Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 18 - Đặng Thị Hồng Anh

1. Bài mới:

 GV giới thiệu bài – ghi tựa bài

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy

Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh: càng nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc mục Thực hành trong SGK để biết cách làm thí nghiệm.

- GV đặt các câu hỏi cho HS trả lời và giải thích:

+ Lọ thuỷ tinh to có thời gian cháy như thế nào? Giải thích?

+ Lọ thuỷ tinh nhỏ có thời gian cháy như thế nào? Giải thích?

- GV kết luận:Ô–xi trong không khí cần cho sự cháy.

- Trong không khí, khí ni- tơ có duy trì sự cháy không? Nó có tác dụng gì?

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy & ứng dụng trong cuộc sống

Mục tiêu: HS biết:

- Làm thí nghiệm chứng minh: Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.

- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 18 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùt 
Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy 
Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh: càng nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS đọc mục ‘Thực hành’ trong SGK để biết cách làm thí nghiệm.
GV đặt các câu hỏi cho HS trả lời và giải thích:
+ Lọ thuỷ tinh to có thời gian cháy như thế nào? Giải thích?
+ Lọ thuỷ tinh nhỏ có thời gian cháy như thế nào? Giải thích?
GV kết luận:Ô–xi trong không khí cần cho sự cháy.
Trong không khí, khí ni- tơ có duy trì sự cháy không? Nó có tác dụng gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy & ứng dụng trong cuộc sống 
Mục tiêu: HS biết:
Làm thí nghiệm chứng minh: Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy. 
Cách tiến hành:
GV chia nhóm,yêu cầu HS đọc mục “Thực hành” trang 71/SGK để biết cách làm và trả lời câu hỏi sau:
+ Giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín?
+ Để duy trì sự cháy cần làm gì?
- GV lưu ý: Nếu gia đình HS còn dùng bếp củi, có thể HS nêu kinh nghiệm nhóm bếp và đun bếp.
GV chốt ý – kết luận :
Củng cố – Dặn dò:
Thành phần nào trong không khí cần cho sự cháy?
Ni – tơ có vai trò gì trong sự cháy?
GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài: Không khí cần cho sự sống 
Hát 
HS chú ý nghe
HS nhắc lại tựa bài.
HS trả lời theo nhóm các câu hỏi mà GV đặt ra bằng cách làm thí nghiệm rồi lập và ghi vào một cái bảng kê.
Mỗi nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp.
+ Lọ thuỷ tinh to có thời gian cháy lâu hơn. Vì không khí trong lọ nhiều hơn.
+ Lọ thuỷ tinh nhỏ có thời gian cháy mau hơn. Vì trong lọ có ít không khí hơn.
+ Khí ni-tơ không duy trì sự cháy, nó có tác dụng giúp cho sự cháy không xảy ra quá nhanh và quá mạnh.
HS làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi mà GV đặt ra.
+ Khi nến cháy không khí trong lọ nóng lên bay lên cao. Không khí ở ngoài tràn vào qua lỗ hổng ở đáy cung cấp đủ ô-xi cho ngọn nến.
+ Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp ô-xi.
HS nêu- HS khác bổ sung.
HS đọc mục Bạn cần biết trang 71 SGK.
KHOA HỌC
TIẾT 36: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
HS biết: Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
Xác định vai trò của khí ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
2.Thái độ:
Có ý thức bảo vệ bầu không khí luôn trong lành. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình vẽ SGK - Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
Hình ảnh bơm không khí vào bể cá. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
5’
Khởi động
Bài cũ: Không khí cần cho sự cháy 
Thành phần nào trong không khí cần cho sự cháy?
Ni – tơ có vai trò gì trong sự cháy?
Làm thế nào để ngọn lửa ở bếp than & bếp củi không bị tắt? 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người 
Mục tiêu: 
HS nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở. 
Xác định vai trò của khí ô-xi trong không khí đối với sự thở & việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS đọc thầm và thực hiện như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 70 SGK & phát biểu nhận xét.
GV yêu cầu HS nín thở, mô tả cảm giác của mình khi nín thở.
Không khí có vai trò gì đối với đời sống con người? 
- Nếu thiếu ô-xi trong không khí con người sẽ như thế nào?
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người & những ứng dụng của kiến thức này trong y học & trong đời sống. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật & động vật
Mục tiêu: HS nêu dẫn chứng để chứng minh động vật & thực vật đều cần không khí để thở. 
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 & trả lời câu hỏi trang 72 SGK
 Tại sao sâu bọ & cây trong hình bị chết?
