. Cán bộ Việt Minh xuất hiện ở những đám đông kêu gọi pha skho thóc chia cho mọi người. Đây là phong trào mang tính chất kinh tế nhưng là cao trào mạng tính chất chính trị sâu sắc, nó bảo vệ sự sống cho nhân dân, nó làm cho người dân hăng hái hơn đi theo cách mạng.
Phong trào mít tinh, biểu tình chống Nhật cũng nổ ra ở khắp nơi. Phong trào của công nhân cúng sôi nổi, vừa đấu tranh đòi quyền lợi vừa phá hoại sản xuất, vừa bí mật sản xuất, sửa chữa vũ khí cho Việt Minh. Hoạt động diệt ác trừ gian cũng diến ra sôi nổi.
Giữa lúc đó, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì họp (thnág 4/1945) đã quyết định phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa chống Nhật, thống nhất các lực lượng vũ trang. Mặt trận Việt Minh cũng ra chỉ thị thành lập ủy ban dân tộc giải phóng địa phương và ở trung ương. Phong trào kháng Nhật đã làm cho quân Nhật hầu như tê liệt, chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều nơi. Qua phong trào này đã chứng tỏ, kẻ thù đã hoang mang, dao động trước sức lớn mạnh của quần chúng nhân dân. Phong trào này đã làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám nhanh chóng thắng lợi.
Câu 15: Em hãy chọn 08 sự kiện tiêu biểu trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và điền vào bảng sau :
Tám sự kiện tiêu biểu
- 14-15/8/1945, HN toàn quốc của ĐCS ĐD họp ở Tân Trào (Tuyên Quang). Quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc trước khi quân đồng minh vào. thành lập UBKN, ra bản Quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân nổi dậy.
- 15/8/1945, Mệnh lệnh khởi nghĩa từ Tân Trào truyền về HN đã cổ vũ mạnh mẽ công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở HN và trong phạm vi toàn quốc
- 16-17/8/1945, Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) Lãnh tụ HCM ra mắt trước các đại biểu Quốc dân, ĐH đã tán thành Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của VM, lập uỷ ban DTGPVN, HCM gửi thư, kêu gọi khích lệ cả nứơc nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- 19/8/1945, Giành chính quyền ở Hà Nội - cơ quan đầu não của Nhật bị tiêu diệt. Đây là thẵng lợi có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi cho CM trong toàn quốc.
- 23/8/1945, Giành chính quyền ở Huế - trung tâm đầu não chính quyền phong kiến phản động thân Nhật bị tiêu diệt. Thành luỹ của phong kiến triều Nguyễn lọt vào tay CM, quyết định đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến VN.
- 25/8/1945, Giành CQ ở Sài Gòn - thủ tiêu cơ sở kinh tế quan trọng của Nhật, làm tê liệt mọi âm mưu chống cự của bọn thân Nhật. Thành luỹ cuối cùng của chế độ thực dân bị sụp đổ
- 30/8/1945,	Tại Huế, Bảo Đại nộp ấn và kiếm cho đại diện của CQ 
cách mạng	Chính thể quân chủ ở VN vĩnh viến bị xoá bỏ ...
08	2/9/1945	Tại Quảng trường Ba đình Hà Nội lễ thành lập nước VNDCCH	- Chủ tịch HCM thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn ĐL.
- Nước VNDCCH-nhà nước công nông đầu tiên ở ĐNA ra đời. CMT8 thắng lợi 
Câu 15: Sách giáo khoa lịch sử lớp 9, trang 97 có viết “Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Bằng kiến thức đã học, anh, chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên ?
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã lật đổ ách thống trị tồn tại hơn 80 năm của chế độ thực dân Pháp, lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta. Với thành công này, đã đưa nước ta từ một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập tự do, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ lên người làm chủ nước nhà. Thắng lợi này đã mở ra một bước ngoặt mới, một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập tự do.
Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Tám không lâu, nước Việt Nam độc lập gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, rơi vào tình thế “ngàn năm treo sợi tóc”.
ở phía Bắc từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có 20 vạn quân Tưởng kéo vào với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất là chống phá cách mạng, lật đổ nhà nước non trẻ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Phía Nam có 1 vạn quân Anh kéo vào với danh nghĩa là giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất là giúp quân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
Trên khắp đất nước ta còn 6.000 quân Pháp và càng ngày càng tăng thêm số lượng. Ngoài ra còn quân Nhật trong khi chờ giải giáp sẵn sàng làm theo lệnh của quan thầy Anh.
Bọn phản động hoạt động chống phá.
Tài chính thì cạn kiệt, trong khởi nghĩa tháng Tám, ta không chiếm được ngân hàng Đông Dương. Ngân khố của nhà nước chỉ vẻn vẹn có hơn 1.200.000 đồng nhưng một nửa là rách nán không sử dụng được.
Xã hội rối loạn với các tệ nạn xã hội.
Kinh tế kiệt quệ: hạn hán, mất mùa, lụt lội... hàng hóa thì khan hiếm, đặc biệt nhân dân ta vừa trải qua nạn đói kinh hoàng làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết. Đây là hậu quả của chính sách bóc lột của Pháp - Nhật.
Về chính trị: Nhà nước non trẻ chưa được củng cố
Về giáo dục với hơn 90% dân số là mũ chữ.
