Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết đúng các chữ cái e, ê

- Nhận ra chữ e, ê trong từ có nghĩa.

- Trẻ biết so sánh chữ e và chữ ê.

2. Kĩ năng:

- Phát âm đúng, rõ ràng các chữ e, ê

- Trẻ biết chơi với các trò chơi với chữ cái e, ê

- Phát triển khả năng quan sát, chú ý có chủ định.

3. Thái độ:

- Trẻ biết quan tâm đến những người thân yêu trong gia đình của mình.

2. Chuẩn bị:

- Thẻ chữ cái cho cô và trẻ

- Tranh “mẹ”, “mẹ bế bé”

- Một số đồ dùng trong gia đình có gắn chữ cái e, ê, o, ô, ơ, a,

- Tranh các chữ cái o, ô, ơ, e, ê in rỗng.

- Tranh chứa từ có nghĩa chơi trò chơi.

- Đất nặn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG ĐỢT I
HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGŨ
Chủ điểm: Gia đình
Đề tài: Làm quen chữ cái
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Ngày dạy: 03/11 /2014
Người soạn: Lãnh Thị Thu Hà
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đúng các chữ cái e, ê
- Nhận ra chữ e, ê trong từ có nghĩa.
- Trẻ biết so sánh chữ e và chữ ê.
2. Kĩ năng:
- Phát âm đúng, rõ ràng các chữ e, ê
- Trẻ biết chơi với các trò chơi với chữ cái e, ê
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý có chủ định.
3. Thái độ:
- Trẻ biết quan tâm đến những người thân yêu trong gia đình của mình.
2. Chuẩn bị: 
- Thẻ chữ cái cho cô và trẻ
- Tranh “mẹ”, “mẹ bế bé”
- Một số đồ dùng trong gia đình có gắn chữ cái e, ê, o, ô, ơ, a, 
- Tranh các chữ cái o, ô, ơ, e, ê in rỗng.
- Tranh chứa từ có nghĩa chơi trò chơi.
- Đất nặn.
3. Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại, luyện tập.
4. Thực hiện:
a. Ổn định:
- Cô cùng trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Cô trò chuyện với trẻ về bài hát:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về gì nào?
+ Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?
+ Để tỏ lòng biết ơn ông bà, bố mẹ, các con phải làm gì?
Cô khái quát: Gia đình thì có ông, bà, bố, mẹ và các con Mọi người trong gia đình ai cũng yêu thương nhau. Sống với những người thân trong gia đình, các con được bảo vệ, chăm sóc, dạy dỗ để ngày càng khôn lớn. Để biết ơn công lao chăm sóc, dạy dỗ che chở của những người thân, các con phải ngoan, lễ phép, chăm học, biết giúp đỡ ông bà cha mẹ, vâng lời cô giáo
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Làm quen e, ê
* Làm quen chữ e:
- Cô giới thiệu: Mọi người trong gia đình đều chăm sóc và dạy dỗ các con nhưng người đặc biệt nhất luôn gần gũi, quan tâm, yêu thương các con, nấu cơm cho các con ăn, tắm cho các con, giặt đồ cho các con đố các con đó là ai nào? Cô chính xác lại câu trả lời của trẻ.
- Cô mở powerpoin cho trẻ xem hình ảnh “mẹ”.
- Để chỉ hình ảnh mẹ thì cô có từ “mẹ”.
- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “mẹ”.
- Cô cũng có từ “mẹ” được ghép thành các thẻ chữ cái rời. 
- Cho trẻ đếm số chữ cái để ghép thành từ “mẹ”.
- Cô nói: Các chữ cái này lớp mình đều chưa được học và bây giờ cô sẽ cho lớp mình làm quen chữ e trước
- Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe. 
- Trẻ quan sát thẻ chữ e, cô cho trẻ phát âm (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân)
- Cô giới thiệu nét chữ e: Chữ “e” gồm một nét 1 nét cong hở bên phải và một nét thẳng ngang. 
- Cô giới thiệu chữ e in thường, e in hoa, e viết thường.
+ Cô giới thiệu chữ “e” in thường hay gặp nhất, trong tài liệu và sách truyện. Cô cho trẻ phát âm e in thường.
+ Ngoài chữ “e” in thường còn có chữ “e” in hoa dùng ở đầu câu. Cô cho trẻ phát âm “e” in hoa.
+ Và có chữ “e” viết thường dùng trong các hoạt động viết hằng ngày. Cô cho trẻ phát âm “e” viết thường.
=> Tuy 3 chữ cái e này khác nhau về cách viết nhưng đều là chữ e. Cho trẻ phát âm lại.
