Giáo án Mẫu giáo Lớp Nhỡ - Lĩnh vực phát triển thể chất - Đề tài: Trườn sấp-đập bóng

I. Mục Đích Yêu Cầu:

 - Trẻ biết phối hợp lực của chân và tay đẩy mạnh người về trước, biết dùng 2 tay đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay

 - Trẻ biết trườn sát người xuống sàn, không đưa chân cao

 - Trẻ có ý thức tập luyện, tích cực tham gia hoạt động

II. Chuẩn Bị:

 - Băng đĩa nhạc, địa điểm thoáng mát, sạch sẽ, vạch chuẩn, 1 số quả bóng

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Nhỡ - Lĩnh vực phát triển thể chất - Đề tài: Trườn sấp-đập bóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy nhanh, chạy chậm. Chuyển đội hình thành 2 hàng ngang 
 v Hoạt động 2: Trọng động:
 w Bài tập phát triển chung:
 - Tay : Xoay cổ tay ( 3 lần x 4 nhịp)
 - Chân: Kiễng chân ( 3 lần x 4 nhịp)
 - Bụng: ngồi cúi gập người về trước, ngón tay chạm ngón chân (2 lần x 4 nhịp)
 - Bật : Bật về trước (2 lần x 4 nhịp)
 w Vận động cơ bản:* Trườn sấp
 - Cô giới thiệu tên vận động: trườn sấp. Cho trẻ nhắc lại tên vận động 
 - Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
 - Cô làm mẫu lần 2: giải thích: cô nằm sấp, không chạm vạch. Tay trái đưa về trước, co chân phải, tay phải gập trước ngực. Mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh, cô dùng lực của bàn tay trái và chân phải đẩy mạnh người về trước, đồng thời co chân trái lấy đà, tay phải đưa về trước,tay trái gập trước ngực.
- Mời 1 trẻ lên tập thử. Mời lần lượt 2 trẻ lên tập. cô chú ý sủa sai kịp thời, khuyến khích động viên cháu tham gia
 - Mời 2 trẻ khá lên tập lại- gợi hỏi trẻ tên vận động
 * Vận động: Đập bóng:
 - Nảy giờ cô thấy các bạn luyện tập rất tốt, nhưng để cho đôi tay của ta thêm khéo léo, cô mời các bạn cùng tham gia “ Đập bóng” nhé. Cho trẻ nhắc lại tên vận động
 - Đầu tiên các bạn phải cầm bóng bằng 2 tay, sau đó nghe hiệu lệnh thì các bạn đệp bóng xuống sàn, khi bóng nảy lên, bắt bóng bằng 2 tay
 - Cho từng nhóm 3-4 trẻ lên đập bóng. Mỗi trẻ đập 3- 4 lần. Cô bao quát , nhắc nhở trẻ đấp thẳng bóng xuống sàn
v Hoạt động 3: Hồi tĩnh: cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
Kết thúc: nhận xét- tuyên dương
III. Tổ Chức Hoạt Động:
* Hoạt động nối tiếp: Cho cháu chơi với bóng ở hoạt động ngoài trời
* Đánh giá: 
..
Thứ ngày tháng 11 năm 2010
Chủ Đề: GIA ĐÌNH- 20/11
Chủ đề nhánh: Đồ dùng gia đình
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC- Môn: MTXQ
Đề tài: KPXH: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH
I . Mục đích- yêu cầu: 
- Trẻ biết mô tả đặc điểm ngôi nhà của mình và một số quang cảnh xung quanh
- Trẻ trả lời to rõ ràng, nói tròn câu, mạch lạc
- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn vệ sinh ngôi nhà ạch sẽ
II Chuẩn bị:
