Giáo án lớp 5 - Tuần 30 năm 2012

I. Mục tiêu: Củng cố về các đơn vị đo diện tích; MQH giữa các dơn vị đo diện tích; cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.

- Rèn kĩ năng giải các BT về diện tích.

- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2

III. Các hoạt động dạy- học

A. Bài cũ: Kể tên và kí hiệu của các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé.

B. Luyện tập

Tiết 1

- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 84; 85.

- GV giúp đỡ HS làm bài.

Bài 1: HS hoàn thành vào vở BT. Gọi 1- 2HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích.

- GV gọi HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.

 Củng cố bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

Bài 2: HS tự làm bài vào vở. 2HS lên bảng làm bài.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 30 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bài.
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3m2 7dm2 = .......m2
5m2 570cm2 = .......m2
7km2 400m2 = ......m2 
6ha 35m2 =.......m2
3dm2 50cm2 =........m2
3,6m2 = ......dm2
7,05m2 =.......cm2
457dm2 =.......m2
7300cm2 =.......m2
154 500m2 = ......ha
405ha = ….. km2
7000m2 =……m2
4,37ha = …..m2
5,004km2 =…..m2
Bài 2. Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 20m, đáy lớn 50m, chiều cao bằng nửa đáy lớn. Tính số thóc thửa ruộng đó thu hoạch được; biết cứ 100m2 thu hoạch được 65 kg thóc.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: 2HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, chữa.
- Bài 2: Gọi 1 HS khá nêu cách làm bài và chữa trên bảng.
 + Tìm chiều cao của thửa ruộng.
 + Tìm diện tích của thửa ruộng.
 + So sánh diện tích với 100 rồi tìm số thocá thu hoạch được của thửa ruộng.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học,
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài Ôn tập về thể tích.
Tiếng Việt
Ôn tập liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I. Mục tiêu: Củng cố cách liên kết câu trong bài bằng cách lặp lại từ ngữ.
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV ghi các bài tập trên bảng. HS kàm vào vở.
- GV quan sát nhắc nhở HS yếu làm bài.
Bài 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: 
 Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Ttời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch.Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
a) Tìm các tữ ngữ được lặp lại trong đoạn văn.
b) Việc lặp lại các từ đó có tác dụng gì?
Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp của quê em trong đó có sử dụng các từ ngữ được lặp lại. (HS khá, giỏi)
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: Gọi HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
 + Từ lặp lại: biển- biển; trời- trời
 + Sự lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh sự thay đổi của biển theo sắc màu của mây trời.
- Bài 2: Gọi 2 HS khá đọc bài. GV nhận xét, chữa.
 + HS yếu chỉ yêu cầu viết 3- 5 câu.
3. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và viết tiếp bài 2 (Nếu chưa viết xong).
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
Tiếng Việt
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng vốn từ chỉ phẩm chất quan trọng của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó.
- Biết tìm các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.
II. Chuẩn bị: Vở tiếng việt buổi chiều.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các BT lên bảng. HS làm vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1. Các từ ngữ nào sau đây thường được dùng để chỉ các đức tính của phụ nữ?
a) mềm mại
b)dịu dàng
c) gan lì
d) nhẹ dạ
e) thích làm đỏm
g) giỏi chịu đựng
h) thích chỉ huy người khác
i) nhẫn nại
k) duyên dáng
Bài 2. Các từ nào sau đây thường được dùng để chỉ các đức tính của phái nam?
a) liều lĩnh
b) gan lì
c) hiên ngang
d) cáu bẳn
e) dễ tin người
g) tằn tiện
h) tinh thần trách nhiệm
i) độ lượng
k) xả thân vì người khác
Bài 3. Các từ ngữ nào ở BT1 và 2 chỉ các đức tính chung cho cả phái nam và phái nữ?
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Gọi và HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. Có thể gọi HS đặtk câu với một số từ.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Lời giải: + Bài 1: ýa; b; g; i; k
 + Bài 2: ýa; c; h; i; k.
 + Bài 3: gan lì; giỏi chịu đựng; nhẫn nại; tinh thần trách nhiệm; độ lương.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
____________________________________
Tiếng Việt
Ôn tập về tả con vật
I. Mục tiêu: Củng cố về cách viết văn tả con vật.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết bài văn tả con vật có đầy đủ 3 phần.
- GD ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn cấu tạo bài văn tả con vật.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả con vật trên bảng phụ.
B. Ôn tập
1. Hoạt động1: Làm việc cả lớp
- GV ghi BT lên bảng. HS xác định yêu cầucủa từng bài và làm vào vở.
- GV giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1. Đọc bài văn tả cá rô sau đây và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
 Một lúc thì tạnh mưa. Trời quang thình lình. Lối ra đầu đồng, người bắt cá đã về hết. Bấy giờ tôi mới lò dò ra đồng.
