Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Làng nghề quê em.

I. Yêu cầu:

 - Biết kể về các công việc khác nhau của một số nghề sản xuất quen thuộc: Dết vải thổ cẩm; Làm chổi chít; Làm gạch; Nghề may

 - Nhận ra sự khác nhau, giống nhau của một số nghề sản xuất qua tên gọi, những nét đặc trưng( tên gọi người làm nghề, trang phục, đồ dùng công cụ sản xuất, các công việc, sản phẩm và lợi ích đối với đời sống của mọi người và toàn xã hội )

 - Biết đong, đo sản phẩm của một số nghề, đếm và nhận ra sự khác nhau của số lượng trong phạm vi 3 chon đúng số tương ứng.

 - Gọi đúng tên, nhận ra sự giông và khác nhau của hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật qua đăc điểm nổi bật ( Số cạnh).

 - Biết lợi ích, ý nghĩa của cá nghề trong đời sống hàng ngày của con người.

 - thể hiện tình cảm yêu quý người lao động biết tiết kiệm giữ gìn, quý trọng sản phẩm của người lao động.

 - Hứng thú tham gia vào các hoạt động.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Làng nghề quê em., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ.
	Chủ đề nhánh: Làng nghề quê em.
 Thực hiện từ ngày 06 tháng 12 đến ngày 10 tháng 12 năm 2010
	I. Yêu cầu:
 - Biết kể về các công việc khác nhau của một số nghề sản xuất quen thuộc: Dết vải thổ cẩm; Làm chổi chít; Làm gạch; Nghề may
 - Nhận ra sự khác nhau, giống nhau của một số nghề sản xuất qua tên gọi, những nét đặc trưng( tên gọi người làm nghề, trang phục, đồ dùng công cụ sản xuất, các công việc, sản phẩm và lợi ích đối với đời sống của mọi người và toàn xã hội)
 - Biết đong, đo sản phẩm của một số nghề, đếm và nhận ra sự khác nhau của số lượng trong phạm vi 3 chon đúng số tương ứng.
 - Gọi đúng tên, nhận ra sự giông và khác nhau của hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật qua đăc điểm nổi bật ( Số cạnh).
 - Biết lợi ích, ý nghĩa của cá nghề trong đời sống hàng ngày của con người.
 - thể hiện tình cảm yêu quý người lao động biết tiết kiệm giữ gìn, quý trọng sản phẩm của người lao động.
 - Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG TUẦN.
 Thứ
Các 
hoat
động
 Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, trò chuyện
- Đón trẻ vào lớp, cho trẻ quan sát tranh ảnh về công việc của một số nghề: dệt vải, cắt may, làm chổi chít, cấy lúa, trồng mía
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung của các chủ đề.
- Cho trẻ vào hoạt động theo ý thích .
Thể dục sáng- điểm danh
 Tập kết hợp với bài hát “ Nắng sớm”
* Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn nào. Cô tổng hợp và báo ăn.
Hoạt động có chủ đích
KPKH
 Tìm hiểu về một số nghề phổ biến ở quê bé- chơi: chọn dụng cụ cho các nghề.
PTTC
Đi trong đường hẹp - trèo lên xuống ghế..
PTNN
 - Thơ “ Làm bác sỹ”.
Chơi: Nóng quá - lạnh quá.
PTNT
Nhận biết, So sánh chiều rộng của 3 đối tượng.
PTTM
Hát VĐ: Có con chim chích; Nghe: Thật đáng chê; Trò chơi: Tai ai tinh.
Hoạt động ngoài trời.