Mặc dù vậy, dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, nước ta lại được độc lập, nhân dân ta được tự do. Đây là sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc ta sẽ mạng hết tinh thần, lực lượng để giữ gìn, bảo vệ độc lập tư do đã giành được.
Mặt khác, Đảng cộng sản Đông Dương đã trở thành một Đảng cầm quyền do Hồ Chí Minh đứng đầu đã vững lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh nguy hiểm để cập bến vinh quang.
Hơn nữa, tình hình thế giới tương đối thuận lợi, phong trào cách mạng thế giới đang dâng cao, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành sẽ là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ đối với dân tộc ta vượt qua tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”./
Câu 16: Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Đảng, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có những chủ trương và biện pháp gì để củng cố chính quyền và giữ vững thành quả cách mạng ?
Sau cách mạng tháng Tám, một thuận lợi của cách mạng Việt Nam là nước ta được độc lập, nhân dân cả nước vui mừng, phấn khởi với nền độc lập đó. Nhưng chúng ta cũng gặp muôn vàn khó khăn trên tất cả các mặt từ kinh tế, tài chính đến quân sự, văn hóa, giáo dục. Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ đã từng bước khắc phục những khó khăn để đưa con thuyền cách mạng cập bến vinh quang.
Ngày 25/11/1945, Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” của Ban Chấp Hành trung ương Đảng ra đời đã xác định cách mạng ở Đông Dương lúc này cũng là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nước ta chưa được độc lập hoàn toàn. Chỉ thị nêu rõ kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược. Phải tập trung ngọn lửa đấu tranh chống Pháp. Nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt lúc này là củng cố chính quyền, bài trừ nội phản.
Sau Chỉ thị, Đảng, Chính phủ đã cụ thể hóa những việc phải làm với hoàn cảnh cụ thể, sáu nhiệm vụ cụ thể:
Một là, phải cứu đói
Hai là, chống thất học
Ba là, tiến hành Tổng tuyển cử để hợp pháp hóa chính quyền
Bốn là, Giáo dục phẩm chất con người mới
Năm là, tuyên bố xóa bỏ mọi thứ thuế vô nhân đạo
Sáu là, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ được tự do tín ngưỡng.
Để thực hiện được 6 nhiệm vụ trên, cần phải có một tay lái vững vàng - đó là Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Để củng cố nền tảng chung thống nhất về chính trị, phải củng cố mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết toàn dân, nhất trí toàn dân. Trước đây, Mặt trận Việt Minh đã góp phần quan trọng trong tập hợp quần chúng, nay tiếp tục mở rộng mặt trận. Ngày 29/05/1946, Mặt trận Liên Việt ra đời để thu hút các Đảng phái, các lực lượng khác nhau vì lí do nào đó chưa ra nhập Việt Minh. Các đoàn thể khác cũng ra đời như: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (5/1946), Đảng Xã Hội Việt Nam (8/1946). Như vậy lúc này chúng ta có 3 đảng: Đảng dân chủ, Đảng xã hội Việt Nam chịu sự chi phối, lãnh đạo của Đảng cộng sản (Đảng dân chủ và Đảng xã hội đã giải tán vào năm 1986).
Như vậy, khối đoàn kết toàn dân được củng cố, đảm bảo cho cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi.
Trên cơ sở lực lượng quần chúng, ta đã đập tan bộ máy nhà nước, cơ quan thuộc chính phủ Liên bang Đông Dương. Thành lập bộ máy, chính quyền cách mạng.
Ngày 5/9/1945, nhà nước ban hành Sắc lệnh giải tán các Đảng phái, cơ quan thân Nhật, Pháp trước đây.
Ngày 3/9/1945, Chính phủ Lâm thời ra sắc lệnh thiết lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.
Ngày 8/9/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 14SL nói về cuộc tổng tuyển cử trong cả nước.
Ngày 06/1/1946, cả nước tưng bừng tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa I của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây được coi là cuộc vận động chính trị sâu sắc của nước Việt Nam. Với hơn 90% cử tri đi bầu cử và bầu được 333 đại biểu. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nước tiên tiến, khẳng định ý chí đoàn kết toàn dân kiên quyết bảo vệ độc lập và xây dựng chính quyền mới.
Sau bầu cử Quốc Hội, khắp Bắc và Trung Kì tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Ngày 2/3/1946, Quốc Hội khóa I đã họp phiên đầu tiên, đã thông qua ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người do Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Ngày 9/11/1946, Hiến pháp được thông qua. Đây là Hiến pháp tiến bộ nhất ở Đông Nam á cũng như Châu á.
Xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ quan trọng. Đội Việt Nam giải phóng quân đổi tên là Vệ quốc quân. Phong trào luyện tập võ nghệ trong các đơn vị tự vệ diễn ra sôi nổi.
Giải quyết nạn đói là vấn đề cấp bách. Dựa vào sức dân, tinh thần đoàn kết. Trước mắt thực hiện phong trào “nhường cơm sẻ áo” Hồ Chí Minh đã viết thư cho toàn dân, kêu gọi thực hiện “Hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng tâm”. Nhịn ăn đã trở thành một phong trào rộng rãi của quần chúng nhân dân. Về lâu dài cần tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa ! Bác còn gửi thư cho nhà nông với “thực túc binh cường, ăn no đánh thắng” hay khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”. Với quyết tâm của nhân dân cả nước, nạn đói đã d

File đính kèm:

  • docGA_HS_GIOI_KHOI_9.doc