Giáo án môn Khoa học Lớp 4 - Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí ? - Đổng Trọng An

I.Mục tiêu: Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

- Học sinh biết được không khí có ở xung quanh chúng ta .

-TCTV: Thí nghiệm

-GDHS: Góp phần bảo vệ môi trường không khí trong sạch .

-BĐKH: HS có ý thức bảo vệ bầu không khí luôn trong sạch.

II.Chuẩn bị: -Hình trang 62, 63 SGK.

-Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi bi lông to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học Lớp 4 - Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí ? - Đổng Trọng An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Ngày soạn 25/11/2014
Ngày dạy thứ tư 27/11/2014
Người soạn: giáo viên Đổng Trọng An
Môn: Khoa học
 ( Tiết 30 ) : LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? 
I.Mục tiêu: Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Học sinh biết được không khí có ở xung quanh chúng ta .
-TCTV: Thí nghiệm
-GDHS: Góp phần bảo vệ môi trường không khí trong sạch .
-BĐKH: HS có ý thức bảo vệ bầu không khí luôn trong sạch.
II.Chuẩn bị: -Hình trang 62, 63 SGK.
-Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi bi lông to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô.
III.Các hoạt động dạy học ( 35 phút ).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1.Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
2.Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?
-GV nhận xét.
3.Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Không khí ở xung quanh ta.
-GV tiến hành hoạt động cả lớp.
-1 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.
 - HS quan sát túi đã buộc,trả lời câu hỏi
-Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ?
 -Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ?
-Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?
Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.
Hoạt động 2: Không khí ở quanh mọi vật. 
-GV chia lớp thành 3 nhóm. 1 nhóm làm một thí nghiệm như SGK.
 -Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
-Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ?
-TCTV: Thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh
-Khi mở nút chai ra ?
-Nhúng hòn gạch, cục đất, đá,.xuống nước ?
-Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
 -Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
 -HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
-BĐKH: +Nêu một số nguyên nhân làm cho bầu không khí bị ô nhiễm ?
+Để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì?
4.Củng cố: HS nhắc lại ND bài học
-Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-BĐKH: GDHS có ý thức bảo vệ bầu không khí luôn trong sạch.
5.Dặn dò – nhận xét : HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
-2 HS trả lời.
-Cả lớp nhận xét
-HS lắng nghe.
-Cả lớp.
-HS làm theo.
-Quan sát và trả lời.
-Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
-Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
-Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
-HS lắng nghe.
-Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm.
-HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
-Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống  Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy. Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy.
-Khi mở nút chai ra ta thấy có bong bóng nước nổi lên mặt nước.
Không khí có ở trong chai rỗng.
-Nhúng hòn gạch, cục đất xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng bọt biển (hay hòn gạch, cục đất).
Không khí có ở trong khe hở của hòn gạch, cục đất,.
-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, hòn gạch, đất khô,...
-HS quan sát lắng nghe.
- Do khói bụi từ các nhà máy ,xí nghiệp 
- Khí thải của các loại động cơ .
- Khói bụi từ các đám cháy rừng 
+ Chúng ta nên thu dọn rác, tránh để bẩn, thối, bốc mùi vào không khí, 
-Cả lớp lắng nghe .

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_4_bai_30_lam_the_nao_de_biet_co_kho.doc
Giáo án liên quan