Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Tuần 2, Chủ đề: Gia đình

I/ chuẩn bị:

Đồ dùng của cô: Đĩa nhạc có bài hát: “cả nhà thương nhau”, “tổ ấm gia đình”

Băng keo dán màu xanh có dán sẵn các ô.

Đồ dùng của cháu: Mỗi trẻ một cành hoa làm bằng sốp.

II/ Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Ổn định ,gây hứng thú.

 Cho trẻ đứng đội hình tự do hát bài: cả nhà thương nhau.

- Hỏi trẻ về tình cảm của trẻ đối với bố mẹ.

- Để thể hiện tình cảm đối với bố mẹ thi có nhiều bạn nhỏ đã có những món quà gửi tới bố mẹ mình,và có một nơi có rất nhiều hoa đẹp,chúng ta cùng đến đó hái về cùng cô.

- Để đến đó được chúng ta hãy cùng lên xe đi nào.

Hoạt động 2: Khởi động:

Trẻ đi các kiểu , chạy các tốc độ theo hiệu lệnh của cô.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Tuần 2, Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giống với ngôi nhà trên thẻ lôtô mà trẻ cầm. Cô đến từng ngôi nhà để kiểm tra xem có ai về nhầm nhà. Nếu về nhầm nhà thì phải làm con vịt lạch bạch.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
3. kết thúc: 
- cô lồng ghép nội dung giáo dục và cho trẻ cùng hát bài " nhà của tôi".
Thứ 4 ngày 11/11
GDPTnn-tm
Thơ: em yêu nhà em
vẻ ngôi nhà của bé.
Kiến thức:
- trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, nhẹ nhàng, tự hào của bài thơ.
- trẻ hiểu nội dungc ủa bìa thơ: miêu tả khung cảnh tươi đẹp và gần gũi xung quanh ngôi nhà của bạn nhỏ ở nông thôn, và tình yêu của bạn nhỏ đối với ngôi nhà đó.
Kỹ năng: 
- rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc, và khả năng mô tả ngôi nhà là nơi gia đình sinh sống.
- biết đọc diễn cảm theo âm điệu và nhịp điệu của bài thơ.
Thái độ:
- trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình và mong muốn được về nhà.
1. kỹ năng:
- trẻ biết được các phần chính của ngôi nhà, gồm: cửa ra vào, cửa sổ, tường, mái nhà,...
- trẻ biết có nhiều kiểu nhà khác nhau: nhà một tầng, nhà nhiều tầng.
- trẻ biết cách phối hợp các chi tiết và thêm chi tiết phụ làm cho bức tranh đẹp hơn.
2. kiến thức: 
- hình thành và rèn luyện kỹ năng vẻ ngôi nhà.
- rèn luyện kỹ năng cầm bút viết và tư thế ngồi.
- rèn kỹ năng tô màu.
3. thái độ:
 trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình và giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp.
I/ chuẩn bị:
- đồ dùng của cô: mô hình ngôi nhà có ao, hồ sen, cây chuối, sân nhà có gà, chim...; băng đĩa nhạc không lời.
- đồ dùng của trẻ: mỗi tổ một số hình ngôi nhà,cây cối, động vật và khổ tranh chuẩn bị sẵn.
II/ Cách tiến hành:
1. ổn định tổ chức: 
- cô cùng trẻ hát bài"nhà của tôi".Cô đàm thoại với trẻ:
+ chúng ta vừa hát bài gì?
+ bài hát nói đến điều gì?
+ sau khi tan trường về chúng mình được bố mẹ đón về đâu?
+ ngôi nhà là nơi chúng ta làm gì ở đó?
- để nói đến ngôi nhà, cô cũng có một bài thơ nói đến một ngôi nhà rất đẹp và gần gũi với chúng ta.