Quan sát một số dụng cụ của nghề may.
Chơi: kể tên dụng cụ của nghề may- chuyển hàng về kho.
- Quan sát các quy trình của quá trình làm lúa
Chơi: theo ý thích
- Quan sát nghề làm vườn qua các hình ảnh;chơi: Kéo co- vẽ tự do xuống sân.
Quan sát một số một số sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm
Chơi: Đoán nhanh dụng cụ của nghề sản xuất
Quan sát bác nông dân làm việc. Thảo luận về hình ảnh.
Hoạt động góc
PV: - Cơ sở sản xuất bánh kẹo - Cửa hàng thực phẩm - Nhà hàng ăn uống.
XD ; Xây công trình nhà máy gạch - cơ sở may mặc, dệt thổ cẩm Vọng ngàn.
TH ; Vẽ, nặn, tô màu, cắt dán sản phẩm cảu nghề sản xuất; Quần áo, bát đĩa
Khám phá: Nhận biết phân loại 1 số dụng cụ của nghề sản xuất phổ biến ở quê hương. 
Thư viện: Đọc chuyện về chủ đề, xem tranh chuyện về các hoạt động của các nghề sản xuất...
Chăm sóc nuôi dưỡng
- Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, lưu tâm những trẻ mẫn cảm với thời tiết, đến những trẻ ăn chậm , ăn ít, biếng ăn. Cháu Thúy, Cháu Vân, Cháu Vũ, cháu Văn, đặc biệt lưu tâm đến cháu Hiếu( Hay bị đổ máu cam không cho cháu vận động nhiều).
- Giáo dục trẻ biết để có một cơ thể khỏe mạnh, làm được nhiều việc giúp cô và bố mẹ cần năng tập thể thao, ăn uống đủ chất, thường xuyên giữ vệ sinh thân thể .
Hoạt động chiều
GDTM:
Nặn dụng cụ của các nghề phổ biến quê bé.
Chơi; chuyển hàng về kho.
Cho trẻ luyên đọc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”
Cho trẻ xem các hình ảnh về các nghề sản xuất qua máy tính. 
Cho trẻ làm quen với hoạt động học qua máy tính.( Bài thơ Cái bát xinh xinh) 
Lao động vệ sinh nhóm lớp-Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần.
Bình xét bé ngoan
Trả trẻ
 - Rèn các kỹ năng ngồi học, kỹ năng cầm bút tô, vẽ
 Nhân xét cuối ngày. Chuẩn bị tư trang cá nhân cho trẻ ra về.
 Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình của trẻ, và những thay đổi nếu có.
 Trò chuyện về chủ đề nhánh sẽ khám phá tuần tới.
Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU Ngày 03 tháng 12 năm 2010
 Người lập kế hoạch
 Nguyễn Thị Phương
Chủ đề nhánh: Làng nghề quê em
 Thực hiện từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 19 tháng 11 năm 2010
	Nội dung chơi. 
 PV: - Cơ sở sản xuất bánh kẹo - Cửa hàng thực phẩm - Nhà hàng ăn uống. Phòng
Khám bệnh cho mọi người.
XD ; Xây công trình nhà máy gạch - cơ sở may mặc, dệt thổ cẩm Vọng ngàn.
TH ; Vẽ, nặn, tô màu, cắt dán sản phẩm cảu nghề sản xuất; Quần áo, bát đĩa
Khám phá: Nhận biết phân loại 1 số dụng cụ của nghề sản xuất phổ biến ở quê hương. 
Thư viện: Đọc chuyện về chủ đề, xem tranh chuyện về các hoạt động của các nghề sản xuất...
	Yêu cầu: 
 - Biết sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu để xây dựng được các công trình : Cơ sở may mặc dệt thổ cẩm Vọng ngàn- Nhà máy gạch.
 - Biết chơi theo các nhóm, thảo luận với nhóm về công việc của nhóm, bầu người điều khiển nhóm, có sự liên kết giữa các nhóm với nhau.