- Cho cả lớp hát, múa bài “Múa cho mẹ xem”.
*Làm quen chữ ê:
- Cô nói: Ngoài những hình ảnh mẹ đi làm, mẹ nấu com, mẹ giặt đồ, mẹ dạy các con học bài cô vừa giới thiệu cho các con thì Cô còn có một hình ảnh về mẹ nữa, lớp mình xem mẹ đang làm gì nào?
Cô chính xác lại câu trả lời của trẻ. 
- Cô mở powerpoin cho trẻ xem hình ảnh “mẹ bế bé”.
- Để chỉ hình ảnh mẹ bế bé thì cô có từ “mẹ bế bé”
- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “mẹ bế bé”
- Ai cho cô biết từ “mẹ bế bé” có bao nhiêu tiếng? (3 tiếng: “mẹ” là tiếng thứ nhất, “bế’ là tiếng thứ hai và “bé” là tiếng thứ ba.
- Cô cũng có từ “mẹ bế bé” được ghép thành từ các thẻ chữ cái rời. 
- Cô cho trẻ lên tìm chữ cái đã học (Cô cho một trẻ lên click chuột vào chữ cái đã học “e”). Cho cả lớp phát âm lại chữ cái đã học.
- Cô nói: Và bây giờ, cô sẽ cho lớp mình làm quen với một chữ cái cũng gần giống với chữ e nữa đó là chữ ê. 
- Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe. 
- Trẻ quan sát thẻ chữ ê, cô cho trẻ phát âm (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân)
- Cô giới thiệu nét chữ ê: Chữ “ê” gồm một nét 1 nét cong hở bên phải, một nét thẳng ngang và có một dấu “nón” trên đầu
- Cô giới thiệu chữ ê in thường, ê in hoa, ê viết thường.
+ Cô giới thiệu chữ “ê” in thường hay gặp nhất, trong tài liệu và sách truyện. Cô cho trẻ phát âm ê in thường.
+ Ngoài chữ “ê” in thường còn có chữ “ê” in hoa dùng ở đầu câu. Cô cho trẻ phát âm “ê” in hoa.
+ Và có chữ “ê” viết thường dùng trong các hoạt động viết hằng ngày. Cô cho trẻ phát âm “ê” viết thường.
=> Tuy 3 chữ cái ê này khác nhau về cách viết nhưng đều là chữ ê. Cho trẻ phát âm lại.
* So sánh:
- Cô cho trẻ phát âm 2 chữ cái e, ê
- Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa e, ê
+ Hai chữ e và ê có điểm gì giống và khác nhau?
Cô chính xác lại:
Giống nhau: đều có một nét cong hở bên phải, và một nét thẳng ngang.
Khác nhau: 	chữ e không có dấu nón, chữ ê có thêm dấu nón.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Cô và cả lớp chơi “Oẳn tù tì” Đoán chữ với các chữ cái e, ê. Cô giơ ra chữ cái nào, trẻ phát âm nhanh chữ cái đó. Cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Cô cho trẻ đọc thơ “Yêu mẹ” và về chổ ngồi hình chữ U.
- Chơi trò chơi “Làm theo yêu cầu của cô” (cô phát cho mỗi trẻ một cái rỗ trong đó có các thẻ chữ cái e, ê và các nét cắt rời).
+ Cô phát âm chữ cái, trẻ giơ thẻ chữ tương ứng. Cả lớp phát âm.
+ Cô nói các nét của chữ cái, yêu cầu trẻ lấy thẻ chữ cái tương ứng. Cả lớp phát âm.
+ Cô cho trẻ dùng các nét cắt rời ghép thành chữ e và ê và phát âm e, ê.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đi siêu thị”
- Cô giới thiệu trò chơi.
+ Cách chơi: Cô chia thành đội chơi. Yêu cầu lần lượt trẻ đi dích dắc lên lấy những đồ dùng trong gia đình có chữ cái e, ê theo yêu cầu.
+ Luật chơi: Đội nào lấy được nhiều đồ dùng có chữ cái theo yêu cầu đúng và nhiều thì đội đó thắng. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. 
Hoạt động 4: Trò chơi “Bé giỏi – Bé khéo tay”
- Cô giới thiệu trò chơi: Hôm nay, cô thấy các con học rất ngoan. Bây giờ, các con có muốn giúp mẹ làm những công việc nhỏ phụ giúp mẹ không nào?
+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội. Cô giao nhiện vụ cho các đội:
	Đội màu vàng: Nặn chữ cái e, ê. 
	Đội màu đỏ: Tô màu xanh đồ dùng có chữ e và tô màu đỏ đồ dùng có chữ ê. 
	Đội màu xanh: Tìm chữ e, ê trong từ có nghĩa nối đến chữ e, ê tương ứng. 
- Cô kiểm tra kết quả và cho cả lớp đọc chữ cái, đọc từ có chứa chữ cái.
	c. Kết thúc:
- Cô cho cả lớp đọc thơ “Em yêu nhà em”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_la_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_de_tai.doc