Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Chú vịt dễ thương
Hoạt động 1: " Tiếng kêu con gì?"
- Cô tạo tình huống, cho trẻ lắng nghe tiếng kêu và đoán xem đó là tiếng kêu của con gì?
* Hoạt động 2: Bé nhận biết con vịt
- Cô cho trẻ đến ngồi quanh con vịt thật và quan sát con vịt
- Đàm thoại:
+ Con gì đây?
+ Con vịt có gì?
+ Đây là cái gì?
+ Mỏ vịt như thế nào?
+ Cổ vịt như thế nào?
+ Cái gì đây nữa?
+ Vịt bơi ở đâu?
+ Vịt ăn gì?
+ Vịt đẻ gì?
( Cô chỉ vào từng bộ phận của con vịt và gợi ý trẻ trả lời, chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ)
- Cô cho trẻ sờ vào các bộ phận của con vịt và gọi tên từng bộ phận đó.
I/ Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ biết gọi tên con vịt, nhận biết và nói được một vài đặc điểm nổi bật của con vit: Đầu vịt, mình vịt, đuôi vịt, mỏ vịt, chân vịt.. - Trẻ biết ích lợi của con vịt. 2. Kĩ năng: - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, nhận biết, và gọi tên con vịt, các bộ phận của con vịt. - Phát triển vốn từ cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục cho trẻ biết yêu quí con vịt. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng cho cô: - Con vịt thật - Máy tính, đầu đĩa. - Mô hình con vịt, chuồng vịt. - Bài hát: Đàn vịt con - Mũ vịt 2. Đồ dùng cho trẻ: - mỗi trẻ có 1 cái mũ vịt. - Gạch để xếp đường đi cho vịt. III/ Phương pháp - biện pháp: 1. Phương pháp chủ đạo: - Quan sát- Đàm thoại 2. Biện pháp: - Trò chơi, bài hát, hướng dẫn, động viên khuyến khích. IV/ Nội dung tích hợp: - Phân biệt to nhỏ, hoạt động với đồ vật V/ Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động 1: " Tiếng kêu con gì?" - Cô tạo tình huống, cho trẻ lắng nghe tiếng kêu và đoán xem đó là tiếng kêu của con gì? * Hoạt động 2: Bé nhận biết con vịt - Cô cho trẻ đến ngồi quanh con vịt thật và quan sát con vịt - Đàm thoại: + Con gì đây? + Con vịt có gì? + Đây là cái gì? + Mỏ vịt như thế nào? + Cổ vịt như thế nào? + Cái gì đây nữa? + Vịt bơi ở đâu? + Vịt ăn gì? + Vịt đẻ gì? ( Cô chỉ vào từng bộ phận của con vịt và gợi ý trẻ trả lời, chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ) - Cô cho trẻ sờ vào các bộ phận của con vịt và gọi tên từng bộ phận đó. Cô khát quát và giáo dục trẻ: - Vịt có đầy đủ các bộ phận: Đầu, mình, đuôi, cánh, chân...Vịt bơi được dưới nước,vịt ăn thóc, ăn gạo và đẻ trứng. - Vịt là vật nuôi trong nhà.Vịt cho ta trứng, thịt nên các con phải biết yêu quí con vịt. ( Cô tạo tình huống cất con vịt) Trò chơi chuyển tiếp: " Bắt chước tiếng kêu con vịt" * Hoạt động 3: "Đố bé vịt đang làm gì?" - Cô mở clip về các hoạt động của con vịt ( Vừa xem cô vừa gợi ý trẻ nói ) * Hoạt động 4: Trò chơi " Vịt dạo chơi" Cô cùng trẻ bắt chước, tạo dáng con vịt + Vịt kêu : " vít, vít", "Cạc,cạc" ( To - nhỏ) + Vịt dang đôi cánh, vịt lội xuống ao, vịt đi lạch bạch, vịt bơi... + Mở nhạc cho trẻ nghe, hát bài " Đàn vịt con" chia thành 2 nhóm. * Hoạt động 5: " Vịt đi đường nào?" - Cô cho trẻ lấy gạch xếp đường đi cho vịt về chuồng. * Chuyển hoạt động. - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát con vịt - Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ - Trẻ sờ và nói các đặc điểm nổi bật của con vịt - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đứng lên bắt chước tiếng kêu con vịt rồi đi về chổ ngồi - Trẻ xem và nói. - Trẻ cùng làm với cô - Trẻ nghe và hát cùng cô. - Trẻ thực hiện cùng cô.
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_chu_vit_de_thuong.doc