Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Dạy hát: Bé quét nhà
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát.
- Thể hiện bài hát một cách hào hứng, tự nhiên thoải mái.
- Nghe hát bài: “Cho con” một cách say xưa. Hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ hiểu luật trò chơi và biết cách chơi trò chơi hào hứng.
2. Kỹ năng
- Trẻ hát đúng, hát rõ lời theo nhịp điệu bài hát.
- Trẻ gõ đệm theo nhịp bài hát.
- Trẻ nghe và cảm nhận được giai điệu mượt mà của bài hát “Cho con”
- Chú ý lắng nghe để phát hiện đúng âm thanh của đồ dùng.
3. Thái độ
- Trẻ yêu gia đình mình, tôn trọng tình cảm của ông bà, bố mẹ dành cho mình.
II/ CHUẨN BỊ
- Nhạc cụ: Phách tre, sắc xô. xúc sắc, đàn, kèn.
- Tivi, đầu đĩa, đàn.
- Một số đồ dùng gia đình để chơi trò chơi.
Hoạt động giáo dục âm nhạc. NDTT Dạy hát : “Bé quét nhà” NDKH Nghe hát : “Cho con” TCÂN : Âm thanh gì đây. I/ Mục đích - Yêu cầu Kiến thức Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát. Thể hiện bài hát một cách hào hứng, tự nhiên thoải mái. Nghe hát bài: “Cho con” một cách say xưa. Hiểu nội dung bài hát. Trẻ hiểu luật trò chơi và biết cách chơi trò chơi hào hứng. Kỹ năng - Trẻ hát đúng, hát rõ lời theo nhịp điệu bài hát. Trẻ gõ đệm theo nhịp bài hát. Trẻ nghe và cảm nhận được giai điệu mượt mà của bài hát “Cho con” Chú ý lắng nghe để phát hiện đúng âm thanh của đồ dùng. Thái độ Trẻ yêu gia đình mình, tôn trọng tình cảm của ông bà, bố mẹ dành cho mình. II/ Chuẩn bị Nhạc cụ: Phách tre, sắc xô. xúc sắc, đàn, kèn... Tivi, đầu đĩa, đàn. Một số đồ dùng gia đình để chơi trò chơi. III/ Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú giới thiệu tên bài hát: “ Bé quét nhà” Trẻ ngồi quanh cô - Cô ra câu đố: Cái gì được tết bằng rơm Bé dùng quét bếp, quét sân, quét nhà? Cô cho trẻ xem hình ảnh một em bé đang quét nhà và trò chuyện: + Em bé đang làm gì? + Bé dùng cái gì để quét nhà? Em bé thật ngoan dù bé nhưng đã biết làm được việc tốt để giúp đỡ người lớn rồi! Để thưởng cho những em chăm chỉ, biết vâng lời người lớn nhạc sỹ Hà Đức Hậu đã sáng tác bài hát “ Bé quét nhà” để dành tặng cho những em bé ngoan đấy. Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe bài hát nói lên điều gì nhé! Hoạt động 2: Ca hát và biểu diễn: “Bé quét nhà” Nào chúng mình cùng hát và biểu diễn ngẫu hứng theo giai điệu của bài hát nào! + Bà đã làm gì để tặng bé? + Em bé đã dùng cái chổi ntn? Từ những sợi rơm vàng qua bàn tay khéo léo của bà đã trở thành những cái chổi rất đẹp. Nhờ nó mà nhà cửa lúc nào cũng sạch tinh tươm đấy. Để đáp lại công ơn của bà chúng mình cùng hát tặng bà bài hát này nhé. Cả lớp đứng lên cùng hát và gõ đệm theo nhịp điệu của bài hát. + Chúng mình vừa hát bài gì? + Bà đã bện chổi ntn? + Chổi to bà để làm gì? Chổi nhỏ bà cho ai? Làm gì? Bạn nhỏ trong bài hát rất ngoan và chăm chỉ chúng mình cùng hát bài hát này để tặng cho bạn nhỏ nhé! ( Cô gọi các tổ lên hát ) + Tổ 1 vừa hát vừa gõ đệm bằng sắc xô + Tổ 2 hát và gõ đệm bằng phách gỗ. + Tổ 3 hát và gõ đệm bằng xúc sắc. Gia đình là nơi chúng mình được chung sống với những người thân yêu. Trong gia đình của chúng mình có những người thân yêu nào? ( Cô cho từng tốp, nhóm, cá nhân lên hát) Chúng mình ai cũng có những người thân yêu. Để cho ông bà bố mẹ luôn luôn yêu quý chúng mình, chúng mình phải làm ntn? Hoạt động 3: Nghe hát: “Cho con” Gia đình là nơi chúng mình được sinh ra và lớn lên. ở nơi đó có cha mẹ ngày ngày yêu thương chăm sóc chúng ta khôn lớn trưởng thành: “ Ba sẽ là cánh chim... mẹ sẽ là nhành hoa...”