Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

1.Kiến thức.

HS cần nắm được những kiến thức cơ bản sau:

- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Những thủ đoạn của TDP về chính trị, văn hóa, giáo dục, phục vụ cho chương trình khai thác lần này.

- Sự phân hóa giai cấp và thái độ, khả năng cách mạng của các giai cấp (trong chương trình khai thác lần hai).

2.Tư tưởng.

3.Kĩ năng.

Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát lược đồ , trình bày một vấn đề lịch sử bằng lược đồ và sau đó rút ra nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử.

B.Thiết bị và tài liệu.

- Lược đồ về nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai.

- Một số tài liệu và hình ảnh về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của TDP và đời sống cực khổ của nhân dân trong thời kì này.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16, Tiết: 16
Ngày soạn: 19/11/2009	
Ngày dạy: 23/11/2009	
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM1919-1930
	BÀI 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức.
HS cần nắm được những kiến thức cơ bản sau:
- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Những thủ đoạn của TDP về chính trị, văn hóa, giáo dục, phục vụ cho chương trình khai thác lần này.
- Sự phân hóa giai cấp và thái độ, khả năng cách mạng của các giai cấp (trong chương trình khai thác lần hai).
2.Tư tưởng.
3.Kĩ năng.
Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát lược đồ , trình bày một vấn đề lịch sử bằng lược đồ và sau đó rút ra nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử.
B.Thiết bị và tài liệu.
- Lược đồ về nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai.
- Một số tài liệu và hình ảnh về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của TDP và đời sống cực khổ của nhân dân trong thời kì này.
C.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC.
1 ổn định
2.Kiểm tra bài cũ.
- Em cho biết những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại (1945 đến nay)?
- Xu thế của thế giới hiện nay là gì?
- Tại sao nói: "Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc"?
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
?
 TDP tiến hành chương trình khai thác lần thứ hai đối với nước ta trong hoàn cảnh nào ? nhằm mục đích gì?
?
 Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của TDP là gì?
Hỏi HS: dựa vào lược đồ (hình 27) để trình bày chương trình khai thác lần hai của TDP ở VN, chúng tập trung vào những nguồn lợi nào?
?
 Trong chương trình khai thác lần hai, TDP đã thực hiện những chính sách cai trị như thế nào, đối với nước ta?
?
 Tất cả các thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục ở nước ta nhằm mục đích gì?
?
 Em hãy trình bày sự phân hóa giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam từ sau CTTG lần thứ nhất và thái độ chính trị của từng giai cấp, trước hết là với giai cấp phong kiến?
?
 Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời và phát triển như thế vào? Thái độ chính trị của họ ra sao?
?
 Giai cấp Tiểu tư sản ra đời và phát triển như thế nào?
?
 Giai cấp nông dân Việt Nam phát triển như thế nào? Thái độ chính trị của họ ra sao?
?
 Giai cấp công nhân phát triển như thế nào? Thái độ chính trị của họ ra sao?
Rút ra kết luận:
Như vậy dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của TDP, kinh tế VN phát triển ở mức độ nhất định (ngoài ý muốn chủ quan của TDP). Điều đó làm xã hội VN phân hóa sâu sắc hơn.
H
 - Hoàn cảnh:
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, TDP bị thiệt hại nặng nề. 
- Mục đích: vơ vét và bóc lột thuộc địa để bù đắp vào sự thiệt hại trong chiến tranh.
H
- TDP tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, mà trọng tâm là cao su.
- Tăng cường khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than.
- Công nghiệp: chỉ đầu tư vào công nghiệp nhẹ, không đầu tư vào công nghiệp nặng để nền kinh tế phát triển không cân đối , phụ thuộc kinh tế chính quốc.
- Thương nghiệp: phát triển hơn.
+ Đánh thuế nặng vào hàng các nước nhập vào Việt Nam trước đây: Trung Quốc, Nhật Bản.
+ Hàng hóa pháp nhập vào Việt Nam tăng lên.
+ Giao thông vận tải:
Đầu tư thêm vào đường sắt xuyên Đông Dương và một số đoạn cần thiết.
- Ngân hàng Đông Dương nắm mọi huyết mạch kinh tế, độc quyền phát hành đồng bạc.
- Tăng cường bóc lột thuế má.
H
 - Về chính trị:
+ Mọi quyền hành đều tập trung vào tay người Pháp, vua quan là bù nhìn, tay sai.