 - Biết thể hiện tính cách của các nhân viên ; phục vụ, bán hàng, bác sỹ bệnh nhân. Biết giao tiếp với nhau văn minh, lịch sự. 
 - Biết sử dụng các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm, dụng cụ của một số nghề sản xuất phổ biến quê em.
 - Hình thành cho trẻ kỹ năng tô màu, kỹ năng cầm kéo để cắt
	Chuẩn bị:
 Các nguyên liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ giờ chơi của trẻ.
 Nơi trưng bày các sản phẩm trẻ làm ra.
 Các nguyên vật liệu dùng cho giờ chơi: Vải vụn, giấy, chỉ may, kéo
	Tổ chức hoạt động:
	* Hoạt động 1: 
 Hỏi trẻ về chủ đề đang thực hiện.
 Lớp mình đang khám phá chủ đề gì? ( Chủ đề nghề nghiệp), Chủ đề nhánh là gì? 
	* Hoạt động 2:
 Thỏa thuận về buổi chơi
 Tuần này lớp mình sẽ khám phá nhánh “ Làng nghề quê em”? Các bạn 
đã biết gì về những nghề sản xuất quen thuộc của quê hương mình? Quê mình có những nghề gì?( Làm gạch- may mặc- làm chổi chít- dệt thổ cẩm Các cô chú công nhân ở cơ sở gạch thường làm việc ở những nơi nào?( lò gạch).
 Những người làm nghề may măc và dệt thổ cẩm làm việc ở đâu?.... 
 - Giờ chơi hôm nay lớp mình sẽ chơi những góc nào?
 - Góc phân vai hôm nay sẽ chơi gì? Cần mấy bạn cùng chơi? Cần những đồ dùng gì?...
 - Góc xây dựng sẽ chơi gì? Những ai sẽ chơi ỏ góc đó? 
 Để chơi được giờ chơi chúng mình cần phải có gì? Những đồ dùng đó làm thế nào để có?... Tiếp tục gợi ý cho trẻ nắm được chủ đề chơi.
 Cho trẻ về góc chơi, yêu cầu trẻ nêu yêu cầu của giờ chơi ( Bầu nhóm trưởng phân công cho mọi người, bao quát nhóm của mình, gài ảnh về góc ) 
 Quá trình chơi: 
 Bao quát trẻ chơi, gợi ý cho trẻ chơi theo yêu cầu của giờ chơi. Khuyến khích trẻ tự đưa thêm những sáng tạo vào giờ chơi.
 Cô đến các nhóm nhận xét trẻ chơi, chỉ ra cho trẻ biết những điểm mạnh, những điểm yếu của nhóm đê trẻ nhìn thấy.
	* Hoạt động 3: 
 Nhận xét quá trình chơi, yêu cầu trẻ nêu ra ý kiến của cá nhân, nêu ý tưởng của mình khi chơi ở góc đó, bổ sung thêm cho nhóm của bạn
 Cô tổng hợp các ý kiến thống nhất với trẻ để cho giờ chơi sau trẻ chơi tốt hơn.
 	* Hoạt động 4: 
Thu dọn đồ dùng cất gọn gàng, ra chơi tự do và chuẩn bị vệ sinh ăn trưa.
	Đánh giá cuối buổi:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG TUẦN.
Chủ đề nhánh: Làng nghề quê em.
Thực hiện từ ngày 06 tháng 12 đến ngày 10 tháng 12 năm 2010
 Thứ
Các 
hoat
động
 Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Hoạt động có chủ đích
KPKH
 Tìm hiểu về một số nghề phổ biến ở quê bé- chơi: chọn dụng cụ cho các nghề.
PTTC
Đi trong đường hẹp - trèo lên xuống ghế..
PTNN
 - Thơ “ Làm bác sỹ”.
Chơi: Nóng quá - lạnh quá.
PTNT
Nhận biết, So sánh chiều rộng của 3 đối tượng.
PTTM
Hát VĐ: Có con chim chích; Nghe: Thật đáng chê; Trò chơi: Tai ai tinh.
 Ngày 03 tháng 12 năm 2010
 Người lập kế hoạch
 Nguyễn Thị Phương

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nghe_nghiep_chu_de_nhanh_la.doc