Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Gia đình của bé

Thể dục buổi sáng I . Chuẩn bị : chỗ tập phẳng sạch.

 II. Mục đích- Yêu cầu : Trể làm quen vơi TD buổi sáng.

 III. Cách tổ chức thực hiện:

1. Khởi động : xoay cổ tay, bả vai , eo gối.

2. Trọng động: bài tập phát triển chung:

+ Hô hâp: Hai tay lên cao gập trước ngực ( tập 2 lần 8 nhịp)

+ Tay vai: (Hai tay sang ngang gập vào nhau)

+ Chân : Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước ( tập 2 lần 8 nhịp)

+Bụng : Hai tay chống hông , xoay người 90 độ.

+ Bật:Bật chụm chân kết hợp 2tay sang ngang lên cao ( Tập kết hợp nhạc).

 3. Hỗi tĩnh : Trẻ đi lại nhẹ nhàng hít thở sâu

 

doc38 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Gia đình của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đén từng góc chơi để nhận xét hoặc tập trung trẻ lai để nhận xét.
Hoộng noài trời
I . Chuẩn bị : Kiểm tra sức khoẻ của trẻ, trang phục gọn gàng : Quan sát thời tiết , Quan sát nhà cạnh xung quanh lớp học.
II. Mục đích yêu cầu: Trẻ biết sự thay đổi của thời tiêt, biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.Biết một số kiều nhà.
III. Cách tổ chức thực hiện: 
1. Quan sát có mục đích: 
* Quan sát thời tiết: Con thấy thời tiết hôn nay như thế nào?Có gì khác với thời tiết dạo rước? Con phải mặc như thế nào cho phù hợp?
+ Mùa này thường mắc những bệnh gì? Con phòng tránh bằng cách nào?....
* Quan sát các kiểu nhà nhà xung quanh lớp học: Con nhìn xung quanh lớp có những kiểu nhà gì ? Được xây như thế nào? Nhà con có mấy tâng? Nhà 1 tầng với nhà 2 tầng có gì khác nhau?.Xung quanh có những gì?........
2. Trò chơi: “ Mèo bắt chuột”
- Cách chơi 1 trẻ đóng vai mèo, 1 trẻ khác đóng vai chuột, Các bạn còn lai nắm tay nhau thành vòng tròn . “ mèo” đuổi bắt “chuột”. Nừu không bắt đ]ợc thì cá bạn giăng lưới giúp “ mèo” bắt “ chuột”. đổi vai chơi.
* Trò chơi “Về đúng nhà”. 
- Cách chơi: Cho trẻ biết có 2 ngôi nhà: mỗi ngôi nhà dánh cho tất cả những ai có chung 1 dấu hiệu nào đó. ( VD: 1 ngôi nhà cho những ai mặc áo cộc tay, 1 ngôi nhà cho những ai không mặc cáo cộc tay). Khi co nói: “ trời mưa” kèn theo tín hiệu xắc xô, ai cũng mau chóng vè đúng nhà của mình. Ai về nhầm nhà thua cuộc.
3. Chơi tự do hoặc chơi với đồ chơi ngoài trời:
Hoạt động chiều
- TC: Về dúng nhà
- Kể chuyện khi mẹ vắng nhà.
- Hoạt động góc .
- TCDG: 
HĐVS: Ôn kĩ năng rửa tay. 
- Ôn Toán số 3.
- Hoạt động góc.
- Thơ : Lấy tăm cho bà.
HĐ: GDAN: Hát Múa cho mẹ xem.
+ Nghe hát: Tổ ấm gia đình.
+ TC: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
- HĐLĐ: Nhặt rác xung quanh lớp học.
Biểu diễn văn nghệ nêu gương bé ngoan cuối tuần.
ý kiến nhận xét, đánh giá của Hiệu trưởng:...........................................................................................................................................................................................................
