Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2013

I/ MỤC ĐÍCH (Theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng )

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật; bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

+ Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.(trả lời được các câu hỏi trong SGk).

* KNS: tự nhận thức về bản thân.

HSHN: Tập đọc

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 Tranh minh họa bài tập đọc, SGK, bảng phụ, vở ghi,VBT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề các họa tiết đó. (hình dáng hoạ tiết, cách sắp xếp,…)
- GV vẽ minh hoạ cách chép hoạ tiết để HS quan sát từng bước.
+ Bước 1:
+ Bước 2:
+ Bước 3:
+ Bước 4:
- Lưu ý HS:
+ Quan sát kĩ hoạ tiết mẫu trước khi vẽ.
+ Dựa vào đường trục để vẽ các bộ phận của hoạ tiết cho cân đối.
+ Không vẽ kĩ các chi tiết.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động3: Thực hành:
- GV yêu cầu HS chọn và vẽ hình hoạ tiết trang trí dân tộc ở SGK hoặc mẫu đã chuẩn bị.
- Ước lượng sắp xếp hình vẽ cân đối trên giấy.
- Vẽ phác bắng tay.
- Tẩy sửa hình cho giống mẫu trước khi vẽ.
* Lưu ý: Đối với HS khá giỏi: GV yêu cầu: Chép được hoạ tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.
* Đối với HS khuyết tật: GV hướng dẫn để nhận biết được 1 số hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Trong khi HS vẽ bài, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 1 số bài vẽ tốt và chưa tốt treo lên bảng.
- Yêu cầu HS cùng tham gia nhận xét bài vẽ.
+ Cách sắp xếp bố cục hình vẽ?
+ Cách vẽ hoạ tiết?
+ Cách vẽ màu?
- GV xếp loại bài vẽ và nhận xét bổ sung.
- Nhận xét chung tiết học.
- HS quan sát.
+ Hình hoa lá, con vật, hình người,…
+ Đã được đơn giản và cách điệu.
+ Sắp xếp đối xứng, nhắc lại hoặc xen kẽ.
+ HS trả lời theo cảm nhận riêng.
+ Con hươu, nai, chim, cò, bướm,…
* Phải biết yêu mến, chăm sóc con vật. Không được đốt phá rừng, săn bắn trái phép.
* Phê phán hành động săn bắn, đốt phá rừng trái phép sẽ làm ảnh hưởng tới sự sống của con vật và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.(môi trường nước, không khí).
* Tham gia bảo vệ con vật và cảnh quan môi trường xung quanh.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS quan sát các bước vẽ của GV, nhận biết các bước vẽ.
+ Xác định khung hình của hoạ tiết.
+ Vẽ các đường dọc, ngang (nếu có) để tìm vị trí các phần của hoạ tiết.
+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
+Sửa chửa, điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu và vẽ màu.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lựa chọn hình hoạ tiết để vẽ.
- HS thực hành vào VTV.
- Sắp xếp bố cục hình vẽ.
- Phác nhẹ tay.
- Sửa hình và vẽ màu.
- HS khá giỏi: Chép được hoạ tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.
- HS khuyết tật: Nhận biết được 1 số hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS hoàn thành bài vẽ.
- HS quan sát, nhận biết.
- HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
+ Cân đối.
+ Gần giống mẫu.
+ Rõ trọng tâm, có dâm, nhạt
- HS chú ý lắng nghe.
IV. DẶN DÒ: (1')
 - Vân dụng các hoạ tiết hình con vật để trang trí.
 - Sưu tâm tranh, ảnh phong cảnh đẹp để chuẩn bị cho bài học sau.
Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2013
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
TRE VIỆT NAM.
I/ MỤC ĐÍCH (Nguyễn Duy )
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. (trả lời được câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ).
* THMT: GDHS những hình ảnh của cây tre cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
HSHN: tập đọc
