Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ - Năm 2011

I .Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức : Trẻ nhận biết đuợc đặc điểm đặc của phương tiện giao thông. Biết được cách di chuyển, vận chuyển của các loại phương tiện giao thông đường bộ.

 2. Kỹ năng : Biết gọi tên các loại phương tiện giao thông đường bộ, có ý thức chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.

 3. Thái độ : Trẻ biết giữ gìn, bảo quản một số phương tiện giao thông đường bộ, cẩn thận khi đi đường, chấp hành đúng một số luật giao thông đường bộ.

II. Chuẩn bị

 - Một số tranh ảnh về loại ptgt đường bộ.

 - Tranh lô tô về các loại ptgt đường bộ cho trẻ chơi trò chơi.

 - Trò chơi: “ thi ai nhanh”, “ Phân loại PTGT”

 - Một số bài hát nói về phgt đường bộ

 - NDTH : LQVT : Cho trẻ đọc số ở bản số xe.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ - Năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỤC QUA 5 VÒNG
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Kiến thức :
- Trẻ biết bật chụm chân liên tục qua 5 vòng.Cũng cố rèn luyện kỹ năng bật chụm chân liên tục qua 5 vòng.
- Nhiệm vụ phát triển : phát triển cơ tay, cơ chân, phát triển khã năng tập trung chú ý thực hiện theo nhạc.
2. Kỹ năng :
- Phát triển tố chất : khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi trò chơi.
3. Thái độ :
- Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin, ý thức tổ chức, kỉ luật tuân theo yêu cầu của cô.
II. CHUẨN BỊ :
- Nhạc đệm bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” nhạc và lời Mộng Lân và nhạc các bài hát có nội dung về chủ đề giao thông.
- Vòng thể dục để cô tập cùng trẻ.
- Mổi trẻ 1 vòng thể dục.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC :
1.Hoạt động 1: Khởi động
- Cô trò chuyện cùng trẻ :
+ Hôm nay, cô sẽ dẫn các con đến dự “ Lể hội đua thuyền” của người dân làng chài miền biển. Các con thích đến đó bằng phương tiện gì ?( Trẻ trả lời)
+ Các con có đồng ý đi bằng tàu hoả không ?
- Khởi động : Trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân : Cô cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu”( “Tàu lên dốc” - trẻ đi bằng mũi chân, “ tàu đi đường bằng” - trẻ đi thường, “tàu xuống dốc” - trẻ đi bằng gót chân, hết dốc rồi , “ tàu đi đường bằng” - trẻ đi bình thường, “tàu chuẩn bị tăng tốc” - trẻ chạy chậm, “tàu tăng tốc” - trẻ chạy nhanh, “tàu chuẩn bị về ga” - trẻ chạy chậm kết hợp lấy vòng về 4 hàng chuẩn bị thực hiện bài tập phát triển chung.
2.Hoạt động 2 : Trọng động
a ) Bài tập phát triển chung :
- Tay vai 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao
- Chân 1: Hai tay đưa ngang, lên cao
- Bụng lườn 1: Đứng quay thân sang 2 bên 90
- Bật 1: Bật tai chổ
b ) Vận động cơ bản : Bật liên tục qua các vòng
- "Lễ hội sông nước" tổ chức cuộc thi " Bé vui khoẻ", các con có muốn tham gia không ?
- Bão thổi, bảo thổi .
- Thổi các vòng màu vàng và các vòng màu đỏ xếp vòng thành 2 hàng dọc( có 4 vòng màu vàng, 4 vòng màu đỏ), còn các vòng còn lại sẽ cất vào rổ vòng.
- Để chiến thắng các bé phải bật liên tục qua các vòng.
- Cô làm mẫu lần 1.Hoàn chỉnh
- Cô làm mẫu lần 2.
 Giải thích : TTCB :2 tay xuôi, chân khép. Khi có hiệu lệnh thì 2 tay chống hông, gối hơi khuỵu để lấy đà bật liên tục qua các vòng, chú ý khi bật rơi xuống nhẹ nhàng bằng nửa bàn chân trước".
- Cô mời 2 cháu khá lên thực hiện .
* Trẻ thực hiện :
- Lần 1: Chia trẻ làm 2 hàng lần lượt thực hiện.
- Lần 2: Thi đua giữa 2 tổ.
Cô quan sát, hướng dẫn, động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
Cô nhận xét két quả của hai tổ.
* Trò chơi vận động: Chèo thuyền
bây giờ cô sẽ tặng cho lớp mình 1 trò chơi nữa đó là trò chơi: “ chèo thuyền”
- Để làm thành 1 chiếc thuyền thì các bạn đứng đầu hàng đưa tay ra phía trước giống tư thế chèo thuyền, các bạn phía sau vịn 2 tay lên vai bạn, 2 chân dang ra vừa phải, ngồi sát bạn phía trước và cả chiếc thuyền chèo thuyền theo nhịp nhạc “ Em đi chơi thuyền”