- Máy vi tính, đĩa nhạc: Cả nhà thương nhau, bài tập: cho trẻ tô màu ngôi nhà, bút màu, 
 v HĐ1: Ổn định, trò chuyện:
- Ổn định: hát Cả nhà thương nhau.
- Cô và các bạn vừa hát bài gì? Trong bài hát có nhắc đến ai?( Cha, mẹ, con -> 1 gia đình). Vậy con có biết gia đình thì sống ở đâu không? ( trong ngôi nhà)
- À, trong mỗi chúng ta, ai cũng có 1 ngôi nhà để ở. Hằng ngày sau giờ tan học, cha mẹ các con đón các con ở trường về nhà và các con cùng với cha mẹ sum họp trong ngôi nhà thân yêu của mình.
v HĐ2: Tìm hiểu về các ngôi nhà:
- Bây giờ cô sẽ cho các con cùnh xem hình ảnh về những ngôi nhà trên màn hình nhé. Nào! Chúng mình cùng xem các ngôi nhà, chúng có rất nhiều điều thú vị đấy.
 * Nhà mái ngói, 1 tầng:
- Cô bật máy tính cho trẻ xem ngôi nhà mái ngói 1 tầng
 + Ngôi nhà này như thế nào? Mái nhà được làm bằng gì? Màu gì? Khung nhà hình gì? Cửa ra vào, cửa sổ như thế nào? Nhà quét vôi màu gì? Xung quanh ngôi nhà có gì? Ngôi nhà này có mấy tầng? 
- Cô nói: Đây là ngôi nhà 1 tầng, mái nhà lợp ngói đỏ tươi, tường nhà quét vôi rất đẹp, cửa sổ được sơn màu rất sáng
- Bạn nào được sống trong ngôi nhà giống như nghôi nhà này?
 * Nhà 2-3 tầng, biệt thự:
- Cô tiếp tục bật máy tính cho trẻ xem
 + Ai có nhận xét gì về ngôi nhà này? Ngôi nhà này 1 tầng hay nhiều tầng?
 + Mái nhà được làm bằng gì? Tường nhà quét vôi màu gì? Cửa sổ sơn màu gì? Phía trước ngôi nhà có gì?( Sân, bồn hoa, cây cảnh,..) 
Cô chốt lại cho trẻ về ngôi nhà.
- Ngoài ra cô còn có 1 số hình ảnh về nhà chung cư, tập thể, các bạn xem nhé.
- Nảy giờ các bạn đã xem nhiều loại nhà, vậy bạn nào giỏi hãy cho cô biết nhà 1 tầng với nhà nhiều tầng có gì giống và khác nhau? ( cho vài trẻ nhận xét)
v HĐ3: Luyện tập: Tô màu ngôi nhà
- Các bạn hãy giúp cô tô màu những ngôi nhà này cho thật đẹp nhé.
- Cô nhắc trẻ ỹ năng tô màu, cách cầm viết, tư thế ngồi
- Cho trẻ thực hiện, cô bao quát, hướng dẫn trẻ yếu, khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo( mặt trời, mây, cỏ)
 v HĐ4:Kết thúc: Nhận xét- tuyên dương
III Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động nối tiếp: Cho trẻ về góc gia đình chơi trò chơi gia đình
* Đánh giá :
...................................................................................................................................
Thứ ngày tháng 11 năm 2010
Chủ Đề: GIA ĐÌNH- 20/11
Chủ đề nhánh: Đồ dùng gia đình
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ- Môn: Văn học
Đề tài: Truyện: NHỔ CỦ CẢI
I . Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu nội dung câu chuyện, biết các nhân vật trong câu chuyện “ Nhổ củ cải”
- Khả năng chú ý, trẻ lời mạch lạc và thể hiện cảm xúc, biết thể hiện ngữ giọng của từng nhân vật.
- GD cháu c ó tinh thần đoàn kết, giúp đỡ ông bà cha mẹ, bạn bè
II Chuẩn bị: Tranh chuyện, băng đĩa nhạc,