đó là bài thơ"em yêu nhà em", do cô Đoàn Thị Lam Luyến sáng tác.
2. nội dung:
* cô đọc mẫu:
- lần thứ nhất cô đọc diễn cảm. Cô giới thiệu nội dung bài thơ cho trẻ biết.
- lần thứ 2 cô đọc có sử dụng mô hình và nhạc nền.
* giúp trẻ hiểu tác phẩm:
Cô đàm thoại với trẻ:
- cô vừa đọc xong bài thơ gì? do ai sáng tác?
- bài thơ nói về điều gì?
- xung quanh nhà bạn nhỏ có những gì? (cây chuối mật, cây ngô, ao rau muống, hoa sen).
- ngoài cây cối ra thì xung quanh nhà bạn nhỏ còn có những con vật gì nữa nhỉ?(chim, gà, ếch, dế mèn).
 Cô đọc trích dẫn bài thơ:
 Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
 Có nàng gà mái hoa mơ 
 Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong...
 ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ.
+ cô giải thích từ khó: gà mái mơ là gà mái có bộ lông màu vàng giống màu vàng của trái mơ.
 Dù đi xa thật là xa
 Chẳng đâu vui được như nhà của em.
 Hai câu thơ thể hiện tình cảm yêu mến và tự hào của bạn nhỏ về ngôi nhà của mình.
- sau khi tìm hiểu xong cô hỏi trẻ ngôi nhà của bạn nhỏ khác gì với nhà của chúng ta không? đồng thời lồng ghép giáo dục trẻ.
* cô tổ chức cho trẻ đọc thơ:
- cô đọc cùng cả lớp 1-2 lần.
- cô cho từng tổ đứng lên đọc.
- cô mời cá nhân trẻ lên đọc.
Trong quá trình trẻ đọc cô quan sát chú ý và sữa sai cho trẻ.
- cô cùng trẻ đọc lại một lần nữa.
3. trò chơi: "Đội nào khéo tay"
Cách chơi: cô chia trẻ thành 3 đội, cô đã chuẩn bị 3 khung bức tranh, và các hình cắt rời trong rổ. Khi có nhạc mở lên mỗi đội sẻ dán các hình vào bức tranh theo ý tưởng của mình. Khi hết nhạc đội nào hoàn thành xong bức tranh sẽ là đội thắng cuộc.
Cho trẻ chơi trên nền nhạc không lời.
4. kết thúc: cô nhận xét tuyên dương trẻ, cho trẻ đi vệ sinh và thu dọn đồ dùng cùng cô.
I/ chuẩn bị:
- đồ dùng của cô:
Tranh vẻ ngôi nhà một tầng và bức tranh vẻ ngôi nhà hai tầng. đàn có ghi bài hát "nhà của tôi", bài hát "xoè bàn tay"," tổ ấm gia đình".
- đồ dùng của cháu: bút sáp, giấy A4, bàn ghế đủ cho số trẻ, giá treo tranh.
II/ Cách tiến hành:
1. ổn định tổ chức:
cô cùng trẻ trò chuyện về ngôi nhà của trẻ:
- ai có thể kể về ngôi nhà của mình cho cô biết nào?
- nhà của con mấy tầng?
- ngôi nhà có những phần nào?
- xung quanh nhà còn có những gì?
2. nội dung:
* quan sát mẫu:
Cô lần lượt treo bức tranh mẫu lên cho trẻ xem:
a. cho trẻ xem ngôi nhà một tầng mái ngói:
cô cùng trò chuyện với trẻ:
- mái nhà có hình gì?
- thân nhà có hình gì?
Cô khái quát lại: đây là ngôi nhà một tầng có mái ngói,mái nhà có dạng hình tam giác còn thân nhà có dạng hình chữ nhật.
b. cho trẻ xem ngôi nhà nhiều tầng:
- các con thấy ngôi nhà này như thế nào?
- ngôi nhà này khác với ngôi nhà trước như thế nào? cửa ra vào năm ở đâu? cửa sổ nằm ở đâu?
Cô khái quát lại ngôi nhà nhiều tầng và nói thêm sự khác nhau giữa ngôi nhà một tầng và nhiều tầng cho trẻ biết.