. Đó chính là những lời ca mượt mà sâu lắng trong ca khúc: “ Cho con”. Cô hát cho trẻ nghe ( Có nhạc đệm) + Chúng mình vừa nghe cô hát bài gì? Nội dung bài hát ntn? + Sau đây chúng mình cùng đến thăm gia đình bạn Xuân Mai qua ca khúc: “ Cho con” nhé! Cô mở đĩa cho trẻ nghe hát và hưởng ứng theo giai điệu bài hát. Hoạt động 4: Chơi trò chơi “ Âm thanh gì đây” Cô phổ biến luật chơi cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi. * Kết thúc: Cô và trẻ cùng cầm tay nhau hát “ Bé quét nhà” Trẻ trả lời Cô và trẻ cùng biểu diễn bài hát có nhạc đệm. Trẻ hát và gõ đệm theo nhịp bài hát. Trẻ trả lời Trẻ hát theo tổ Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe cô hát và hưởng ứng theo giai điệu bài hát. Trẻ chơi trò chơi Làm quen với văn học. Kể chuyện: “ Cô bé quàng khăn đỏ’ I/ Mục đích - Yêu cầu Trẻ nhớ tên truyện, nội dung và các nhân vật trong truyện. Trẻ biết kể lại theo tình huống truyện. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ. Giáo dục trẻ biết nghe lời ông bà cha mẹ. II/ Chuẩn bị Băng hình câu truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” Tivi, đầu đĩa, đàn. III/ Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú giới thiệu truyện: “ Cô bé quàng khăn đỏ” Cô cùng trẻ hát bài: “ Cháu yêu bà” + Chúng mình vừa hát bài hát về ai? + Bà được miêu tả như thế nào? + Chúng mình có yêu bà không? Vì sao? + Chúng ta đã giúp bà được những việc gì? Các con ạ! Có một cô bé được mẹ giao nhiệm vụ mang bánh đến thăm bà nhưng cô bé đã không nghe lời mẹ dặn nên chút nữa là bị chó sói ăn thịt đấy. Vậy câu truyện sảy ra ntn các con cùng lắng nghe câu truyện “ Cô bé quàng khăn đỏ” nhé! Hoạt động 2: Cô kể diễn cảm + đàm thoại. Cô kể diễn cảm lần1 ( không dùng tranh minh hoạ) + Chúng mình vừa nghe câu truyện gì? + Trong câu truyện có những nhân vật nào? Vậy chúng mình cùng xem câu truyện này trên băng hình nhé + Chúng mình vừa xem băng hình các nhân vật đó ntn? + Tại sao cô bé lại được gọi là cô bé quàng khăn đỏ? + Mẹ cô bé bảo cô bé làm gì? Cô bé có nghe lời mẹ dặn không? ( chi tiết nào nói lên cô bé không nghe lời mẹ dặn?) + Cô bé đã gặp ai đầu tiên? + Sóc đã nói gì với cô bé? + Ngoài Sóc ra cô bé còn gặp ai nữa? + Chó sói đã hỏi cô bé điều gì? + Cô bé đã trả lời ra sao? Và lúc đó chó sói đã nghĩ gì? + Nó lại hỏi cô bé điều gì nữa? Cô bé đã trả lời ntn? + Khi nghe cô bé nói như vậy chó sói đã làm gì? + Lúc cô bé đến nhà bà điều gì đã xảy ra? + Cô bé đã hổi gì về bà? + Chó sói trả lời ntn? + Chó sói đã làm gì? + Ai đã cứu bà và cô bé? Cứu ntn? + Vậy các con có nghe lời bà và bố mẹ không? + Nghe lời ông bà bố mẹ chúng ta phải làm gì? ( Các con phải ngoan, không được chạy ra đường. Nếu chúng ta chạy ra đường thì sẽ bị bắt cóc, bị tai nạn giao thông đấy. Chúng ta còn bé nên đi đâu cũng phải đi cùng người lớn) - Bây giờ chúng ta cùng đứng dậy và hát vang bài hát “ Cả nhà thương nhau” nhé! Hoạt động 3: Trẻ kể lại tuyện Vậy bây giờ chúng mình cùng thi kể lại câu truyện “ Cô bé quàng khăn đỏ” nào! + Cho 1 tốp kể chuyện + Cho cá nhân + Cho cả lớp ( chia tổ): 1 tổ vào vai cô bé; 1 tổ đóng vai Sóc; 1 tổ vai mẹ; 1 tổ bác thợ... Hoạt động 4: Chơi trò chơi “ Lộn cầu vồng” Cô phổ biến luật chơi cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi. Trẻ trả lời Trẻ trả lời trẻ lắng