Về vai trò của không khí đối với động vật: GV hỏi: Nhốt một con chuột vào trong một chiếc bình thuỷ tinh đậy kín thì nó bị chết mặc dù có đủ thức ăn & nước uống . Tại sao con chuột chết?
Về vai trò của không khí đối với thực vật: GV giảng cho HS biết: Tại sao không nên để nhiều hoa tươi & cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa vào ban đêm?
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi 
Mục tiêu: HS xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở & việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGKthảo luận cặp đôi.
Gọi vài HS trình bày kết quả quan sát
Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật.
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi?
GV kết luận:
Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở. 
4. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài: Tại sao có gió? 
Hát 
3HS lên bảng trả lời câu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa bài
HS thực hành thổi vào tay và nêu “ em nhận thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do em thở ra”. 
HS thực hiện & phát biểu
+ Khi nín thở cảm thấy tức ngực,khó chịu.
+ Ô-xi trong không khí là thành phần quan trọng đối với sự thở của con người.
+ Nếu thiếu ô-xi trong không khí con người sẽ bị ngạt.
+ Trong y học không khí được dùng để cấp cứu người bị bệnh nặng.
+ Trong đời sống người ta áp dụng để nuôi cá cảnh.
HS quan sát & trả lời câu hỏi 
+ Sâu bọ & cây trong hình bị chết vì bình đậy kín, không có không khí để thở.
+ Con chuột bị chết mặc dù thức ăn & nước uống vẫn còn vì nó đã thở hết ô-xi trong bình. 
+ Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-nic, hút khí ô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người. 
HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGKthảo luận cặp đôi. Đại diện HS trình bày kết quả quan sát – cả lớp theo dõi nhận xét.
+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước là bình ô-xi, người thợ lặn đeo ở lưng.
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước.
HS thảo luận các câu hỏi GV nêu ra:
+ Con người, động vật và thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
+ Thành phần ô-xi trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở.
+ Trường hợp người ta phải thở bằng bình ô-xi: những người thợ lặn, công nhân làm việc trong hầm lò, người bị bệnh nặng (cấp cứu), người bị ngạt khó thở.
2HS đọc mục Bạn cần biết trang 73 SGK.
LỊCH SỬ
TIẾT 18: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Năm học:2007-2008
Thời gian:40 phút (Không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 31/12/2007
I-MỤC TIÊU:
 Kiểm tra kết quả học tập của học sinh về:
Lòng yêu nước của Hai Bà Trưng
Đinh Bộ Lĩnh đã có công trong buổi đầu độc lập của đất nước.
Việc dời đô của nhà Lý.
Mối quan hệ giữa vua với quan,vua với dân rất gần gũi nhau.
Kết quả việc đắp đê của nhà Trần.
Dưới thời Trần, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta.
II-ĐỀ BÀI:
 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
 Nguyên nhân Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa là:
Hai Bà nổi dậy khởi nghĩa để đền nợ nước trả thù nhà.
Thi Sách( chồng bà Trưng Trắc )bị Tô Định bắt và giết hại.
Hai Bà Trưng có lòng yêu nước , căm thù quân xâm lược.
2.Đánh dấu x vào ¨ trước những ý đúng:
a) Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là:
¨ Thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế.
¨ Chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc,mởû đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta.
¨ Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
b)Đến thành cũ Đại La,vua Lý Thái Tổ thấy đây là:
¨ Vùng đất trung tâm đất nước,đất rộng lại màu mỡ,muôn vật phong phú tốt tươi.
¨ Vùng đất chật hẹp, ngập lụt.
¨ Vùng núi non hiểm trở.
c)Trước khi vào xâm lược nước ta,quân Mông –Nguyên đã:
¨ Tung hoành khắp châu Á
¨ Tung hoành khắp châuÂu
¨ Cả hai ý trên
Câu 3: Ngoài các chức quan tương tự thời nhà Lý, nhà Trần đã lập thêm “Hà đê sứ” để:
 ¨ Chăm lo khuyến khích nông dân sản xuất.
r Trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều.
 r Tuyển mộ người đi khẩn hoang.
4.Nối các ý cột A với các ý ở cột B cho phù hợp.
A
Bô lão
Trần Hưng Đạo
Binh sĩ
B
Thích vào tay hai chữ “Sát Thát”
Viết Hịch tướng sĩ
Họp ở điện Diên Hồng
4.Điền các từ ngữ :đến đánh , đặt chuông lớn,oan ức ,cầu xin,các quan,vua vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp.
 Vua Trần cho..ở thềm cung điện để dân  khi có điều gì..hoặc............Trong các buổi yến tiệc,có lúcvà..................cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ.
5.Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM.
 1

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_dia_li_lich_su_lop_4_tuan_18_dang_thi_h.doc
Giáo án liên quan