- cô hỏi ý định của trẻ sẽ vẻ, cô gợi ý cho trẻ một số cách vẻ ngôi nhà.Cô cho trẻ thực hiện:
Trong quá trình trẻ vẻ, cô quan sát bao quát trẻ, chỉnh sữa tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ. Cô gợi ý cho trẻ vẻ ngôi nhà xong rồi mới thêm chi tiết sau.
Trong quá trình trẻ vẻ cô bật nhạc nền nhẹ bài "tổ ấm gia đình". Cô ghi tên trẻ vào tranh của mình.
- cô nhắc trẻ sắp hết giờ:
* trưng bày sản phẩm:
 - cô treo tất cả sản phẩm của trẻ lên giá treo, cô cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của bạn:
+ con thích bài vẻ nào nhất?
+ vì sao con thích?
+ cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, và nói ý tưởng của bản thân.
- cô nhận xét sản phẩm: nhận xét cách vẻ, bố cục, cách tô màu, sự sáng tạo. đồng thời khen ngợi những bài vẻ tốt và khuyến khích những bạn vẻ chưa được tốt cố gắng lần sau. Cô lồng ghép giáo dục trẻ.
3. kết thúc: cô cùng trẻ hát bài "bé quét nhà".
Thứ 5 ngày 12/11
GDPTnt
Sắp sếp thứ tự chiều cao của 3 đối tượng.
1. kiến thức:
- củng cố so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
- biết so sánh, sắp thứ tự và diễn đạt được mối quan hệ về chiều cao giữa 3 đối tượng: cao nhất, thấp nhất, thấp hơn.
2. Kỹ năng: 
- luyện kĩ năng so sánh chiều cao giữa 2 đối tượng.
- phát triển ngôn ngữ cho trẻ: biết sử dụng từ: cao nhất, thấp nhất.
3. Thái độ:
- giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình.
i/ chuẩn bị: 
 mỗi trẻ 3 ngôi nhà màu đỏ, xanh, vàng. (ngôi nhà màu đỏ cao nhất,ngôi nhà màu vàng thấp nhất).
Ii/ cách tiến hành:
1.ổn định tổ chức, gây hứng thú:
 So sánh chiều cao của 2 đối tượng:
- cô mời hai cháu lên đứng cạnh nhau trên nền nhà (hai trẻ không bằng nhau). Các con thử xem 2 bạn có cao bằng nhau không?
- cô lại mời một bạn thấp hơn 2 bạn đầu lên và cho trẻ so sánh với trẻ thấp lúc đầu xem ai cao hơn.
- cô khái quát lại và cho 3 trẻ đứng cạnh nhau để xem trẻnào cao nhất và trẻ nào thấp nhất.
2. nội dung:
* so sánh chiều cao để xếp thứ tự 3 đối tượng về chiều cao:
 Cô cho trẻ so sánh cao thấp làn lượt từng ngôi nhà với các ngôi nhà còn lại.
a. ngôi nhà màu đỏ:
- cô cho trẻ về ngồi thành đội hình chữ U và lấy 3 ngôi nhà trong rổ ra ngoài.
- cô cho trẻ so sánh chiều cao ngôi nhà màu đỏ và ngôi nhà màu vàng, ngôi nhà nào cao hơn.
- ngôi nhà màu đỏ so với ngôi nhà màu xanh, ngôi nhà nào cao hơn?
- ngôi nhà màu đỏ so với ngôi nhà màu vàng và ngôi nhà màu xanh như thế nào?
- cô mời 2-3 trẻ nhắc lại.
b. ngôi nhà màu xanh:
- cô cho trẻ so sánh ngôi nhà màu xanh với ngôi nhà màu đỏ, ngôi nhà nào thấp hơn (màu xanh thấp hơn màu đỏ)
- ngôi nhà màu xanh và ngôi nhà màu vàng ngôi nhà nào thấp hơn? (màu xanh thấp hơn màu vàng)
- ngôi nhà màu xanh so với ngôi nhà màu vàng và màu đỏ như thế nào?
- so sánh trong 3 ngôi nhà, thì ngôi nhà màu xanh như thế nào? (thấp nhất)
