Giáo án lớp 5 - Tuần 5 năm 2011

I. Mục tiêu: Ôn tập kĩ năng giải các dạng toán điển hình đã học: Tổng- tỉ; hiệu - tỉ; bài toán liên quan đến rút về đơn vị và tìm tỉ số.

- Rèn kĩ năng tóm tắt và trình bày bài gải.

- GDHS tính cẩn thận, tự giác khi làm bài.

II. Các hoạt động dạy- học

A. Kiểm tra bài: Kể tên các dạng toán đã học.

B. Ôn tập

- GV ghi các bài tập lên bảng. HS đọc BT, xác định dạng toán, tóm tắt và làm vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS yếu cách làm bài.

- Gọi một số HS lên bảng làm bài. GV, HS nhận xét chữa bài.

Bài 1. Tính chu vi, diện tích mảnh đất hình chữ nhật, biết chiều dài bằng chiều rộng và hơn chiều rộng 10m.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 5 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của hai số đó.
Bài 2. Một cửa hàng có 120m vải. Số mét vải hoa bằng số mét vải trắng. Tính số mét vải mỗi loại.
	Đáp số: Vải hoa: 45m; vải trắng: 75m.
	Củng cố giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 3. 5 hộp bánh có 60 cái bánh. Hỏi 8 hộp bánh có tất cả bao nhiêu cái bánh.
	Đáp số: 96 cái bánh.
	Củng cố giải toán rút về đơn vị.
Bài 4. Một đội trồng cây, trung bình 6 ngày trồng được 1000 cây. Hỏi 18 ngày đội công nhân đó trồng đươcl bao nhiêu cây.
	Đáp số: 3000 cây
	Củng cố giải toán bằng cách tìm tỉ số.
C. Củng cố, dặn dò: Qua tiết luyện tập củng cố được những kiến thức nào?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài.
Toán
Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu: Củng cố các đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
- HS biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và từ bé đến lớn.
- GDHS tính thận trong, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học
A. kiểm tra bài cũ: Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
B. Ôn tập: HS làm các BT trong vở BTT- Tr 28 - 29.
1. Bài 1: HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. HS khác nhận xét chữa.
- GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
 1km = 10hm
 .....................
 1km = 100m
1mm = cm ;....1mm = m
Bài 2: HDHS làm tương tự bài 1.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu làm bài.
 148m = 1480dm
 .........................
 8500cm = 85m
89dam = 890m
........................
67000mm = 67m
Bài 3: HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm.
	Củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
Bài 4: HS đọc BT và làm vào vở. 1 HS khá lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài. Gv chốt lại lời giải đúng.
	Đáp số: a) 757km ; b) 962km
	Củng cố giải toán có lời văn.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài.
Tiếng việt
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu: Củng cố cách viết một bài văn tả cảnh có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu và viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- GDHS yêu quý cảnh vật thiên nhiên.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo chung của bài văn tả cảnh.
B. Bài mới
	Đề bài: Tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
1. Tìm hiểu đề
- GV ghi đề bài lên bảng. HS đọc đề bài, GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì? 
 + Cảnh đẹp ở địa phương em là những cảnh nào? (cảnh một con sông, ngọn núi, cánh đồng,...)
2. Lập dàn ý
- HS tự lập dàn ý vào vở. GV quan sát, HDHS yếu làm.
- 2 HS khá trình bày dàn ý; GV nhận xét, bổ sung. Ví dụ:
Dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp sẽ tả. (Quê em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là cảnh cánh đồng lúa chín vào một buổi sáng).
* Thân bài: 
- Sáng sớm những giọt sương còn đọng trên những cây lúa....
- Mặt trời lên cánh đồng lúa như một tấm thảm màu vàng....
- Những bông lúa nặng trĩu xuống, lá lúa,....
- Xa xa thấp thoáng những chiếc nón của các bác nông dân đang gặt lúa,...
* Kết bài; nêu cảm nghĩ về cảnh đẹp đó.
3. HS viết bài
- HS dựa vào dàn ý vào viết bài vào vở.
- 2 HS khá trình bày bài viết. GV nhận xét, bổ sung.
- HS yếu chỉ yêu cầu các em viết bài văn ngắn.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- Về nhà làm tiếp bài nếu chưa viết xong.
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Tiếng việt
Luyện tập mở rộng vốn từ: Hoà bình
I. Mục tiêu: HS biết tìm các từ ngữ thuộc chủ đề hoà bình, tìm được các từ đồng nghĩa với từ Hoà bình.
- Rèn kĩ năng đặt câu có từ đồng nghĩa.
- GDHS tính tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
A. Bài cũ: 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm. 
B. Luyện tập
Bài 1. 
- HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở.
- Gọi HS trả lời miệng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2.
- HDHS làm tương tự bài 1.
- HS khá có thể đặt câu với một từ vừa tìm được.
Bài 3.
- HS viết bài vào vở và nối. 
- 1 HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét, chữa.
Bài 4. 
- Gọi HS trả lời miệng.
- HS khác nhận xét.
-Yêu cầu HS đặt câu với từ vừa tìm được.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Gv nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài.
- Em hiểu thế nào là hoà bình?
* Tìm từ chứa tiếng hoà có nghĩa là "không cạnh tranh nhau".
- M: hoà thuận
* Tìm từ có chứa tiếng bình có nghĩa là "
"yên ổn"
M: bình yên
*Nối đúng từ với lời giải nghĩa:
Bình yên
hoà thuận
thái bình
hiền hoà
yên ổn, không loạn lạc chiến tranh.
yên lành, không gặp điều gì tai hại
hiền hoà và ôn hoà.
ở trong trạng thái sống chung êm ấm....
