Giáo án môn Đạo đức, Kĩ thuật, Thể dục Lớp 4 - Tuần 22 - Đặng Thị Hồng Anh

II. NỘI DUNG

 1. Điểm lại tình hình tuần 22

 * Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần

 * GV nhận xét chung

- Lớp duy trì tốt sĩ số, các nề nếp thi đua tương đối ổn định, không khí thi đua sôi nổi.

- Về học tập các em thực hiện hiện tốt nề nếp truy bài đầu giờ.

- HS đã chuẩn bị tương đối đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

- Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tốt VS luân phiên.

- Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.

- Chấp hành tốt an toàn giao thông.

 * Một số tồn tại:

- Lớp còn ồn, một số em quên dụng cụ học tập : Hằng, Dét, Dũng, Thu, .

- Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học : Khang, Công, T.Thanh.

- Về vệ sinh cá nhân, một số em chưagọn gàng,sạch sẽ : Dét; Trang; Tý, My.

 *GV Nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong tuần sau

 

doc9 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức, Kĩ thuật, Thể dục Lớp 4 - Tuần 22 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ït nêu từng ý kiến của BT2.
 Trong những ý kiến sau, em đồng ý với ý kiến nào?
a. Chỉ cần lịch sự với ngưòi lớn tuổi.
b. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
c. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
d. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già- trẻ, nam- nữ.
đ. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
 -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 -GV nhận xét kết luận – GD tư tưởng :
*Hoạt động 2: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/33)
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai tình huống a, bài tập 4.
 * Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh. Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?
 -GV nhận xét chung – tuyên dương nhóm thể hiện tốt .
 Kết luận chung :
 -GV đọc câu ca dao sau 
 Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
GV nhận xét – chốt lại câu giải thích đúng nhất.
4.Củng cố 
 Lịch sự với mọi người cần phải làm gì?.
 -Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
5. Dặn dò:
 -Về xem lại bài và áp dụng những gì đã học vào thực tế.
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Giữ gìn các công trình công cộng”
Hát
HS lên bảng nêu
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa bài.
1HS đọc nội dung BT2, thảo luận cặp đôi các ý kiến đưa ra nhận xét .
 HS biểu lộ thái độ theo cách quy ước 
Đồng ý( đúng) : đỏ
Không đồng ý( sai) : xanh.
-HS giải thích sự lựa chọn của mình.
 +Các ý kiến c, d là đúng.
 +Các ý kiến a, b, đ là sai.
-Cả lớp lắng nghe.
-Các nhóm HS chuẩn bị cho đóng vai.
-Một nhóm HS lên đóng vai; Các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác.
-Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
2HS nhắc lại ghi nhớ bài.
-HS lắng nghe, suy nghĩ nêu câu giải thích.
-HS cả lớp thực hiện.
KĨ THUẬT
TIẾT 22 : TRỒNG CÂY RAU , HOA( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
 - HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng 
2. Kĩ năng: 
-HS trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất . 
3. Thái độ: 
 - HS có ý thức ham thích trồng cây, quý trọng thành quả LĐ và làm việc chăm chỉ, đúng kiõ thuật . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
_ Vật liệu và dụng cụ : 1 số cây con rau, hoa để trồng ; túi bầu có chứa đầy đất ; cuốc dầm xới , bình tưới nước có vòi hoa sen .
Học sinh : 
Một số vật liệu và dụng cụ như GV 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1’
5’
1’
10’
15’ 
5’
1’
Khởi động:
Bài cũ: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau và hoa
Những điều kiện nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau và hoa?
GV nhận xét – tuyên dương
3. Bài mới
1.Giới thiệu bài – ghi tựa bài:
 Trồng cây rau và hoa, nêu mục tiêu bài học.
 2.Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con.
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi :
 +Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
 +Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
 -GV nhận xét, giải thích: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng mập, khỏe không bị sâu,bệnh thì sau khi trồng cây mau bén rễ và phát triển tốt.
 -GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi :
 +Tại sao phải xác định vị trí cây trồng ?
 +Tại sao phải đào hốc để trồng ?
 +Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng ?
 -Cho HS nhắc lại cách trồng cây con.
 * Hoạt động 2: GV HD thao tác kỹ thuật 
 -GV kết hợp tổ chức thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 ở vườn trường nếu không có vườn trường GV hướng dẫn HS chọn đất, cho vào bầu và trồng cây con trên bầu đất. (Lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô cho vào túi bầu . Sau đó tiến hành trồng cây con).
GV nhận xét – kết luận.
