Giáo án lớp 4 - Tuần 5 năm 2010

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

1. Đọc lưu loát toàn bài.

- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các vần, âm dễ lẫn biết thể hiện đúng ngữ liệu của bài .

- Cách đọc phù hợp với diễn biến của các nhân vật trong truyện ( chú bé mồ côi trong truyện, nhà vua, và lời người dẫn truyện ) .

2. Hiểu từ ngữ trong bài:

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật .

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh họa trong SGK . Bảng phụ viết sẵn câu dài hướng dẫn học sinh đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 5 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các nhóm quan sát vật do GV đưa cho để nhận xét về ý kiến của bản thân.
- GVkl:khi đứng trước một vấn đề trong cuộ csống chúng ta cần có ý kiến riêng… 
* Hoạt động 2: Nêu tác dụng của việc bày tỏ ý kiến:
- GV. yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi 1,2.
- Điều gì xảy ra nếu em không được tham gia ý kiến ? 
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến :
- Gọi HS nêu y/c bài tập 2 .
- GV. đọc nội dung câu hỏi để hs bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ.
- GV kết luận , khuyến khích hs tích cực bày tỏ ý kiến của bản thân.
 C. Củng cố, dặn dò:
- GV. hệ thống lại nội dung bài học .
HS nêu và liên hệ thực tế bản thân ; lớp theo dõi và nhận xét .
Theo dõi, mở SGK
- HS thảo luận theo nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . Lớp theo dõi nhận xét .
- HS phát biểu ý kiến của bản thân . 
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp .
- HS theo dõi sửa chữa .
- Nếu không được tham gia ý kiến của bản thân thì mọi người sẽ không biết được ý kiến của mình.
- HS đọc nội dung bài tập .
- HS theo dõi và giơ thẻ theo y/c của gv 
- HS giải thích lí do chọn thẻ .
 - HS theo dõi .	
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trung thực - tự trọng
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ đề trung thực – tự trọng.
- Nắm được nghiã và biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ đề nói trên để đặt câu .
- Giáo dục HS yêu thích , có thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập sgk .
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ:
- Gọi hs đọc lại bài tập 2sgk tiết trước .
- Từ phức khác từ đơn như thế nào ? 
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: 
- GV. theo dõi khuyến khích các nhóm làm nhanh và chính xác .
- GV. củng cố chốt lại lời giải đúng :
+ thẳng thắn, thật thà, ngay thẳng, thành thật, thật tâm, bộc trực,…
+ dối trá, gian dối, lừa bịp, bịp bợm,… Bài 2 : 
GV. kết luận: Bạn Lan rất thật thà./ Tô Hiến Thành nổi tiếng là người chính trực , nhay thẳng./ …
Bài 3 : 
- Gv. củng cố và chốt lại lời giải đúng .
Bài 4 : 
GV. kết luận: 
+ C1. Chỉ người có lòng dạ ngay thẳng.
+ C2. Dù nghèo đói vẫn phải giữ gìn nề nếp.
+ C3. Lời nói khó nghe nhưng gíp ta sửa chữa khuyết điểm.
+ C4. Như C1.
+ C5. Như C2.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại bài tập 1.
- Nhận xét, đánh giá giờ học . Về học bài , chuẩn bị bài sau 
- HS nêu; lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS tìm hiểu y/c bài tập .
- HS làm việc theo nhóm đôi .
- HS các nhóm trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
- HS tìm hiểu y/c bài tập .
- HS làm việc theo nhóm đôi .
- HS các nhóm trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
- HS tìm hiểu y/c bài tập.
- HS làm việc độc lập.
- HS chữa bài, lớp theo dõi nhận xét .
- HS vài em nêu lại .
- HS tìm hiểu y/c bài tập .
- HS làm việc theo nhóm đôi .
- HS các nhóm trả lời, lớp theo dõi nhận xét
- HS nêu.
- Chuẩn bị ở nhà
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
Gà trống và cáo
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
1. Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài :
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các vần, âm dễ lẫn ngắt nghỉ đúng , phù hợp với âm điệu , vần , nhịp của từng câu thơ.
- Cách đọc phù hợp với bài thơ , thể hiện được giọng vui vẻ, dí dỏm. Phù hợp từng nhân vật trong bài.
2. Hiểu từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa bài thơ: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà trống, chớ tin vào những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như cáo.
3. Học thuộc lòng bài thơ .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tranh minh họa trong SGK . 	
- Sưu tầm thêm tranh một số chuyện cổ : Tấm Cám , Thạch Sanh …
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ: - Gọi hs đọc lại bài tập đọc tiết trước “ Những hạt thóc giống” , kết hợp hỏi nội dung bài .
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc:
- Gọi HS nối tiếp 3đoạn thơ của bài .
Khi HS đọc GV có thể kết hợp khen những HS đọc đúng. GV sửa lỗi phát âm sai.
- GV gọi học sinh giải nghĩa từ ngữ .
- GV y/c HS đọc theo cặp
- GV gọi 1 -> 2 em đọc bài
- GV đọc diễn cảm lại bài
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Gà trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu? Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất?
- Tin tức Cáo báo cho Gà trống biết là thật hay bịa đặt ?
- GV. y/c đọc thầm đoạn 2 và cho biết: Vì sao gà không nghe lời cáo ?
- Vì sao Cáo lại bỏ chạy ?
- Thấy cáo bỏ chạy, thái độ của Gà như thế nào?
- Theo em Gà thông minh ở những điểm nào?
- GV. nêu câu hỏi 4 SGK.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc và học thuộc lòng:
- GV theo dõi h/dẫn về giọng đọc.
- GV h/dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài thơ .