c. ngôi nhà màu vàng:
- ngôi nhà màu vàng như thế nào với ngôi nhà màu đỏ?
- so sánh ngôi nhà màu vàng, ngôi nhà màu xanh, ngôi nhà nào cao hơn?(ngôi nhà màu vàng cao hơn màu xanh, ngôi nhà màu xanh thấp hơn ngôi nhà màu vàng).
- sắp xếp thứ tự cao nhất, thấp nhất trong 3 ngôi nhà. (đỏ, vàng, xanh).
d. củng cố:
- cô cho trẻ đặt trước mặt 3 ngôi nhà xếp cạnh nhau theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất.
 Cô cho trẻ vừa xếp đến ngôi nhà nào thì nói đến ngôi nhà đó thấp nhất, cao nhất.
- cô nói hiệu lệnh ngôi nhà cao nhất thì trẻ giơ ngôi nhà đó lên và khi nói đến ngôi nhà thấp nhất thì trẻ giơ ngôi nhà thấp nhất lên.
- cô cho trẻ tiếp tục lấy những cây hoa cô chuẩn bị trong rổ ra so sánh chiều cao của các cây.
* trò chơi: “thi bật cao”
- cách chơi: cô mời 3 bạn lên chơi, tay phải cầm phấn, đứng quay mặt vào bảng. cả 3 bạn nhảy lên cao đánh dấu phấn vào bảng. cô cùng các bạn nhận xét xem dấu phấn của bạn nào cao nhất có nghĩa là bạn đó bật cao nhất.
- tổ chức cho 2-3 nhóm trẻ lên chơi.
 * kết thúc: cô cho trẻ thu dọn đồ dùng và đi rửa tay chân.
Thứ 6 ngày 13/11
Phát triển tc- xh.
Hát: nhà của tôi
1. kiến thức- kỹ năng:
- trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- trẻ nhớ lời bài hát và hát theo cô.
- trẻ hát đúng nhịp bài hát và thể hiện cảm xúc khi hát.
 - phát triển cảm xúc âm nhạc.
2. thái độ:
- giáo dục trẻ biết yêu ngôi nhà của mình,yêu quý gia đình và biết giữ gìn cho ngôi nhà sạch đẹp.
I/ chuẩn bị:
- đồ dùng cho cô: đàn organ, băng đĩa nhạc có bài hát “ba ngọn nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ; một số ngôi nhà có gắn các hình tam giác, chấm tròn,hình vuông.
- Đồ dùng cho cháu: áo quần cho trẻ đóng bố, mẹ, con.Một số thẻ có các hình trùng với các hình có trên ngôi nhà.
II/ Cách tiến hành:
1. ổn định tổ chức:
- cô cùng đọc bài thơ “em yêu nhà em”. Cô đàm thoại với trẻ:
+ các con vừa đọc bài thơ gì?
+ bài thơ nói đến điều gì?
Cô dẫn dắt chuyển hoạt động.
2. nội dung:
* dạy hát:
- cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- cô hát cho trẻ nghe 2 lần:
+ lần thứ nhất cô hát rõ lời cho trẻ nghe.
+ lần 2 cô hát cho trẻ nghe có sử dụng nhạc nền của đàn.
- cô đàm thoại với trẻ về bài hát:
+ chúng ta vừa hát xong bài gì?
+ bài hát nói đến điều gì?
+ các con hãy kể về ngôi nhà của mình đi nào?
đồng thời cô lồng ghép nội dung giáo dục trẻ phải biết yêu quý ngôi nhà của mình và giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp.
- cô cho trẻ luyện tập theo hình thức cả lớp, theo nhóm và cá nhân. đồng thời trong quá trình trẻ luyện tập cô sữa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ.
- cô tổ chức cho trẻ luyện tập theo hình thức hát nối theo nhóm bạn nam và bạn nữ, hát t

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_tuan_2_chu_de_gia_dinh.doc