 ở các rãnh chỉ thấy lầy lội vết chân trong những đống bùn đất thó. Thế mà nhòm kĩ xuống vẫn còn một rô cụ. Cụ cá đen ngòm như màu bùn này vừa lạch lên. Chắc đến được bờ rào thì cũng vừa tạnh mưa. Rô cụ vẫn mải miết lên dốc. Hai cái ngạnh chống xuống, nhích mình lên, nhấp nhô, nhấp nhô. Cá rô màđánh ngạnh thì như đâm dao, làm chảy máu tay, buốt lắm. Nhưng thấy rô cụ nặng, tôi quên cả sợ. Tôi nắm lấy đầu nó, nhấc lên ném vào bãi cỏ.
 Con rô cụ này nướng lên chắc là được hẳn một nồi canh rau muống gừng ngon lành!
a) Bài văn chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn nói gì?
b) Hãy nhận xét về đoạn kết của bài.
Bài 2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả con mèo (của nhà em hoặc của hàng xóm).
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: gọi HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bài 2: 2HS khá đọc bài. GV nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học
- Về viết tiếp bài 2 (nếu chưa viết xong).
________________________________________
Toán
Ôn tập về đo thể tích
I. Mục tiêu: Củng cố về các đơn vị đo thể tích; MQH giữa các đơn vị đo thể tích; cách chuyển đổi các đơn vị đo thể tích.
- Rèn kĩ năng giải các BT vềđo thể tích.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Kể tên các đon vị đo thể tích đã học và nêu kí hiệu của các đơn vị đo thể tích.
B. Ôn tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 85; 86.
- GV quan sát giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: HS hoàn thành vào bảng như trong vở BT.
- Gọi 1 HS đọc lại bảng đơn vị đo thể tích. 1 HS nêu MQH giữa các đơn vị đo thể tích.
	Củng cố các đơn vị đo thể tích và MQH giữa các đơn vị đo.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét, chữa bài.
1m3 = ... dm3
1dm3 = ...cm3
1m3 = ... cm3
2m3 = ... dm3
8,975m3 = ... dm3
2,004m3 = ...dm3
0,12dm3 = ...cm3
0,5dm3 = ...cm3
Bài 3:HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở.
- 2HS làm bài trên bảng. HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
1996dm3 = ... m3
2m3 82dm3 = ... m3
25dm3 = ... m3
4dm3 324cm3 = ... dm3
1dm3 97cm3 = ... dm3
2020cm3 = ... dm3
105cm3 = ... dm3 
1dm3 = ... m3
1cm3 = ...dm3
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Toán
Ôn tập về phép cộng
I. Mục tiêu: Củng cố về phép cộng và các tính chất của phép cộng.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính KQ và kĩ năng vận dụng các tính chất của phép cộng để làm các BT.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cách cộng hai số tự nhiên; cộng hai số TP cùng mẫu số, khác mẫu số.
B. Ôn tập
- HS làm các BT trên bảng vào vở. Vài HS lên bảng làm bài.
- HSnhận xét, chữa bài.
Bài 1. Tính:
356184+ 84637
261, 8 + 1849,5
4 + 
Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 125 + 246 + 273 + 354 b) 
Bài 3. mẹ mua một chai dầu. Bữa trưa dùng dầu, bữa tối dùng dầu thì trong chai còn lại . Hỏi chai dầu mẹ mua có bao nhiêu lít.
C. Củng cố, dặn dò: GV cùng HS hệ thống kiến thức của bài.
- GV nhận xét tiết học. HS về xem lại bài và ôn tập về Phép trừ CB cho tiết học sau.
______________________________________
Tiếng Việt
Ôn tập về dấu câu 
I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy.
- HS biết đặt câu hoặc viết đoạn văn ngắn có sử dụng các dấu câu đó.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi các BT. HS: Vở tiếng việt buổi chiều.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
B. Ôn tập
1. Hoạt động 1: Làm bài cá nhân
- GV ghi các BT lên bảng. HS làm vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1. Đặt 1 câu kể; 1 câu hỏi; 1 câu cảm; 1 câu khiến và dùng các dấu câu thích hợp với mỗi loại câu đó.
Bài 2. Điền dấu chấm; chấm hỏi; chấm cảm; dấu phẩy thích hợp vào những vị trí thích hợp trong đoạn văn sau:
 Một bà mẹ muốn rèn con gái về nội trợ bèn sai cô ra chợ mua thức ăn cô gái hỏi mẹ là mua gì bà mẹ hoan hỉ nói:
 - Tất cả là tuỳ thuộc vào con thôi mua gì đó xào cũng được nấu cũng được rán cũng được mà luộc hay kho thì cũng được
 Cô gái thích quá liền ngoan ngoãn trả lời mẹ:
 - Mẹ ơi vậy thì con sẽ mua cái kiềng mẹ nhé
Bài 3 (HS khá, giỏi): Em vừa được cô giáo khen trên lớp. Tan trường về em khoe ngay với mẹ. Hãy viết thử một cuộc đối thoại giữa em với mẹ về chủ đề này. Lưu ý dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm, dấu phẩy cho đúng với đặc điểm các câu đối thoại.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài.
- GV và HS nhận xét, bổ sung và chữa bài.
- Bài 3: HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề và tự làm bài vào vở.
- GV quan sát gợi ý cho HS yếu làm bài.
- 2 HS khá viết bài trên bảng phụ và treo lên bảng.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm tiếp bài (Nếu chưa làm xong)
 Ngày tháng năm 2012
	 (Họ, tên và chữ ký của người duyệt)
Tiết 1
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr. 89; 90.
Bài 1: HS tự làm bài vào vở. Vài HS lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét bài và nêu cách cộng.
	Củng cố cách cộng hai số tự nhiên; cộng hai PS có cùng mẫu số, khác mẫu số.
Bài 2: HS nêu cách làm và làm vào vở. 
- GV yêu cầu mỗi ý làm 1 biểu thức. 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài. GV chốt lại cách làm đúng.
	Củng cố vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng.
Bài 3: GV gợi ý HS dựa vào tính chất cộng một số với 0 để làm bài.
- HS làm vào vở. Gọi 2 HS khá trả lời và giải thích.
a) x + 8,75 = 8,75; x = 0 vì 0 + 8,75 = 8,75
b) ; Ta có; x = 0 vì 0 + = 
Bài 4: HS đọc BT và làm vào vở. 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
- HS 

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc
Giáo án liên quan