* Từ nào ở BT3 đồng nghĩa với từ hoà bình.
Đáp án: bình yên
_______________________________
Tiếng việt
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố kĩ năng viết một bài văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết một bài văn hoàn chỉnh có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- GDHS ý thức tự giáclàm bài.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cấu tạo củabài văn tả cảnh.
B. Luyện tập
 Đề bài: Tả một cảnh đẹp của địa phương em.
1. HD tìm hiểu đề
- 2 HS đọc đề bài; Gv hỏi: Đề bài yêu cầu gì?; Cảnh đẹp ở địa phương là những cảnh đẹp nào? (cánh đồng, ngọn núi, dòng sông,...)
2. Lập dàn ý
- HS tự lập dàn ý vào vở; GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi 1- 2 HS khá trình bày dàn ý. Gv nhận xét, bổ sung.
3. HS viết bài
- HS dựa vào dàn ý viết bài vào vở.
- GV quan sát nhắc nhở. GV chấm môt số bài.
- 1 HS khá trình bày bài viết; Gv nhận xét đánh giá về cách dùng từ, diễn đạt câu...
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét thu bài chấm.
- Dặn HS về viết tiếp bài (Nếu chưa viết xong)
________________________________________
Toán
Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu: Củng cố bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải toán có liên quan.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
A. Bài cũ:
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Ôn tập: HDHS làm các BT trong vở BTT- Tr 30.
Bài 1
- HS đọc yêu cầu của BT và làm vào vở.
- 1HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa.
Bài 2
- HDHS làm tương tự bài 1.
- HS khá nêu cách chuyển đổi từ 2 đơn vị về 1 đơn vị và ngược lại.
Bài 3: HS làm vào vở.
- GV hỏi: muốn điền đúng dấu khi so sánh ta làm thế nào?
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài 4
- HS đọc BT và làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về học bài và CB bài sau.
- Kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1 tấn = 10 tạ;.........
1g = kg
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
27 yến = 270kg ; 1kg 25g = 1025g ;...
47350kg = 47 tấn 350g
* Điền dấu >, <, =
VD: 6 tấn 3 tạ = 63 tạ
 63 tạ
Bài giải
 2 tấn = 2000kg
Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số kg dưa chuột là: 1000 : 2 = 500 (kg)
Cả hai thửa ruộng thu hoạch được số kg dưa chuột là: 1000 + 500 = 1500 (kg)
Thửa ruộng thứ ba th hoạch được số kg dưa chuột là: 2000 - 1500 = 500 (kg)
 Đáp số: 500kg
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011 
Toán
Luyện tập đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông
I. Mục tiêu: Củng cố cách đọc, viết các số đo diện tích theo đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích đã học.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 1. 
Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: Nêu tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét vuông; héc-tô-mét vuông.
- Nêu mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông với mét vuông.
B. Luyện tập: HS làm các BT trong vở BTT- Tr.33
Bài 1: HS nêu yêu cầu của BT và làmvào vở. GV kẻ sẵn lên bảng.
- 1 HS lên bảng làm bài. GV , HS nhận xét và chốt lại đáp án đúng.
 Củng cố cách đọc, viết các đơn vị đo diện tích theo đề-ca-mét vuông và héc-tô-mét vuông.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 ý.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu làm bài.
3dam2 = 300m2
.......................
7000dam2 = 70hm2
2dam2 90m2 = 290m2
.................................
892m2 = 8dam2 92m2
1m2 = dam2
....................................
 Củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở (theo mẫu).
- 1 HS khá lên bảng làm bài.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu làm bài.
 Củng cố cách viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là đề-ca-mét vuông dưới dạng hỗn số. 
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Về học bài và chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Toán
Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu: Củng cố cách đọc, viết đơn vị đo diện tích theo Mi-li-mét vuông.
- HS nắm được MQH giữa các đơn vị đo diện tích và cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị; Vở BTT- Tập 1
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tập 1.
Bài 1: GV kẻ sẵn BT lên bảng phụ, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
	Củng cố cách đọc, viết đơn vị đo diện tích.
Bài 2: HS tự làm vào vở BT. 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột.
- HS, Gv nhận xét, chữa bài.
	Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
Bài 3: HS làm bài vào vở.
- GV gợi ý HS yếu cách làm: Nêu MQH giữa mm2 - cm2 ; cm2 - dm2
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng và nhắc lại bài. Chắng hạn: 1mm2 = cm2 ; ...
	Củng cố mối quan hệ giữa mm2 - cm2 ; cm2 - dm2.
C. củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Về ôn lại bảng đơn vị đo diện tích.
_____________________________________
Tiếng việt
Luyện tập về từ đồng âm
I. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về từ đồng âm.
- HS biết giải thích các từ đồng âm và đặt câu để phân biệt từ đồng âm.
- GDHS ý thức tự giác làm bài. 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: Thế nào là từ đồng âm? Cho VD.
B. Luyện tập
Bài 1. Điền vào chỗ trống nghĩa của các cặp từ đồng dưới đây:
Từ
Nghĩa của từ
 đường (đi)
 đường (ăn)

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc
Giáo án liên quan