- GV hướng dẫn đọc thuộc lòng bài thơ .
C. Củng cố, dặn dò:
- GV. hỏi về nội dung bài thơ .
- Nhận xét, đánh giá giờ học ,về học bài và chuẩn bị bài sau .
2 hs đọc và nêu nội dung bài , lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- 3 HS đọc 3 đoạn .
- 3HS đọc lần 2
- HS giải nghĩa từ
- HS đọc theo cặp
- 2 em đọc lại bài
- HS theo dõi
- HS đọc thầm 10 dòng đầu.
- Gà đứng vắt vẻo trên cành cây, Cáo đứng dưới đất đon đả mời gà xuống đất để báo cho gà biết .
- Đó là tin bịa ra nhằm dụ Gà trống xuống đất để ăn thịt.
- Gà biết là cáo sẽ lừa mình…
- Vì Gà nói có chó săn...
- Khoái chí cười khì…
- Gà không bóc trần âm mưu…
- Thảo luận theo cặp và nêu.
- HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm, lớp theo dõi nhận xét.
- HS luyện đọc thuộc lòng bài thơ .
- Vài HS nêu
- Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ chuẩn bị bài tiếp theo.
	 Toán 	
Luyện tập
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
- Tính được số trung bình cộng của nhiều số 
 - Bướcđầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng 
II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn như phần bài học .
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ: 
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào ?
- GV. củng cố cách tìm số trung bình cộng.
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
1. Hoạt động 1: Củng cố cách tìm số trung bình cộng:
- GV. y/c HS làm bài tập 1.
- Gv. củng cố cách tìm số trung bình cộng.
2. Hoạt động 2: Củng cố giải toán có lời văn :
- GV. yêu cầu HS làm bài tập 2sgk .
Bài 4, 5 Hướng dẫn như bài tập trên.
- GV. củng cố cách vận dụng tìm số trung bình cộng vào giải toán có lời văn.
 C. Củng cố, dặn dò:
- Gv. hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- HS nêu , lớp nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS làm độc lập.
- HS chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
 Số trung bình cộng của 96; 121; 143 là
 ( 96 + 121 + 143) : 3 = 120
- HS làm bài rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
Tổng số đo chiều cao của năm bạn HS:
 138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670
- HS làm độc lập .
- HS chữa bài , lớp theo dõi nhận xét .
Lịch sử
Nước ta dưới ách đô hộ của các
Triều đại phong kiến phương bắc
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
- Biết từ năm 179TCN đến năm 938 nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ .
- Kể lại được một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại PK phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng dậy khởi nghĩa dành chính quyền, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Hình trong sgk phóng to, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
A. Bài cũ: Nêu những thành tựu của nước Âu Lạc? 
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
1. Hoạt động 1: Tim hiểu Tình hình nước ta sau khi bị PK phương Bắc đô hộ:
- Đất nước ta dơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc từ năm nào đến năm nào?
Từ năm 179TCN đến năm 938SCN nước ta trở thành quận, huyện của PK phương Bắc. 
- Tình hình kinh tế đất nước ta như thế nào?
- Về văn hoá thì như thế nào?
- GV. củng cố và chốt lại nội dung hoạt động.
2. Hoạt động 2: Kể tên các cuộc khởi nghĩa thời kì này: 
- GV. y/c HS làm việc với SGK và thảo luận theo cặp rồi ghi lại theo trình tự thời gian các cuộc khởi nghĩa trong thời kì này.
Mặc dù bị đàn áp dã man nhưng với truyền thống bất khuất nhân dân ta liên tục đứng lên khởi nghĩa, tiêu biểu:…
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét đánh gia tiết học .
- Về học bài và chuẩn bị bài sau .
- HS nêu , lớp theo dõi nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
- Nước ta dơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc từ năm 179TCN đến năm 938SCN.
- HS theo dõi.
- Bị phong kiến phương Bắc đô hộ bóc lột.
- Thảo luận theo cặp và nêu.
- HS thảo luận theo cặp và nêu trước lớp.
- HS theo dõi nhận xét . 
Tập làm văn
Viết thư ( KIểm tra viết)
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
- Củng cố kĩ năng viết thư: Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành theo đúng thể thức .
- Đảm bảo tính tự giác, độc lập .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
Giấy kiểm tra, tem, phong bì thư.
Giấy khổ to viết sẵn nội dung ghi nhớ .
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Mở đầu: Gọi HS nêu lại ghi nhớ tiết trước.
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
1. Hoạt động 1: HD học sinh nắm y/c đề bài :
-Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- GV. hỏi về sự chuẩn bị cho giờ kiểm tra.
- Gv. ghi đề kiểm tra lên bảng.
- Đối tượng viết thư là ai?
- Nội dung viết thư là gì ?
- GV. nhắc nhở HS trước khi viết thư. 1. Hoạt động 2: HS thực hành viết thư: 
- GV. theo dõi cho HS làm bài.
- Gv. nhắc nhở HS sau khi viết thư xong chỉ bỏ vào phong bì nhưng không dán.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Về học bài chuẩn bị bài sau .
- HS nêu , lớp nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc lại ghi nhớ SGK.
- HS nêu sự chuẩn bị.
- HS đọc lại đề.
- Đối tượng viết thư là bạn thân ở xa.
- Viết thư thăm hỏi bạn về tình hình học tập của bạn .
- HS theo dõi .
- HS thực hành viết thư.
- HS theo dõi.
- Chuẩn bị như HD của GV.
Chiều
Tiếng việt
ôn tập
- Ôn về từ ghép ,từ láy.
- Ôn về viết thư.
Toán
Ôn tập
- Ôn về đổi đơn vị đo khối lượng.
- Ôn về giảI toán Tìm số trung bình cộng.
..............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 5.doc