+ Mọi quyền tự do, dân chủ bị bóp nghẹt.
+ Thẳng tay đàn áp cách mạng.
+ Thực hiện chính sách "chia để trị".
- Về văn hóa, giáo dục
+ Thi hành chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân.
+ Trường học mở rất hạn chế.
- Công khai tuyênc truyền cho chính sách "khai hóa" của TDP.
H
 MĐ: củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa, mà sợi dây chỉ đỏ xuyên suốt là chính sách văn hóa nô dịch và ngu dân để dễ bề thống trị.
H
 - Giai cấp phong kiến:
+ Câu kết chặt chẽ với TDP
+ Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
+ Tăng cường áp bức bóc lột.
Nhìn chung giai cấp phong kiến là đối tượng của cách mạng (trừ một bộ phận nhỏ yêu nước).
H
 - Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
- Bao gồm có hai bộ phận:
+ Tầng lớp tư sản mại bản, có quyền gắn chặt với đế quốc (đối tượng của cách mạng).
+ Tầng lớp tư sản dân tộc, kinh doanh độc lập, thái độ chính trị cải lương, dễ thỏa hiệp.
H
 - Giai cấp tiểu tư sản hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
- Họ bị thực dân bạc đãi, chèn ép, khinh miệt, đời sống bấp bênh.
- Quan trọng nhất là tầng lớp tiểu tư sản trí thức, họ hăng hái cách mạng, tiếp thu những tư tưởng văn hóa mới, là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.
H
 - Chiếm trên 90% dân số.
- Bị TDP và phong kiến áp bức nặng nề .
- Bị bần cùng hóa không lối thoát.
- Họ là lực lượng cách 
mạng hùng hậu
H
- Hình thành từ đầu thế kỉ XX, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, sống tập trung ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Có đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới và có những đặc điểm riêng sau:
+ Chịu 3 tầng áp bức: Đế quốc, phong kiến, tư sản.
+ Gần gũi với nông dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước.
- Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo.
I. CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC LẦN THỨ HAI CỦA THỰC DÂN PHÁP
- Hoàn cảnh:
sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, TDP bị thiệt hại nặng nề. 
- Mục đích: vơ vét và bóc lột thuộc địa để bù đắp vào sự thiệt hại trong chiến tranh.
- TDP tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, mà trọng tâm là cao su.
- Tăng cường khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than.
- Công nghiệp: chỉ đầu tư vào công nghiệp nhẹ, không đầu tư vào công nghiệp nặng để nền kinh tế phát triển không cân đối , phụ thuộc kinh tế chính quốc.
- Ngân hàng Đông Dương nắm mọi huyết mạch kinh tế, độc quyền phát hành đồng bạc.
- Tăng cường bóc lột thuế.
II. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC
- Về chính trị:
+ Mọi quyền hành đều tập trung vào tay người Pháp
+ Thẳng tay đàn áp cách mạng.
+ Thực hiện chính sách "chia để trị".
- Về văn hóa, giáo dục:
+ Thi hành chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân.
+ Trường học mở rất hạn chế.
Củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa, mà sợi dây chỉ đỏ xuyên suốt là chính sách văn hóa nô dịch và ngu dân để dễ bề thống trị.
- Giai cấp phong kiến:
+ Câu kết chặt chẽ với TDP
+ Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
+ Tăng cường áp bức bóc lột.
- Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
- Bao gồm có hai bộ phận:
+ Tầng lớp tư sản mại bản, có quyền gắn chặt với đế quốc (đối tượng của cách mạng).
+ Tầng lớp tư sản dân tộc, kinh doanh độc lập, thái độ chính trị cải lương, dễ thỏa hiệp.
- Giai cấp tiểu tư sản hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
- Chiếm trên 90% dân số.
- Bị TDP và phong kiến áp bức nặng nề .
- Bị bần cùng hóa không lối thoát.
- Họ là lực lượng cách 
mạng hùng hậu
- Có đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới và có những đặc điểm riêng sau:
+ Chịu 3 tầng áp bức: Đế quốc, phong kiến, tư sản.
+ Gần gũi với nông dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước.
- Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo.
4. Củng cố.
- Nêu nội dung chương trình khai thác lần hai của TDP ở nước ta?
- Mục đích của các thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục của TDP trong thời kì khai thác thuộc địa lần hai ở VN là gì?
- Em hãy trình bày sự phân hóa giai cấp trong lòng xã hội VN (từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất).?
	5.Dặn dò
	Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã phân hóa như thế nào? Thái độ chính trị của mỗi giai cấp?
TT DUYỆT
PHÙNG THÀNH ĐƯỢC

File đính kèm:

  • docsu 9 tiet 16.doc
Giáo án liên quan