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Gv: Tranh minh họa trong bài, bảng phụ viết sẵn câu thơ cần hướng dẫn hs đọc.
Hs: SGK, vở ô li.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Gọi 3 hs lên bảng đọc ba đoạn của bài "Một người chính trực" - Nêu nội dung đoạn em vừa đọc.Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv nêu tên bài và ghi bảng - 2 hs nhắc lại tên bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 30 phút.
* Luyện đọc.
Hs mở SGK theo dõi gv chia đoạn.
+ Đoạn 1: "Từ đầu đến nên thành tre ơi". 	+ Đoạn 2: "Tiếp theo đến hát ru lá cành".
+ Đoạn 3: "Tiếp đến truyền đời cho măng".	+ Đoạn 4: "còn lại".
Hs: Tiếp nối nhau đọc toàn bài (2 - 3 lần).
Gv: Theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho hs.
Hs: 1 - 2 em đọc toàn bài.
Gv: Đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài.
Hs đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
H: Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam? (. . . tre xanh/ Tự bao giờ/Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh).
H: Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì? (Sự gắn bó lâu đời của tre với người Việt Nam).
Hs: 1 - 2 em đọc đoạn 2 và 3 - Lớp đọc thầm sau đó trả lời câu hỏi:
H: Hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng bào? (Bão bùng thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu tre gần nhau thêm, thương nhau tre chẳng ở riêng, lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc tre nhường cho con).
H: Hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? (Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng).
H: Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? Vì sao?
H: Đoạn 2 và 3 nói lên điều gì? (Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre).
Hs: Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
H: Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? (Sức sống lâu bền của cây tre).
1 hs đoc toàn bài.
H: Nội dung của bài thơ là gì?
Đại ý: Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: Giàu tình thương, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre.
* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
Hs: Tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài thơ.
Gv: Hướng dẫn hs đọc diễn cảm từng đoạn - Hướng dẫn hs thi đọc đoạn:
"Nòi tre…màu xanh tre".
Hs: Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
Gv: Gọi 3-5 hs thi đọc. Gv nhận xét, tuyên dương hs đọc hay.
Hs: Đọc thầm đoạn thơ và cả bài (đọc theo cặp).
Hs: Thi đọc - Gv nhận xét, ghi điểm, tuyên dương bạn đọc thuộc và diễn cảm.
3/ Củng cố dặn dò: 4phút
H: Qua hình tượng cây tre tác giả muốn nói điều gì?
Gv nhận xét tiết học, dặn hs về học thuộc bài thơ.
TIẾT 2: TOÁN
YẾN - TẠ - TẤN.
I/ MỤC TIÊU.
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với ki-lô-gam.
	- Biết chuyển đổi các đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam. 
	- Biết thực hiện phép tính với số đo tạ, tấn. 
HS khá, giỏi làm thêm BT4.
HSHN: tập đọc số và ký hiệu do khối lượng
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Gv và hs: Sgk.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Gọi 2 hs lên bảng viết số thích hợp vào chỗ trống:
a. 4560; 4570; . . . . . . . ; . . . . . . . ; . . . . . . . .
b. 45700; 45800; . . . . . . . ; . . . . . . . ; . . . . . . . .
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
Gv: Giới thiệu bài ghi đề - 2 hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu yến, tạ, tấn: 10 phút
H: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào? (gam, kg).
Gv: Để đo các vật nặng hơn người ta còn dùng đơn vị yến, tạ, tấn.