.4 .Củng cố:
 -Nêu các bước trồng cây con ? 
GV kết hợp GD tư tưởng cho HS 
 - Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:
 -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau. 
Hát
2HS lên bảng trả lời – HS khác nhận xét.
+ Những điều kiệnảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau và hoa là ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng, không khí.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS đọc nội dung bài SGK.
- HS đ bài cũ.
-Cần phải chọn câykhỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn đ63 cây trồngn phát triển tốt, cho năng suất cây trồng cao. 
- Đất trồng cây con làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, đá, sỏi, san phẳng mặt luống.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và trả lời.
+Vì mỗi loại cây cần một khoảng cách khác nhau( cây có tán lá rộng => khoảng cách lớn; cây có tán lá hẹp => khoảng cách nhỏ).
+ Phải đào hốc để trồng cây thì rễ cây không bị cong, mau bén rễ.
+ Phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng để giúp cây đứng vững, không bị nghiêng ngả và tưới nhẹ nước để cây không bị héo.
-2 HS nhắc lại.
-HS thực hiện trồng cây con theo các bước trong SGK theo nhóm.
- HS các nhóm nhận xét.
- 2HS đọc ghi nhớ SGK trang 59. 
HS nêu – HS khác nhận xét.
HS nhận xét tiết học 
THỂ DỤC
TIẾT 42 : NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
TRÒ CHƠI : “ĐI QUA CẦU ”
I. MỤC TIÊU : 
 -Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. 
 -Học trò chơi: “Đi qua cầu” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, hai em một dây nhảy và dụng cụ sân chơi cho trò chơi “Đi qua cầu”. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
ĐL
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -HS tập bài thể dục phát triển chung.
 -Khởi động: Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 -Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
2. Phần cơ bản:
 a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân 
 -GV cho HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm hai chân bật nhảy qua dây nhẹ nhàng theo nhịp quay dây. 
 -GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng dùng lời và tiếng vỗ tay điều khiển nhịp cho tổ của mình nhảy. Riêng mỗi tổ khi tập luyện có thể chia thành từng đôi tập hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập và đếm số lần, GV phát hiện và sửa chữa động tác sai cho HS. 
Kết thúc nội dung xem tổ nào, bạn nào nhảy được nhiều lần nhất.
 -Cả lớp nhảy dây theo nhịp hô. Em nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương. 
 b) Trò chơi : “Đi qua cầu”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV phổ biến cách chơi. 
 Chuẩn bị :
 Sử dụng ghế băng hoặc cầu thăng bằng hoặc nơi có bật gạch xây có bề mặt 15 – 20 cm, độ cao cách mặt đất 20 – 30cm. 
 Cách chơi : 
 Các em lần lượt bước lên đầu cầu hoặc ghế băng, rồi đi sang phía bên kia, tương tự như đang đi qua cầu. Trong quá trình chơi quy định cho các em từng đợt như: đi đồng thời hai tay chống hông, dang ngang, giơ lên cao hoặc đi kiểng gót, đi có mang trọng vật  Đi đến đầu cầu bên kia thì nhảy xuống vòng về tập hợp ở cuối hàng (có thể đi sang đầu cầu rồi đi quay trở lại). Lần lượt hết em nọ rồi đến em kia.
 -GV cho HS tập trước 1 số lần đi trên mặt đất, sau đó đứng và đi trên cầu để làm quen và tập giữ thăng bằng rồi tổ chức cho tập thử đi trên cầu theo tổ.
 -GV tổ chức cho HS chơi chính thức. Tổ nào thực hiện đúng nhất, tổ đó thắng.
 Lưu ý: GV nhắc nhở các nhóm giúp đỡ nhau trong luyện tập, tránh để xảy ra chấn thương.
3. Phần kết thúc:
 -Chạy nhẹ nhàng, sau đó đứng tại chỗ tập một số động tác hồi tĩnh thả lỏng tay chân kết hợp hít thở sâu. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 -GVø giao bài tập về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
 -GV hô giải tán.
6 – 10’
1 – 2’
2L8N
2’
1 – 2’ 
18 – 22’
12– 14’
7 – 8’
4 – 6’
1 – 2’ 
1 – 2’ 
1’ 
1’
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
€ € € €
 € € € €
 € € € €
 € € € €

GV
 GV 
 GV 
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
€ € € €
 € € € €
€ € € €
 € € € €
GV
 * HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy. 
 * Hình 52 trang 109.
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập
-HS trong lớp tập hợp thành 4 hàng dọc thẳng hướng vào đầu cầu.
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc: HS tập hợp 4 hàng ngang.
==========
==========
==========
==========
5GV
-HS hô “khỏe”.
THỂ DỤC
TIẾT 44 :KIỂM TRA NHẢY DÂY
TRÒ CHƠI : “ĐI QUA CẦU ”
I. MỤC TIÊU :
 -Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chậm hai chân. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác. 
 -Trò chơi: “Đi qua cầu” Yêu cầu nắm được cách chơivà tham gia chơi tư

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dao_duc_ki_thuat_the_duc_lop_4_tuan_22_dang_thi.doc