Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 5

 I. Mục tiêu

 1. Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 2. Hiểu nội dung : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

Giáo dục HS tình đoàn kết

II. Đồ dùng dạy- học

GV: Tranh SGK, Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc47 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thời chúng ta cũng phảI tôn tôn trọng những quyền đó của người khác.
-Mỗi người đều có cách từ chối riêng,song cáI đích cần đạt là nói không đối với các chất gây nghiện.
Hoạt động 4: trò chơi: Chiếc ghế nguy hiểm
Hoạt động 4: trò chơi: Chiếc ghế nguy hiểm
- Hỏi: Nghe tên trò chơi, em hình dung ra điều gì?
- Lấy ghế ngồi của GV, phủ một cái khăn màu trắng lên ghế.
- Giới thệu: Đây là chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế. Nếu ai đụng vào ghế sẽ bị chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Bây giờ các em hãy xếp hàng từ ngoài hành lang đi vào.
- Cử 5 HS đứng quan sát, ghi lại những gì em nhìn thấy.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả quan sát.
- Nhận xét, khen ngợi HS quan sát tốt.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
1. Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+ Đây sẽ là một cái ghế rất nguy hiểm, đụng vào sẽ chết.
- Quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn.
- 5 HS đứng quan sát, HS cả lớp xếp hàng đi từ hành lang vào trong lớp, vào chỗ ngồi của mình.
- HS nói những gì mình quan sát thấy
Ví dụ:
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
1. Em cảm thấy rất sợ hãi.
+ Em không thấy sợ vì em nghĩ mình sẽ cẩn thận để không chạm vào ghế.
+ Em thấy tò mò, hồi hộp muốn xem thử chiếc ghế có nguy hiểm thật không.
2. Tại sao khi đi qua chiếc ghế em đi chậm lại và rất thận trọng?
3. Tại sao em lại đẩy mạnh làm bạn ngã chạm vào ghế?
4. Tại sao khi bị xô vào ghế, em cố gắng để không ngã vào ghế?
5. Tại sao em lại thử chạm tay vào ghế?
6. Sau khi chơi trò chơi: "Chiếc ghế nguy hiểm", em có nhận xét gì?
2. Vì em rất sợ chạm vào chiếc ghế. Nó thực sự nguy hiểm. Em không muốn chết.
3. Em vô tình bước nhanh làm bạn ngã thôi ạ
+ Em thử xem chiếc ghế có nguy hiểm thât không. Nếu nguy hiểm thì bạn sẽ chết trước.
4. Vì em biết chắc chắn ghế đó rất nguy hiểm. Em không muốn chết.
5. Em muốn biết chiếc ghế này có nguy hiểm thật không?
6. Khi đã biết những gì là nguy hiểm, chúng ta hãy tránh xa.
Chúng ta phải thận trọng, tránh xa những nơi nguy hiểm.
Kết luận: Chiếc ghế bị nhiễm điện cao thế này cũng giống như rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý là các chất gây nghiện. Điều đó ai ai cũng biết. Nhưng qua trò chơi chúng ta cũng giải thích tại sao có nhiều người biết chắc là nguy hiểm nếu thức hiện một hành vi nào đó như hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dung ma tuý là gây nguy hiểm cho bản thân mình hoặc những người xung quanh mà họ vẫn làm, thậm chí đẩy người khác vào chỗ chết. Có những người chỉ vì tính tò mò mà gây ra nguy hại. Nhưng các em cũng biết, nếu thận trọng và có mong muốn tránh xa nguy hiểm thì chúng ta vẫn sống an toàn.
3-Củng cố –dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc và ghi lại mục Bạn cần biết vào vở. Sưu tầm vỏ bao, lọ các loại thuốc
Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
==================
Tiết:4
Môn: Địa lí
Bài 5 :vùng biển nước ta
i. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
-Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,...trên bản đồ (lược đồ) 
-Chỉ được vùng biển nước ta trên bản đồ (lược đồ)
- HS khá, giỏi: Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển.
Tích hợp giáo dục cho HS biết:Biển cho ta nhiều dầu mỏ,khí tự nhiên.
ảnh hưởng của khai thác dầu mỏ,khí tự nhiên đối với môI trường không khí, nước.
-Sử dụng xăng,ga tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
ii. đồ dùng dạy - học
GV - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Các hình minh hoạ trong SGK.
iii. các hoạt động dạy - học 
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số sông của nước ta.
+ Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
+ Nêu vai trò của sông ngòi.
- Giới thiệu bài 
3HS trả bài
Hoạt động 1
vùng biển nước ta
- GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu: Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và hỏi HS: Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam?
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của Việt Nam trên bản đồ (lược dồ)
- GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
- Biển Đông bao bọc phía đông, phía nam và tây nam phần đất liền của nước ta.
- 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ vào lược đồ trong SGK cho nhau xem
Hoạt dộng 2
đặc điểm của vùng biển nước ta
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc mục 2 trong SGK để:
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam.
+ Mỗi đặc điểm trên có tác động thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- HS làm việc theo cặp, đọc SGK, trao đổi
- 1 HS nêu ý kiến