Thời gian - hoạt động
Mục đích - yêu
Cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ hai ngày 7/11
HĐ :KPXH: 
Một số đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ biết kể tên 1 số đồ dùng trong gia đình.
- Rèn kĩ lăng ghi nhớ.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
- một số đồ dùng trong gia đình. ( bát đĩa , thìa , ca cốc.......
- Mô hình nhà búp bê có đồ dùng trong gia đình.
- Lô tô đồ dùng trong gia đìng.
 Bước 1: giới thiệu : Cô tổ chức chuyến đi thăm nhà bạn búp bê.
+ nhà bạn có những đồ dùng gì?
+ Trẻ kể tên đồ dùng. ( Bát , đĩa , thìa, ca, cốc........)
+ Trẻ nói chất liệu của từng đồ dùng.
 Bước 2: Chơi lô tô.
+ Cô nói công dụng trẻ xếp đồ dùng đó ra.
VD: Cô nói đồ dùng để ăn – trẻ xếp cái bát.
Bước 3: Trò chơi ; Nặn cái bát
Cô hướng dẫn trẻ nặn đồ dùng để ăn.
Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng cẩn thận không làm rơi vỡ. 
Hoạt động chiều:
TC: Về dúng nhà
- Rèn sự phản xạ nhanh.
- Hình vẽ gia đình, các thẻ số 1-3.
* Cách chơi: Cô treo tranh hình vẽ về gia đình , trẻ cầm thẻ số . Trẻ cầm thẻ số 1 thì về nhà có 1 con, trẻ cầm số 2 thì về gia đình có 2 con.....Nếu sai phải nhảy lò cò.
- Kể chuyện khi mẹ vắng
- Rèn kĩ lăng nghe và trả lời câu hỏi.
- Tranh minh hoạ truyện.
 Bước 1: Giới thiệu truyện: “Khi mẹ vắng nhà”
 Bước 2: Kể chuyện: Cô kể 2 lần
Đàm thoại: Cô vừa kể chuyện gì?
+ Câu chuyện kể về ai?
Thời gian - hoạt động
Mục đích - yêu
Cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ ba ngày 8/11:
PTVĐ:Thể dục:
- Tung bóng với người đối diện- TC: Bánh xe quay.
- Trẻ biết tung và bắt bóng với người đối diện.
- Rèn kĩ lăng bắt bóng.
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. 
- Bóng 5-6 quả.
Bước 1: Khởi động : Đi các kiểu đi bằng gót và mũi bàn chân.....
Bước 2: Trong động : BTPTC: 
+ Hô hâp: Thổi bóng bay ( tập 2 lần 8 nhịp)
+ Tay vai: Tay đưa lên cao hạ xuống ( Tập 2 lần 8 nhịp)
+ Chân : Chân đưa ra trước lên cao :( tập 2 lần 8 nhịp)
+Bụng : Hai tay chống hông , xoay người 90 độ.
+ Bật:Bật tại chỗ ( Tập kết hợp nhạc).
* Vận động cơ bản: Tung bóng với người đối diện
Cô làm mẫu 2-3 lần:
Lần 1: Cô tung bóng vừa nói .
Lần 2: Cô hướng dẫn cách cầm bóng tung cho người đối diện.
Lần 3: Cô làm mẫu và kết hợp nói qua.
Lần lượt cho trẻ thực hiện . Cô có thể tổ chức cho trẻ đứng quay mặt vào nhau tổ nọ tung bóng cho tổ kia. Thi đua xêm tổ nào tung và bắt bóng giỏi.
* Trò chơi: “ Bánh xe quay”
- Cách chơi : Cô cho trẻ đứng thành 2 vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong vòng tròn to, và quay ngược chiều nhau.
Bước 3: Hồi tĩnh: Trẻ đi lại nhẹ nhàng hít thở sâu.
- Hoạt động góc .- TCDG:.
HĐVS: Ôn kĩ năng rửa tay.