nghe Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. trẻ nhắc lại chi tiết của truyện. trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ hát Trẻ kể lại truyện theo sự gợi ý của cô. Trẻ đóng vai các nhân vật. Trẻ chơi trò chơi Làm quen với văn học. Thơ: “ Rong và Cá” I/ Mục đích - Yêu cầu Kiến thức Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ biết cảm nhận nhịp điệu của bài thơ. Biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ. Kỹ năng Rèn cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định. Trẻ nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô Phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ 3 Giáo dục Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ động vật. II/ Chuẩn bị - Tranh một số loài cá và động vật sống dưới nước. Tranh minh hoạ trên đèn chiếu Tivi, đầu đĩa, đàn, máy tính, đèn chiếu Mũ đội đầu cho trẻ III/ Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú giới thiệu bài thơ: “ Rong và Cá” Cô cùng trẻ hát bài: “ Cá vàng bơi”. + Chúng mình vừa hát bài gì? Trong bài hát có con vật nào? + Cá vàng sống ở đâu? + Hãy kể tên những con vật sống ở dưới nước khác mà con biết? - Cô cho trẻ xem hình ảnh và trò chuyện về một số con vật sống dưới nước. + Bây giờ chúng mình cùng xem cá sống dưới nước ntn nhé! ( Cô cho trẻ xem băng hình về cá và môi trường sống của cá) + Có một bài thơ rất hay viết về những chú cá vàng rất đẹp, sống ở dưới nước cùng với cô rong xanh mà hôm nay cô sẽ dạy các con. Đó là bài thơ “ Rong và Cá” của nhà thơ Phạm Hổ. Các con chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé! HĐ 2: Đọc thơ diễn cảm. - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, chậm rãi. - Cô đọc nhấn mạnh vào các từ miêu tả vẻ đẹp của rong và cá: Rong xanh, đẹp như tơ nhuộm, nhẹ nhàng, cá nhỏ, đuôi đỏ lụa hồng. - Cô đọc diễn cảm lần 2 kết hợp quan sát tranh minh hoạ trên đèn chiếu. + Cô hỏi trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì? Trong bài thơ có những ai? HĐ 3: Đọc trích dẫn + đàm thoại. + Cô rong xanh sống ở đâu? + Cô đẹp ntn? Giải thích từ “tơ”: Tơ là một loại sợi nhỏ, mỏng manh, mềm mại. Rong xanh cũng rất mềm mại và nhẹ nhàng uốn lượn ở trong nước. + Bạn nào đọc trích dẫn đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của cô rong xanh? + Đàn cá nhỏ sống ở đâu? + Đàn cá nhỏ đã làm gì bên cô rong xanh? + Ai đọc trích dẫn đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của đàn cá? + Đàn cá nhỏ đẹp ntn? + Đuôi cá màu gì? + Cá bơi ntn? ( Cá bơi nhẹ nhàng, vây, đuôi uốn lượn trông như văn công đang múa) + Để cho cá có môi trường sống trong sạch và lớn nhanh chúng ta phải làm gì? ( Không vứt rác xuống ao, hồ... làm bẩn và ô nhiễm nguồn nước) HĐ 5: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm Cô cùng trẻ đọc từ đầu đến hết bài thơ. Trẻ đọc thơ theo nhóm, tổ, cá nhân, đọc thơ nối tiếp, đọc thơ theo hình ảnh minh hoạ . ( Cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ) HĐ 6: Chơi trò chơi: “ Lộn cầu vồng”. Cô cho từng đôi trẻ đội mũ rong và cá vừa đọc lời ca vừa làm động tác minh hoạ: “Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có bạn cá nhỏ Có cô rong xanh Cá nhỏ và rong Cùng lộn cầu vồng”. * Kết thúc: Cô và trẻ cùng múa hát: Cá vàng bơi.( Có nhạc đệm) Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ đọc trích dẫn Trẻ đọc thơ Trẻ chơi trò chơi Trẻ hát múa
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_day_hat_be_quet_nha.doc