Các đặc điểm của biển Việt Nam:
Nước không bao giờ đóng băng.
Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
- 3 HS nối tiếp nhau nêu ý kiến. Mỗi HS nêu 1 ý, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất câu trả lời:
Vì biển không bao giờ đóng băng nên thuận lợi cho giao thông đường biển và đánh bắt thuỷ hải sản trên biển.
Bão biển đã gây ra những thiệt hại lớn cho tàu thuyền và những vùng ven biển.
Nhân dân vùng biển lợi dụng thuỷ triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh cá.
Hoạt động 3	
vai trò của biển
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm với yêu cầu: Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đối với đời sống và sản xuất của nhân dân
- GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn, có thể nêu các câu hỏi sau để gợi ý cho HS:
Biển tác động như thế nào đến khí hậu của nước ta?
Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài nguyên nào? Các loại tài nguyên này đóng góp gì vào đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông ở nước ta?
Bờ biển dài với nhiều bãi biển góp phần phát triển ngành kinh tế nào?
-Nêu những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển.( HS khá, giỏi trả lời)
.
Biển giúp cho khí hậu nước ta trở nên điều hoà hơn.
Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp, cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản.
Biển là đường giao thông quan trọng. 
Các bãi biển đẹp là nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.
- Chỉ một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,...trên bản đồ (lược đồ) 
- GV kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn.
củng cố dặn dò
-Kể tên một số bãi biển của nước ta mà em biết.
-Kể tên một số hải sản của nước ta mà em biết.
- GV nhận xét tiết học, giáo dục HS tiết kiệm năng lượng. Dặn dò HS về nhà học bài, thực hành chỉ vị trí của các khu du lịch biển nổi tiếng của nước ta trên lược đồ và chuẩn bị bài sau.
 * * * 
Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
 ==============================
Ngày soạn 24/9/2013
Ngày dạy Thứ năm,ngày 3/10/2013 
Tiết :1
Môn: Tập đọc.
Bài 10: Ê- mi- li, con...
 I. Mục tiêu
 - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn - xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh -tơn; đọc diễn cảm được bài thơ. 
 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; thuộc 1 khổ thơ trong bài)
 - HS khá, giỏi thuộc lòng khổ thơ 3, 4 ; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
 III. Các hoạt động dạy- học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc,trả lời câu hỏi 1,2,3.
- GV nhận xét cho điểm.
 B. Bài mới
- 3HS đọc và trả lời câu hỏi 
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Hướng dẫn HS luyện đọc
-GV đọc mẫu
-Gọi HS luyện đọc diễn cảm 4 đoạn 
Giúp HS đọc đúng từ,câu mà HS đọc sai
…………………………………………….
……………………………………………….
……………………………………………..
-Cho HS nêu nghĩa từ
c) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
-Câu 1 gọi HS khá,giỏi.
-Câu2 Hỏi HS khá,giỏi: Vì sao chú Mo -ri- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ? 
 -Câu3 : Chú mo-ri-xơn nói với con điều gì?
(Gọi HS trung bình trả lời).
Hỏi cả lớp: -Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-li-xơn?
- Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
-GV kết luận,ghi ý nghĩa bài lên bảng.
 c) Đọc diễn cảm
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 3 Nhấn mạnh từ gạch chân:
Ê-mi-li con ôi
Trời sắp tối rồi!
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
(Đọc liền mạch 2 câu)
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn 
Cho cha nhé.
Và con sẽ nói dùm với mẹ:
Cha đi vui xin mẹ đừng buồn!
 sau đó học thuộc lòng theo yêu cầu mục I.
-Cho điểm HS đọc tốt.
- Đọc theo hướng dẫn
+ Vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo, không nhân danh ai. Chúng ném bom na pan, B52, hơi độc 
để đốt bệnh viện, trường học, giết tẻ em vô tội, giết cả những cánh đồng xanh.
+ Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa, Chú dặn khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ:
" Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn
- Chú Mo-li-xơn dám xả thân vì việc nghĩa
- Hành động của chú thật cao cả...
+ HS khá,giỏi nêu
- HS TB đọc nội dung bài 
- HS thi diễn cảm, HTL
- Lớp bình chọn.
 3. Củng cố dặn dò
-GV giáo dục ý thức cho HS.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS đọc thuộc lòng và xem trước bài Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai
 * * * 
Rút kinh nghiệm :…………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
 ============================
Tiết :3
Môn: Toán
Bài 24 :Đề ca mét vuông. héc tô- mét vuông
i.mục tiêu
 Giúp HS :
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: về đề-ca-mét vuông,héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông,héc-tô-mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông, héc-tô-mét vuông với đề-ca-mét vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tíc

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.5.doc
Giáo án liên quan