- Trẻ biết rửa tay theo đúng trình tự các bước.
- Khăn mặt, nước, xà phòng.
- Cô gợi ý để trẻ nói cách rửa tay.
- Trẻ rửa cô quan sát hướng dẫn từng trẻ.
GD trẻ giưx vệ sinh tay chân sạch sẽ , chống bệnh chân tay miệng.
- 
Thời gian - hoạt động
Mục đích - yêu
Cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ tư ngày 9/11
HĐ: LQVH : - truỵên Tích chu.
+ Hát cháu yêu bà.
- Trẻ hiểu nội dung, trả lời được câu hỏi của cô.
- Rèn kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi.
- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện.
- Tranh mnh hoạ cho nội dung chuyện.
Bước 1: Giới thiệu chuyện:
Vào bài cô cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà”.
+ Con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nói lên tình cảm của cháu đoói với bà hôm nay cô có câu chuyện cũng nói về tình cảm của hai bà cháu đó là câu chuyện “ Tích chu”. Mời các bạn lắng nghe)!
Bước 2: Cô kể chuyện 2 lần.
- Lần 1 cô kể diễn cảm 
- Lần 2: Cô kể diễn cảm két hợp quan sát tranh minh hoạ.
Bước 3: Đàm thoại kết hợp giảng giải:
+ Cô vừa kể chuyệ gì? ( Tích Chu)
+ Câu chuyện kể về ai?( Tich chu)
+ Tích Chu là người như thế nào? ( Mải chơi không quan tâm đến bà)
+ Tích Chu có thương bà không? 
+ Tại sao con biết? ( Bà bị ốm mà tích chu đi chơi không chăm sóc bà)
+ Bà đối với Tích Chu như thế nào? ( Bà rất yêu thương tích Chu)
+ Bà thương Tích chu như thế nào? ( Có gì ngon bà cũng nhường cho tích chu, đêm bà thức để quạt cho tích chu ngủ)
+ Tại sao bà lại hoá thành chim?( Bà sốt , khát nước không ai lấy nước cho bà nên bà đã hoá thành chim để bay đi lấy nước).
+ Khi bà hoá thành chim Tích Chu đã làm gì? ( Tích Chu khóc chạy theo bà).
+ Tích Chu đã làm gì để bà về ở với Tích chu? ( Tích chu lấy nước suối tiên cho bà uống).
+ Ai nói với Tích Chu lấy nước suối tiên cho bà uống để bà trở lại thành người? ( Bà tiên).
+ Con làn gì khi bà ốm? ( GD trẻ biết yêu thương giúp đỡ người khác)
Bước 4: Trò chơi: “ Giúp bạn Tích Chu lấy nước cho bà”
Cách chơi: Trẻ trèo qua những ngọn núi múc nước vào chai mang về , thi đua giữa 2 đội xem đội nào về nhanh hơn là thắng.
- Ôn Toán số 3.
 - Trẻ đếm đến 3, nhận biết nhóm có số lượng 3.
- Các nhóm đồ vật có số lượng 3, con giống cho trẻ có số lượng 3
Bước 1: Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 3.
+ Cô tổ chức cho trẻ đi thăm nhà bạnn búp bê.
+ Trẻ đếm đồ dùng nhà bạn búp bê.( 3 cái bát, 3 cái thìa, 3 cái đĩa, 3 cái chén, ....) Tất cả đều có số lượng là 3.
Bước2: Tạo nhóm: Ban búp bê khen các bạn đếm giỏi các bạn rủ các bạn bướm đếm cùng nào1
+ Trẻ xếp 3 bướm : B , B , B.
+ Tặng mỗi bạn bướm 1 bông hoa: Xếp 3 hoa: H, H , H.
+ Trẻ đếm 2 nhóm , so sánh thêm bớt.
Bước 3: Trò chơi: “ Thêm vào cho đủ”
+ TC: “ Đếm tiếng mưa rơi”.
+ TC: “ Đếm tiếng vỗ tay”
- Thơ : Lấy tăm cho bà.
- Rèn kĩ năng đọc rõ ràng mạch lạc.