- Thuyền nào chèo nhanh , đều và đúng nhịp thì thuyền đó thắng.
- Hôm nay các con được chơi trò gì? Các con thấy vui không?
- Cô nhận xét giờ học.
 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh . 
 - Cho trẻ làm động tác chèo thuyền và chèo ra ngoài.
* Nhận xét :..............................................
.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 29 tháng 03 năm 2011
 Chủ đề nhánh : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 Hoạt động chung : TẠO HÌNH
 Đề tài : DÁN HÌNH ÔTÔ TẢI
 I. Mục đích - yêu cầu :
 1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách dán để tạo thành hình xe ô tô tải.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng dán, phếch hồ
- Sự khéo léo của đôi tay.
 3. Giáo dục: 
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
 II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị cho cô: Tranh mẫu, bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
 2. Chuẩn bị cho trẻ: giấy A4, giấy màu cắt sẳn hình chữ nhật, hình tròn,hình vuông, hồ dán.
 III. Tiến trình tổ chức hoạt động học :
 1.Hoạt động 1 : Ổn định .
- Cô và trẻ hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”. Trẻ hát
- Các con hát rất hay cô sẽ các con đi thăm quan nhé ! Trẻ đi thăm quan đường phố
* Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
 2. Hoạt động 2 :Giới thiệu :
- Khi đi trên đường phố các con nhìn thấy các loại xe nào ? Trẻ kể
- Cô cho trẻ xem các loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Các con thấy trước mặt các con có gì đây ? Xe ô tô tải
- Xe ô tô tải có đặc điểm gì ? Trẻ trả lời
- Cô giới thiệu về phần đầu xe, phần thùng xe, phần bánh xe, cửa xe.
 3. Hoạt động 3 : Vào bài
 - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các con cách dán hình ô tô tải.
 3.1.Cô làm mẫu: đầu xe là một hình vuông, thùng xe là một hình chữ nhật, bánh xe là 2 hình tròn, xe còn thiếu phần gì?
 - Cửa sổ cô dán một hình chữ nhật nhỏ.cô đã dán xong các bộ phận của xe rồi, tiếp theo cô sẽ bóc mặt sau của giấy màu ra và dán vào giữa tờ giấy.cô dán phần đầu xe, phần thùng xe cô dán hình chữ nhật nằm ngang, sau đó cô dán bánh xe là 2 hình tròn ở phía dưới phần đầu xe và thùng xe, cô dán thêm hình chữ nhật nhỏ để làm cửa xe . vậy là chiếc xe ô tô tải của cô đã hoàn thiện rồi đấy! Các con thấy cô dán chiếc xe ô tô tải có đẹp không? Ôtô tải dùng để làm gì?
- Vậy các con có muốn làm giống cô để có nhiều xe chở được nhiều hàng cho mọi người không?
 3.2. Trẻ thực hiện.
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện.(nhắc nhở trẻ cách phếch hồ)
- Cô chú ý những trẻ còn yếu kém, khuyến khích những trẻ làm nhanh.
 3.3. Trưng bày sản phẩm - Nhận xét
- Trẻ dán xong cho trẻ mang tranh lên treo ở trên bảng.
- Cho cả lớp quan sát và nhận xét bài cả mình và của bạn.
 + Con thấy bài của bạn nào dán đẹp? vì sao?
- Cô nhận xét chung, chọn vài tranh đẹp của trẻ giới thiệu với cả lớp, so sánh với mẫu của cô.
* Có rất nhiều loại xe mà hằng ngày đi lại trên đường, nếu đi không cẩn thận rất dễ bị tai nạn, chính vì vậy các con khi tham gia giao thông các con nhớ phải đi đúng phần đường quy định, không chạy nhảy, nô đùa, đá bóng giữa đường các con đã nhớ chưa?
 4. Hoạt động 4 : Kết thúc.
- Hôm nay cô thấy các con rất là ngoan cô sẽ các con đi ra sân chơi nhé!
- Cho trẻ hát bài " Đường em đi " và chuyển đội hình ra ngoài.
* Nhận xét :..............................................
.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 30 tháng 03 năm 2011
Chủ đề nhánh : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 Hoạt động chung : ÂM NHẠC
 Đề tài : Dạy hát: “Đường em đi”
 I . Mục đích yêu cầu: 
 1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài hát, tác giả bài hát “Đường em đi” nhạc và lời Ngô Quốc Tính, “Bạn ơi có biết”, nhạc và lời: Hoàng Văn Yến.