Gv ghi: 10 kg = 1 yến; 1 yến = 10 kg.
Hs: Nhắc lại.
H: Một người mua 10 kg gạo tấc là mấy yến gạo? (1 yến).
H: Mẹ mua hai yến cám tức là mấy kg? (20 kg).
Gv ghi bảng: 10 yến = 1 tạ hay 1 tạ = 10 yến.
Hs nhắc lại.
H: Một tạ bằng mấy kg? (1 tạ = 100 kg).
H: Bao nhiêu kg bằng một tạ? (100 kg = 1 tạ).
Gv ghi: 1 tạ = 10 yến = 100 kg.
Gv: 10 tạ = 1 tấn.
H: 1 tấn bằng mấy yến? (1 tấn = 100 yến).
H: 1 tấn bằng mấy kg? (1 tấn = 1000 kg).
Gv ghi: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg.
H: Các đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vị? (10 đơn vị).
Hoạt động 2: Luyện tập: 20 phút
Bài 1: Hs đọc yêu cầu - Nêu miệng kết quả - Gv nhận xét.
a. Con trâu nặng 3 tạ.
b. Con gà cân nặng 2 kg.
c. Hộp sữ cân nặng 397g.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Hs làm miệng câu a.
Hs: Tự làm câu b, c vào vở - Gv theo dõi hướng dẫn thêm.
Gv: Chấm 1 số bài - Gọi 2 hs lên bảng làm bài.
Gv: Yêu cầu hs nhận xét sửa sai - Gv ghi điểm.
Bài 3: Hs nêu yêu cầu
4 hs lên bảng làm - Lớp làm vào vở.
Lớp nhận xét - Gv ghi điểm.
Bài 4: HSKG làm thêm
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút
Hs nhắc lại các đơn vị đo gv ghi trên bảng.
Gv: Tổng kết giờ học - Dặn hs về nhà làm bài tập SGK.
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Hiểu được thế nào là cốt truyện và 3 phần cơ bản của cốt truyện: Mở đầu, diễn biến và kết thúc (ND ghi nhớ).
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
HSHN: tập viết
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Gv: Bảng phụ, SGK, VBT.
Hs: SGK, VBT.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Gọi 1 hs lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Một bức thư gồm những phần nào? Hãy nêu nội dung của mỗi phần?
Gv nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv ghi đề - Hs nhắc lại.
b) Nhận xét: 15 phút.
Bài 1: Hs đọc yêu cầu đề bài.
H: Theo em thế nào là sự việc chính? (Những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa).
Hs: Đọc thầm truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" - Nêu các sự việc chính.
Gv: Nhận xét, ghi ý đúng lên bảng.
Sự việc 1: - Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
Sự việc 2: Dế Mèn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp và ăn thịt.
Sự việc 3: Dế Mèn phận nỗ cùng Nhà Trò đến chỗ mai phục của bọn Nhện.
Sự việc 4: Gặp bọn Nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhận tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò.
Sự việc 5: Bọn Nhện sợ hại phải nghe theo, Nhà Trò được tự do.
Hs: Nhắc lãi chuỗi các sự việc trên.
Bài 2: Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu". Vậy Cốt truyện là gì? (Cốt truyện là chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện).
Bài 3: Hs đọc yêu cầu.
H: Sự việc 1 cho em biết điều gì?
H: Sự việc 2, 3, 4 kể lại những chuyện gì? 
H: Sự việc 5 nói lên điều gì?
Gv nhận xét kết luận:
- Sự việc 1 là phần mở đầu của chuyện.
- Sự việc 2, 3, 4 là phần diễn biến của chuyện.
Sự việcH: Cốt truyện thường có những phần nào? (Ba phần: Mở đầu, diễn biến và kết thúc).
c) Ghi nhớ: 5 phút.
Hs đọc ghi nhớ SGK.
Hs: Mở SGK trang 30 đọc câu chuyện "Chiếc áo rách" - Tìm cốt truyện cảu câu chuyện.
- Mở đầu: Lan mặc áo rách đến lớp, các bạn cười, Lan tủi thân ngồi khóc.
- Diễn biến: Hôm sau Lan không đi học. Các bạn hiểu hoàn cảnh của Lan. Cô giáo và các bạn tặng Lan chiếc áo mới.
- Kết thúc: Lan rất cảm động và lại đi học.
d) Luyện tập: 10 phút.
Bài 1: Hs đọc yêu cầu và nội dung.
Hs: Thảo luận cặp đôi và sắp xếp các sự việc bằng cách đánh dấu theo số

File đính kèm:

  • docGA LOP4 TUAN 4.doc
Giáo án liên quan