HĐ 1: Ổn định:
- Cô đọc câu đố: Cũng gọi là bắp/ Lá sắp vòng quanh/ Lá ngoài thì xanh/ Lá trong thì trắng/ Là rau gì ?
- C ác con v ừa đo án c âu đ ố v ề g ì n ào?( Rau b ắp c ải)
- Ngoài ra bạn nào giỏi hãy kể cho cô nghe còn những loại rau gì nữa?
- Có 1 loại rau cũng gọi l à cải nhưng ăn củ, củ của nó màu trắng tinh, là cây rau rất thần kỳ và to khổng lồ, to chưa từng thấy. Các bạn có biết đó là rau gì không? 
- Đó là rau củ cải trong câu chuyện “ Nhổ củ cải” mà cô sẽ kể cho các con nghe đây.
HĐ 2 : Cô kể bé nghe:
- Cô kể lần 1 + Kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa.
- Cô kể lần 2 + tranh. Kết hợp đàm thoại
- Đàm thoại:
- Trong câu chuyện có những ai? (Ông già, bà già, cháu gái, chó con, m èo con, chuột nhắt)
- Ai trồng cây cải?( Ông già)
- Cô giải thích từ “khổng lồ”: kích thước lớn gấp nhiều lần so với bình th ường
- Cô giải thích từ “ Không hề nhúc nhích”: không di chuyển 1 tí nào.
- Ông già gọi ai giúp?( Bà già)
- Cây cải có lên được không?(Vẫn không được)
- Bà già đã gọi ai ra giúp?( Cháu gái)
- Cháu gái đã gọi ai?( Chó con). Chó con lại phải gọi ai?( Mèo con). Mèo con gọi chuột nhắt như thế nào?
- Khi có bà già, cháu gái, chó con, mèo con và chuột nhắt ra giúp thì ông già có nhổ được củ cải không?
- Khi nhổ củ cải lên khỏi mặt đất. cả nhà sung sướng nhảy múa quanh cây cải và hát thế nào?
=> GD: Các con biết không, dù có khó khăn đến đâu, nhưng có được sự đoàn kết giúp đỡ của mọi người thì sẽ vượt qua tấ t cả.
- Trong gia đình con con phải như thế nào?( Yêu thương giúp đỡ ông bà , cha mẹ..)
HĐ 3: Luyện tập: Trò chơi
- Cho trẻ chơi mô phỏng hành động nhổ củ cải. Vừa chơi vừa hát: “Nhổ cải lên/ Nhổ cải lên/ Ái chà chà- ái chà chà/ Lên được rồi” -> Cho trẻ chơi 2-3 lần
Kết thúc: Nhận xét -tuyên dương
III Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động nối tiếp: Góc tạo h ình: nặn củ cải
* Đánh giá:
Thứ ngày tháng 11 năm 2010
Chủ Đề: GIA ĐÌNH- 20/11
Chủ đề nhánh: Đồ dùng gia đình
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ- Môn: Âm nhạc
Đề Tài: DV Đ: CHIẾC KHĂN TAY
Nghe Hát: Bố Là Tất Cả
I .Mục Đích Yêu Cầu:
 - Trẻ hát đúng giai điệu, rõ lời, vận động nhịp nhàng theo lời bài hát “ Chiếc khăn tay”
 - Trẻ biết cảm thụ giai điệu của bài hát, chú ý nghe cô hát bài “ Bố là tất cả”
 - Trẻ hứng thú tham gia vận động, hứng thú nghe cô hát, biết yêu thương mẹ, vâng lời mẹ
II. Chuẩn Bị:
 - Băng đĩa nhạc, nhạc cụ gõ đệm, cái hộp, 1 số đồ dùng gia đình, trong đó có cái khăn tay
 v Hoạt động 1: Ổn định:
- Trò chơi: chiếc túi kỳ diệu
- Cô cho trẻ đoán tên đồ dùng trong cái hộp
- Các bạn có biết chiếc khăn này dùng để làm gì không?
- Bạn nào giỏi cho cô biết bài hát nào nói về chiếc khăn này?
 v Hoạt động 2: Dạy vận động “ Chiếc khăn tay”
