Giáo án lớp ghép 4, 5 - Tuần 5
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi ,phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện
- Hiểu nội dung :Ca ngợi chú bé Chôm chung thực ,dũng cảm ,đam nói lên sự thật .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV: Gọi HS đọc lại bài Tre việt Nam + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
- HS : Đọc bài và nêu lại nội dung bài
3. Bài mới.
- GV: Giới thiệu bài - Ghi bảng. Hướng dẫn cho HS luyện đọc:
- HS : 1 HS khá đọc bài
Lớp đọc bài trong SGK
- GV : Chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- HS: Đọc nối tiếp từng đoạn ,chú ý các từ ngữ khó
- GV: Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
- HS: Đọc nối tiếp đoạn lần 2
Sau dó luyện đọc theo cặp.
- GV: Hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.Yêu cầu HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi trong SGK
- HS : Đọc bài + trả lời câu hỏi:
+ Nhà Vua chọn người như thế nào để truyền ngôi
+ Nhà Vua làm cách nào để tìm dược người trung thực?
+ Theo lệnh Vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kỳ nộp thóc cho Vua, chuyện gì đã sảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói sự thật?
+ Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý
- GV: Gọi HS trả lời các câu hỏi ,nhận xét bổ sung thêm
+ câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- HS: Đọc lại bài và nêu ý nghĩa câu chuyện
Trả lời trước lớp
- GV: Gọi HS Trả lời ghi nội dung lên bảng, Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm một đoạn thơ
- HS: 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
Sau đó luyện đọc theo cặp.
- GV: Gọi HS đọc diễn cảm trước lớp ,nhận xét bổ sung , GV nhận xét chung.
- HS: Đọc lại toàn bài và nêu nội dung bài
1em đọc lại bài
4: Củng cố
GV: Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò.
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Gà trống và Cáo”
p Hs hoàn thiện câu trả lời 2,Chè và cây ăn quả ở vùng trung du - HS: Dựa vào kênh chữ và kênh hình mục 2 trong SGK thảo luận trong nhóm các câu hỏi sau: + Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? + Hình 1,2cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang? + Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ địa lý TNVN? + Em biết gì về chè Thái Nguyên? + Chè ở đây được trồng để làm gì? + Trong những năm gần đây trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng cây gì? - GV: Gọi Hs trả lời các câu hỏi ,nhận xét bổ sung thêm .Yêu cầu Hs quan sát H3 và nêu quy trình chế biến chè? - HS: Nêu trước lớp về quy trình chế biến chè Các em khác nhận xét bổ sung thêm - GV: Nhận xét và hoàn thiện câu trả lời giới thiệu thêm về sx chề ở Lai Châu 3,Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp - HS: Cả lớp quan sát tranh ảnh trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc? + Để khắc phục tình trạng này người dân ở đây đã trồng những loại cây gì? - GV: Gọi Hs trả lời hoàn thiện câu trả lời - Gv: liên hệ thực tế để giáo dục Hs bảo vệ rừng ở địa phương - HS: Trình bày cách bảo vệ rừng ở địa phương Nối tiếp nhau đọc bài học trong SGK 4. Củng cố. GV: Củng cố nội dung bài -Gọi Hs đọc bài học 5.Dặn dò -Chuẩn bị bài sau NTĐ5: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Biết kể một câu truyện ( mẩu truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh. - Trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu truyện ( mẩu truyện ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức. 2, Kiểm tra bài cũ. - HS: Kể lại theo tranh 2-3 đoạn của câu truyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 3. Bài mới. - GV: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.Hướng dẫn HS kể chuyện: - HS: 1 HS đọc đề bài. Lớp theo dõi trong SGK - GV : Gạch chân những từ cần lưu ý.Nhắc HS: + SGK có một số câu chuyện về đề tài này. + Các em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK. + Nếu không tìm được thì em mới kể những câu chuyện trong SGK. - HS : Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV: Với những truyện khá dài, các em không có khả năng kể gọn lại thì có thể kể 1-2 đoạn truyện. - HS : Thi kể chuyện trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn sau: + Nội dung câu chuyện có hay, có mới không. + Cách kể. + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể - GV: Nhận xét Hs kể chuyện , tuyên dương những HS kể chuyện tốt. 4. Củng cố. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò - GV nhắc HS chuẩn bị bài sau. - HS: Một em kể câu chuyện hay nhất trước lớp .Nêu nội dung ý nghĩa câu chuyện ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************************ Ngày soạn : Ngày giảng : Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011 Tiết 1: Thể dục GV chuyên soạn giảng ***************************************** Tiết 2 NTĐ4: Tập đọc GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm - Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà trống chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kể sấu xa như cáo. - Học thuộc đoạn thơ. II. ĐỒ DÙNG: -Tranh minh hoạ bài học SGK III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới - GV: GT bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài học. - HS: 1em đọc toàn bài .Lớp theo dõi đọc thầm bài trong SGK - GV: Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn thơ và các từ khó - HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài thơ Chú ý các từ khó trong bài - GV: Giải nghĩa từ - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS: Luyện đọc bài theo cặp Đọc các câu hỏi trong SGK - GV: Chia nhóm giao nhiệm vụ cho nhóm tìm hiếu nội dung - HS: Thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu ? Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất? ? Vì sao Gà không nghe lời Cáo ? Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì? ? Thái độ của Cáo NTN khi nghe lời Gà nói? ? Thấy cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao? ? Theo em Gà thông minh ở điểm nào? ? Theo em tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì? - GV: Gọi HS trả lời các câu hỏi ,chốt bài giải đúng .Nêu ý nghĩa của bài thơ Hướng dấn đọc diễn cảm và HTL bài thơ: - HS: Luyện đọc diễn cảm bài thơ Thi đọc diễn cảm trước lớp - GV: Gọi HS đọc , gọi HS NXét ? Bài đọc của bạn đã hay chưa? Vì sao bạn đọc hay như vậy? - HS: Luyện đọc HTL từng đoạn, cả bài thơ.? Em có nhận xét gì về Cáo, Gà trống? - GV: Gọi Hs dọc thuộc nhạn xét bổ sung thêm , củng cố nội dung bài? 4. Củng cố NX gìơ học: HTL bài thơ 5. Dặn dò CB bài sau . NTĐ5: Toán LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. - Biết cách giải các bài toán liên quan. II. ĐỒ DÙNG : - Nội dung bài học . III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - HS: Đổi chéo VBT về nhà kiểm tra bài của nhau ,nêu nhận xét 3. Bài mới - GV: Giới thiệu bài ghi bảng Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 - HS: nêu yêu cầu và làm bài và làm bài Đổi :1tấn 300kg = 1300kg tấn 700kg = 2700kg. Số giấy vụn cả 2 trường thu gom được là: 1300 + 2700 = 4000(kg). Đổi: 4000kg = 4tấn. 4 tấn gấp 2 tấn số lần là: 4 : 2 = 2(lần) 2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50000 cuốn vở, vậy 4 tấn giấy vụn sản xuất được là: 50000 x 2 = 100000( cuốn vở) Đáp số: 100000 cuốn vở - GV: Chữa bài nhận xét bổ sung thêm Gọi HS đọc yêu cầu bài 3 hướng dẫn cho HS làm bài - HS: Làm bài vào vở ,lớp làm trên bảng Bài giải: Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 14 x 6 = 84( m2) Diện tích hình vuông CEMN là: 7 x 7 = 49( m2) Diện tích mảnh đất là: 84 + 49 = 133 (m2) Đáp số: 133 m2 4. Củng cố - GV:Chữa bài chốt bài giải đúng Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò Về nhà làm bài chuẩn bị bài sau ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ***************************************************** Tiết 3 NTĐ4: Toán LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Tính được trung bình cộng của nhiều số . - Thành thạo khi giải bài toán về tìm số trung bình cộng của nhiều số. - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Nội dung bài III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - HS: Đổi chéo VBT về nhà kiểm tra bài của nhau ,nêu nhận xét 3. Bài mới - GV: Giới thiệu bài ,ghi bảng Gọi Hs đọc yêu cầu bài 1.HD cho Hs làm bài - HS: Làm bài a. ( 96 + 121 + 143 ) : 3 = 120 b. ( 35 + 12 + 24 + 21 + 43 ): 5 = 27 - GV: Chữa bài ,chốt bài giải đúng Gọi Hs dọc yêu cầu bài 2 ,Hd cho Hs làm bài - HS: Lên bảng làm bài ,lớp làm vào vở Bài giải: Tổng số người tăng thêm trong 3 năm là: 96 + 82 + 71 = 249 ( người) Trung bình mỗi năm dân số tăng thêm là: 249 : 3 = 83 ( người) Đáp số: 83 người - GV: Chữa bài ghi bảng , chốt bài giải đúng Gọi Hs đọc yêu cầu bài 3 ,hướng dẫn cho Hs làm bài - HS: làm bài vào vở .1em lên bảng làm Bài giải: Tổng số chiều cao của 5 bạn là: 138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670 ( cm) Trung bình số đo chiều cao của mỗi bạn là: 670 : 5 = 134 ( cm) Đáp số: 170 cm - GV: Chữa bài chốt bài giải đúng 4. Củng cố. Nhận xét chung giờ học . 5. Dặn dò. Về nhà làm bài trong VBT. NTĐ5 : Tập đọc Ê- MI - LI, CON.... I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê-mi li, Mo-ri - xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn )Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng. -Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. -Thuộc lòng khổ thơ 3, 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh và bảng phụ ghi nội dung luyện đọc III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới - GV: Giới thiệu bài ghi bảng Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: - HS: 1em đọc toàn bài ghi bảng Cả lớp đọc thầm và theo dõi trong SGK - GV: Chia đoạn .Cho một HS đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ. - HS :Đọc nối tiếp đoạn, cả lớp theo dõi dọc bài trong SGK - GV: Kết hợp sửa lỗi và giải nghĩa từ khó. Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - HS: Luyện đọc bài theo cặp 1em đọc chú giải trong SGK - GV:Hướng dãn cho Hs đọc ,Gv đọc mẫu toàn bài .Hướng dãn cho Hs tìm hiểu bài - HS: Đọc từng khổ thơ và trả lời các câu hỏi: + Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo -ri- xơn và bé Ê - mi- li? ? Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ? ? Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt? ? Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui ? ? Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? - GV: Gọi Hs trả lời các câu hỏi ,gọi Hs khác trả lời các câu hỏi .G chốt ý đúng Nêu ND, ý nghĩa bài thơ? - HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài 1em đọc toàn bài - GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm sau đó thì luyện đọc thuộc lòng. - HS: Luyện đọc diễn cảm Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng - GV: Gọi Hs đọc trước lớp ,gọi Hs khác nhận xét bổ sung thêm 4. Củng cố. Nêu lại nội dng bài . Nhận xét chung giờ học 5. Dặn dò ..............................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUẦN 5..doc