- Tranh thơ.
- Cô giới thiệu bài thơ : “Lấy tăm cho bà”
- Cô đọc mẫu 2 lần.
- Dạy trẻ từng câu liên tiếp đến hết bài.
 Đọc luận phiên giữa các tổ nhóm cá nhân.
 Cô sửa sai cách phát âm cho trẻ.
Thời gian - hoạt động
Mục đích - yêu
Cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ năm ngày 10/11
HĐ: Tạo hình:
Nặn cái bát.
+ Đọc bài “Cái bát xinh xinh”
- Trẻ biết xoay tròn ấn bẹt tạo thành hinh cái bát.
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Tre yêu thích sản phẩm của mình.
- Mẫu nặn của cô 2-3 mẫu.
- Đát nặn cho trẻ.
Bước 1: Quan sát mẫu:
- Vào bài cô cho trẻ đọc bài thơ “ Cái bát xinh xinh” 
- ĐT: Con có biết ai đã làm ra những cái bát không?
* Quan sát mẫu gợi ý: Cô đã bắt chước các cô chú công nhân làm thử những cái bát này con xem có đẹp không?
+ Hôm nay con có muốn làm các cô chú công nhân không?
+ Các con xem cô làm trước nhé !
Bước 2 :Cô làm mẫu vừa làm cô vừa hướng dẫn trẻ cách làm.
+ Xoay tròn , làm lõm, ........
+ Có thể trang trí thêm hoạ tiết xung quanh bát cho đẹp
Bước 2: Trẻ thực hiện : Cô quan sát gợi ý giúp trẻ hoàn thành đề tài.
Những trẻ làm khá cô gợi ý trẻ làm sáng tạo, những trẻ yếu cô hướng dẫn.
Bước 4: Trưng bày sản phẩm nhận xét.
- Cô gọi 2-3 trẻ lên nhận xét bài của mình và của bạn.
- Cô nhận xét chung .
Hoạt động chiều:
HĐ: GDAN: Hát Múa cho mẹ xem.
+ Nghe hát: Tổ ấm gia đình.
+ TC: “ Nốt nhạc may mắn”
- Trẻ hát đúng lời đúng nhạc.
- rèn kĩ năng hát đúng nhạc.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Nhạc đệm cho bài hát, mũ âm nhạc.
Bước 1: Dạy hát : “ Chào mừng các bạn đến với trò chơi âm nhạc”
Giới thiệu các bạn đến tờ 3 đội chơi: Đôi : Hoạ mi, Sơn ca, vàng anh.
Trước khi tham gia vào trò chơi các bạn lắng nghe bài hát ngày hôm nay đó là bài: “ Múa cho mẹ xem”
- Cô hát 2 lần kết hợp nhạc
* Mời các bạn đến với phần thi thứ nhất phần thi “Trung sức”Mời 3 đội cùng thể hiện.
P2: “Đồng đôi” Mỗi đội thể hiện lại bài hát 1 lần.
P3: Giao lưu cùng đội bạn: Mỗi đội cử 1 đại diện lên hát 
P4: Bé thể hiện tài năng; Cá nhân trẻ lên hát
Bước 2: “Giao lưu cùng người dẫn trương trình”
 Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình gia đình là một ttỏ ấm có những buồn vui....Mời các bạn lắng nghe bài hát “ Tổ ấm gia đình”Cô hát 2 lần kết hợp nhạc.
Bước 3: TCAN: “Nốt nhạc may mắn”. Cách chơi : các đội chọn ô số mở nốt nhạc và phía sau nốt nhạc có bản nhạc gì thì đội đó đón tên bài 
hát đó nếu sai nhường quyền trả lời cho đội bạn. Đội nào trả lời đúng nhiều là thắng cuộc.
Hoạt động lao động.
-Rèn cho trẻ kĩ năng lao động.
- Thùng đựng rác.
- Cô cùng trẻ tham gia lao động vừa làm cô vừa hướng dẫn trẻ cách làm.
- GD trẻ giữ gìn vệ sinh lớp học , sân trường sạch 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_chu_de_nhanh_gia_d.doc
Giáo án liên quan