 - Để bài hát thêm hay hơn, cô sẽ dạy các con vận động minh hoạ theo lời bài hát nhé.
 - Bạn nào còn nhớ bài hát này hát cho cô và nghe xem nào?
 - Cô vận đông mẫu lần 1: Không phân tích động tác
 - Cô vận đông mẫu lần 2: Phân tích động tác: + Câu 1 “ Chiếcem”: 2 bàn tay úp phía trước rồi từ từ lật ngửa lên
 + Câu 2: “ Trên chim”: Tay trái từ từ vuốt nhẹ lên trên, bàn tay phải khum lại về phía bàn tay trái rồi vuốt nhẹ sang ngang( giả làm động tác thêu khăn)
+ Câu 3: “ Em đẹp”: 2 tay vỗ kết hợp ký chân và nhún nghiêng đầu 2 bên 4 lần
Cô cho cả lớp đứng lên vận động cùng cô từng động tác đến hết bài( 1-2 lần)
Cô bật nhạc cho trẻ vận động 2-3 lần
Gọi từng tổ lên vận động/ Nhóm bạn trai/ Bạn gái
Gọi trẻ khá lên vận động 1 lần
v Hoạt động 3: Nghe hát: Bố là tất cả”
 - Cô sẽ hát tặng các con 1 bài hát về tình cảm giữa người bố dành cho đứa con thân yêu của mình, bài hát có tên “ Bố là tất cả” do nhạc sĩ Thập Nhất sáng tác
 - Cô hát lần 1 kết hợp gõ đệm
 - Cô vừa hát bài hát gì? Tác giả là ai?
 - Cô hát lần 2 kết hợp múa minh họa
 - Lần 3 cô cho trẻ xem và nghe qua băng hình.
 * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
III. Tổ Chức Hoạt Động
* Hoạt động nối tiếp: Cho cháu hát múa các bài hát đã học
* Đánh giá: 
Thứ ngày tháng 11 năm 2010
Chủ Đề: GIA ĐÌNH- 20/11
Chủ đề nhánh: Đồ dùng gia đình
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ- Môn: Tạo hình
Đề tài: TÔ MÀU ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH
I Yêu cầu:
- Trẻ biết tên đề tài. Biết những đặc điểm của 1 số đồ dùng trong gia đình.
- Tô màu đậm, sắc nét, biết phối hợp màu sắc hài hòa và tô không lem ra ngoài
- Biết giữ gìn sản phẩm. cất đồ dùng đúng nơi qui định. Biết yêu quí giữ gìn đồ dùng 
II Chuẩn bị: Giấy hình rỗng, màu, bàn ghế.
HĐ 1 : Ổn định- quan sát:
- Cô cùng trẻ hát vận động bài: Chiếc khăn tay
- Trong gia đình con có những đồ dùng gì? Những đồ dùng này có công dụng gì? 
- Vậy con phải làm sao để giữ gìn những đồ dùng này?
- Hôm nay cô cũng có 1 số đồ dùng, nhưng những đồ dùng này chưa được đẹp, cô muốn nhờ các con hãy tô màu giúp cô nhé.
- Trước khi tô màu, cô m ời các bạn xem mẫu của cô. 
- Đây là cái gì? Bình hoa cô tô màu gì? Còn đây là cái gì? Cái chén cô tô màu gì
- Đây là cái gì?( bình hoa). Các bạn muốn tô màu gì? Cô s ẽ chọn màu vàng, cô cầm bút tay nào?( Tay phải), sau đó cô bắt đầu tô, tô từ trong ra ngoài, tô từ miệng bình hoa xuống đáy bình hoa, tô cẩn thận không được làm lem ra ngoài, tô ph ải hết bình hoa.
- Tương tự với các đồ vật còn lại
HĐ 2: Thực hiện mẫu
- Muốn tô màu cho đẹp cô mời các con hãy xem cô thực hiện tr ước nhé.
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu: - Đây là cái gì?( bình

File đính kèm:

  • docgi dung gia dinh.doc
Giáo án liên quan