Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 30
c) Luyện đọc
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
+ GV theo dõi HS đọc nhận xét,sửa sai cho HS.
+ Cho điểm một số em đọc tốt.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
đoạn 3.
Lưu ý HS đọc đúng giọng của mẹ và giọng của Mơ.
- GN nhận xét,cho điểm.
3. Củng cố - Dặn dò
- Hỏi: Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
- GV giáo dục HS quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài
Tà áo dài Việt Nam.
ứng hay đẻ con? -Giáo dục HS yêu quý ,chăm sóc cho các con vật nuôI ở nhà em. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết,tìm hiểu về sự nuôi dạy con của một số loài thú. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ======================= Ngày soạn: 9/4/2013 Ngày dạy: Thứ tư 17/4/2013 Tiết:1 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nam và nữ i. mục tiêu Giúp HS: - Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam , của nữ (BT1);BT2. Giáo dục ý thức cho học sinh : bình đẳng giới, học tập và rèn phẩm chất của mình. II. đồ dùng dạy học Vở bài tập III. Các hoạt động dạy và học A.Kiểm tra bài cũ GV hỏi HS về tác dụng của dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than. -Gọi 4 HS làm lại bài tập 3. -GV cho lớp nhận xét. -Cho điểm HS. B. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài Tiết học hôm nay giúp các em mở rộng vốn từ về chủ điểm Nam và nữ. Chúng ta biết những từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam và nữ, 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Cho HS quan sát yêu cầu và đọc. - Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm bốn. - Gọi HS phát biểu. - Yêu cầu HS giải thích vì sao em lại đồng ý như vậy. - Nếu HS giải thích chưa rõ, GV có thể giải thích nghĩa của từ để các em hiểu rõ. -HS trả lời và làm bài. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 4 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời từng câu hỏi của bài. - Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến a,b,c. -HS quan sát trên bảng. Dũng cảm:dám đương đầu với sức chống đối,với nguy hiểm để làm nên những việc nên làm. (hay gan dạ, không sợ nguy hiểm, gian khổ). Cao thượng: cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen. Năng nổ: ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung. Dịu dàng: êm ái, nhẹ nhàng, gây cảm giác dễ chịu. Khoan dung: rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm. Cần mẫn: siêng năng và lanh lợi. - GV cho HS đặt câu để hiểu rõ thêm về nghĩa của các từ ngữ đó(HS giỏi). Bài tập 2 Bài 2 - Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp. - Gọi nhóm làm trên bảng nhóm. đọc phiếu, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng - Nối tiếp nhau đặt câu. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu, trao đổi và trả lời câu hỏi 1 nhóm HS viết vào bảng nhóm. - 1 nhóm HS báo cáo kết quả làm việc HS cả lớp nhận xét, bổ sung. *Phẩm chất chung của hai nhân vật: Cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác: +Ma-ri-ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống. + Giu-li-ét-ta lo lắng cho Ma-ri-ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã , đau đớn khóc thương bạn trong giờ phút vĩnh biệt. *Phẩm chất riêng: + Ma-ri-ô rất giàu nam tính: kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng. + Giu-li- ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi giúp Ma-ri-ô bị thương. 3. Củng cố - Dặn dò - Hỏi: Qua bài học, em em học được điều gì cho bản thân? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức để rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới mình và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..... ======================= Toán( tieỏt 148 ) ôn tập về đo diện tích và đo thể tích ( Tiếp theo ) I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập về: - So sánh các số đo diện tích và số đo thể tích. - Giải các bài toán có liên quan đến các số đo diện tích và số đo thể tích. -Bài tập cả lớp làm : Bài 1, bài 2 ,Bài 3a Khuyến khích HS khá,giỏi làm thêm bài 3b. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Kể tên các đơn vị đo thể tích theo thứ tự từ lớn đến bé. - Trong bảng đơn vị đo thể tích : + Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền? + Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền? B Dạy - học bài mới. 1. Giới thiệu bài - Trong tiết học toán này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán ôn tập về so sánh số đo diện tích, số đo thể tích, giải các bài toán có liên quan đến số đo diện tích và thể tích. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và yêu cầu HS nêu cách làm bài. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở,1 em làm trên bảng lớp. -Chấm vở một số HS yếu,trung bình. -Chữa bài trên bảng. Bài 2 - GV mời 1 HS tóm tắt bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém. Câu hỏi hướng dẫn giải bài tập là: + Tính chiều rộng của thửa ruộng. + Diện tích của thửa ruộng là bao nhiêu mét vuông? + 15000 m2 gấp 100 bao nhiêu lần. + Biết cứ 100 m2 thì thu được 60 kg thóc, vậy thửa ruộng 15000 m2 thu được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? +Vậy thu được bao nhiêu tấn thóc? Bài 3 - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài (lớp làm phần a, HS khá,giỏi làm thêm phần b). + Hãy tính thể tích của bể nước. + Phần bể chứa nước có thể tích là bao nhiêu mét khối? + Trong bể có bao nhiêu lít nước? + Diện tích của đáy bể là bao nhiêu mét vuông? + Biết phần bể có chứa nước là 24 m3, diện tích đáy bể là 12 m3 hãy tính chiều cao của mực nước trong bể. 3. Củng cố - dặn dò - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. - Đổi các số đo cần so sánh với nhau về cùng một đơn vị và so sánh. - 2 Hs lên bảng làm bài. - 1 HS nhận xét. a) 8m25 dm2 = 8,05 m2 8m25 dm2< 8,5 m2 8m25 dm2> 8,005 m2 b) 7 m35 dm3 = 7,005 m3 7 m35 dm3 < 7, 5 m3 2,94 dm3 > 2 dm394 cm3 - 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở . Bài giải Chiều rộng của thửa ruộng là: ( m ) Diện tích của thửa ruộng đó là: ( m2 ) 15000 m2 gấp 100 m2 số lần là: ( lần ) Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là: ( kg ) 9000 kg = 9 tấn Đáp số: 9 tấn - 1 HS tóm tắt bài toán lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Thể tích của bể nước là: ( m3 ) Thể tích của phần bể có chứa nước là: ( m3 ) a) Số lít nước chứa trong bể là: 24 m3 = 24000 dm3 = 24000 lít b) Diện tích của đáy bể là: ( m2 ) Chiều cao của mực nước trong bể là: 24: 12 = 2 ( m ) Đáp số: a) 24 000 l ; b) 2 m Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ======================= Tiết 3 Kể chuyện kể chuyện đã nghe, đã đọc i. mục tiêu Giúp HS: Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc ( giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật , kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. II. đồ dùng dạy học HS và GV chuẩn bị một số câu chuyện về các nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện Lớp trưởng lớp tôi. - Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của chuyện. - Yêu cầu HS nhận xét từng bạnn kể chuyện và trả lời câu hỏi. B. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu: Trong chủ điểm Nam và nữ các em đã được biết đến nhiều người phụ nữ giỏi giang, thông minh không kém gì nam giới. Tiết kể chuyện hôm nay các em cùng kể cho nhau ghe những câu chuyện mà mình đã nghe, đã đọc được về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài - Gọi HS đọc đề bài. - GV phân tích đề, dùng phấn màu, gạch chân các từ đã nghe, đã đọc, một nữ anh hùng, một phụ nữ có tài. - Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý. - Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về một nữ anh hùng hay một phụ nữ có tài. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm điểm. b) HS thực hành kể chuyện nêu cảm nghĩ về nhân vật, qua câu chuyện. - Cho HS thực hành kể theo cặp. - GV đi hướng dẫn những cặp HS gặp khó khăn. Gợi ý cho HS cách kể chuyện. + Giới thiệu tên truyện. + Giới thiệu xuất xứ: Nghe khi nào? Đọc ở đâu? + Nhân vật chính trong chuyện là ai? + Nội dung chính của truyện là gì? + Lí do em chọn câu chuyện đó. + Trao đổi về nhân vật, về câu chuyện. c) Kể trước lớp. - Tổ chức cho HS thi kể. - GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. - Cho điểm HS kể tốt. 3. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em đã nghe các bạn kể cho người thân nghe, luôn chăm chỉ đọc sách và chuẩn bị bài sau. - 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện. -Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp ghe. - Lắng nghe. - 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - HS nối tiếp nhau giới thiệu. - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện , trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện hành động của nhân vật. - 5 đến 7 HS thi kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ======================= Tiết 4 Địa lí các đại dương trên thế giới IMục Tiêu -Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấ n Độ Dương và Bắc Băng Dương.Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất. -Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ),hoặc trên quả Địa cầu). -Sử dụng bản số liệu và bản đồ( lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích,độ sâu của mỗi đại dương. II) Đồ dùng dạy-học - Bản đồ thế giới - Bảng số liệu về các đại dương III) Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ + Tìm trên bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu) vị trí châu Đại Dương và châu Nam Cực. + Em biết gì về châu Đại Dương? + Nêu những đặc điểm nỗi bật của châu Nam Cực. -GV nhận xét,cho điểm. B- Bài mới: 1 Giới thiệu: Trong các bài từ 17 tới 27 chúng ta đã tìm hiểu về các châu lục trên thế giới. Trong bài này chúng ta tìm hiểu về các đại dương trên thế giới. 2- Các hoạt động Hoạt động 1 vị trí các đại dương -GV yêu cầu học sinh tự quan sát hình 1 trang 130, SGK và hoàn thành bảng thống kê về vị trí, giới hạn các đại dương trên thế giới. -HS làm việc theo cặp, kẻ bản
File đính kèm:
- G.A.L.5.T.30.doc