 - Trẻ hát thuộc lời và giai điệu bài hát “Đường em đi”. Trẻ thể hiện được sự vui vẻ qua bài hát , biết hát kết hợp với vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Đường em đi”.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “đoán tranh 
 2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hát kết hợp vói vận động theo tiết tấu chậm, phát triển tai nghe cho trẻ.
 - Thông qua trò chơi phát triển tư duy và phản xạ nhanh cho trẻ.
 3. Giáo dục:
 - Trẻ hứng thú vận động bài hát “Đường em đi”, lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô bài hát “Bạn ơi có biết”
- Giáo dục trẻ chấp hành tốt một số luật giao thông.
 II . Chuẩn bi: 
 1. Chuẩn bị của cô
 - Các bài hát: “Đường em đi”, “Bạn ơi có biết” và một số bài hát về luật giao thông.
 - Tranh ảnh về một số phương tiện giao thông.
 2. Chuẩn bị cho trẻ 
 - Nhạc cụ: phách, xác xô đủ cho trẻ.
 - Trẻ biết hát bài hát "Đường em đi".
 III Tiến hành tổ chức hoạt động học:
 1. Hoạt động 1.Ổn định lớp:
 - Trò chuyện về chủ đề “ giao thông”.
 - Chơi trò chơi: Bắt chước tạo dáng
 2. Hoạt động 2 : 
- Cô nói phương tiện giao thông, trẻ bắt chước làm tiếng kêu, làm động tác mô phỏng phương tiện giao thông đó. ( ô tô, máy bay, xe máy, ô tô khách..)
- Các loại phương tiện giao thông đó đi ở đâu?
Hằng ngày có rất nhiều phương tiện giao thông đi lại trên đường chính vì vậy khi đi qua đường, chúng mình phải đi trên vỉa hè bên phải, không đi giữa lòng đường, sẽ xảy ra tai nạn đáng tiếc đấy !.
 3. Hoạt động 3. Nội dung
 3.1. Dạy vận động bài hát “Đường em đi”
 - Có bài hát nào mà các con đã được học nhắc nhở các con đi đường bên phải, không đi đường bên trái nhỉ? 
- Bài hát do ai sáng tác? 
- Cố cùng trẻ hát lại bài hát 1-2 lần. 
- Cô cho trẻ nói lên cảm xúc bài hát “Đường em đi”.
- Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? 
- Cô giới thiêu cách vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm:
 Đường em đi là đường bên phải.
 Vỗ vỗ vỗ mở vỗ vỗ vỗ mở.
 Cô cho cả lớp vận động theo tiết tấu chậm.
 Trẻ lấy nhạc cụ (phách ,xắc xô) về 3 tổ vận động theo tiết tấu chậm (thi đua giữa các tổ).
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Cô cho nhóm bạn trai và bạn gái lên thi đua.
Cả lớp cầm tay nhau tạo thành hình tròn, vận động theo ý thích của mình.
 3.2.Nghe hát : bài hát “Bạn ơi có biết”
 Cô cho trẻ xem tranh về một số phương tiện giao thông.
- Đây là phương tiện giao thông gì?
 - Thuộc phương tiện giao thông đường gì?
Cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát viết về các phương tiện giao thông,đó là bài hát “Bạn ơi có biết” nhạc và lời: Hoàng Văn Yến.
 Cô hát lần 1: Giới thiệu nội dung bài hát.Có rất nhiều phương tiện giao thông đi lại hàng ngày trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không . 
Cô hát lần 2: Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? minh họa theo bài hát
 3.3/ Trò chơi âm nhạc: “ Ô số kì diệu ”
- Cách chơi: Cô chia làm 3 nhóm, chọn một bạn lên và oẳn tù tì xem ai thắng sẽ được chơi trước, mỗi đội chọn 1 ô số mình thích, lật số đó ra. Các đội quan sát hình ảnh, đội nào nhận ra hình ảnh đó, nhanh tay lắc xắc xô để trả lời tên bài hát có nội dung hình ảnh trên tranh và hát bài hát đó. 
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
 4 . Hoạt động 4 : Kết thúc 
- Cho trẻ hát bài hát : “ đường em đi ” và nghỉ
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 31 tháng 03 năm 2011
Chủ đề nhánh : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 Tên hoạt động : LQ Với Toán.
 Đề tài : ÔN NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT CÁC HÌNH 
 I/ Mục đích yêu cầu :
 1. Kiến thức :
 - Trẻ nhận biết, phân biệt được hình vuông, tam giác, chữ nhật qua đường bao và que tính khác nhau để tạo hình.
 2. Kỹ năng :
 - Rèn luyện kỹ năng phân biệt và so sánh các đối tượng.
 - Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các hình về số cạnh của mỗi hình.
 3. Thái độ :
 - Trẻ biết nghe lời cô giáo.
 - G

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_phuong_tien_giao_thon.doc