Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 13

I - MỤC TIÊU:

Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

II -HĐ DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

HS sửa bài tập ở nhà.

Nhận xét phần sửa bài.

2. Bài mới

 

doc33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên 
-Chia nhóm và kiểm tra dụng cụ các nhóm mang theo dùng để quan sát và thí nghiệm. Yêu cầu hs đọc mục Quan sát và Thực hành trang 52 SGK để biết cách làm.
-Nhận xét các nhóm.
Kết luận:
Hoạt động 2:Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch 
-Cho các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm.
-Sau khi hs trình bày, cho hs mở sách ra đối chiếu.
Kết luận:
Như mục “Bạn cần biết” trang 53 SGK.
-Làm thí nghiệm và quan sát.
-Cả nhóm thống nhất chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng, và dán nhãn cho mỗi chai.
-Cả nhóm đưa ra cách giải thích .
-Tiến hành thí nghiệm lọc. 
-Sau khi thí nghiệm, nhận ra 2 miếng bông có chất bẩn khác nhau và đưa ra nhận xét: nước sông có chứa nhiều chất bẩn hơn nước giếng như rong, rêu,đất cát..
-Thảo luận đưa ra các tiêu chuẩn một cách chủ quan. Ghi lại kết quả theo bảng sau:
-Đối chiếu và bổ sung.
3. Củng cố, Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
========================
Tiết 3: Thể dục
==============================================
Thứ tư ngày ..... tháng 11 năm 2013
Sáng
Tiết 1: Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ ( Tiếp)
I. Mục tiêu
Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
 Bài 1, bài 2
II. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- GV nx, sửa sai.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài 
2. Nội dung 
a) Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- GV viết phép tính: 258 x 203 
+ Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai ?
+ Vậy nó có ảnh hưởng gì đến việc cộng các tích riêng không ?
b) GV hướng dẫn đặt tính
- GV: Vì tích riêng thứ hai không ảnh hưởng gì đến kết quả nên khi thực hiện ta có thể viết:
 258
 x
 203
 774
 516
 52374
* Lưu ý : Khi viết tích riêng thứ ba lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
3. Luyện tập
* Bài 1: Gọi HS đọc y/c.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Gọi 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2 : Gọi HS đọc y/c.
- Yêu cầu HS thực hiện phép nhân:
456 x 203
+ So sánh với ba cách thực hiện ?
+ Cách đầu sai vì sao ?
+ Cách 2 sai vì sao ?
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
Tóm tắt :
 1 ngày 1 con ăn: 104g
10 ngày 375 con ăn: ... g ?
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
TCTV: Gọi nhiều HS nêu lời giải.
- Y/c HS dưới lớp nêu cách giải khác.
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về làm bài trong vở bài tập.
- Giở vở bài tập.
- Nêu lại đầu bài, ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.
- Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0.
- Không ảnh hưởng gì (vì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó).
- HS đặt tính vào vở
- HS nêu yêu cầu
- HS nêu.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
 1309
 x
 202
 2618
 2618
 264418
 523
 x
 305
 2615
1569
159515
 563
 x
 308
 4504 
 1689
 173404
- HS đổi vở.
- HS giải thích cách làm.
- HS đọc y/c.
- HS thực hiện:
- 2 cách thực hiện đầu là sai, cách thực hiện thứ 3 là đúng.
- Cách đầu sai vì: tích riêng viết thẳng cột.
- Cách hai sai vì: Tích riêng thứ ba chỉ viết lùi vào một cột.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề bài.
- HS tự tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng.
Bài giải
Số kg thức ăn trại đó cần cho một ngày là:
104 x 375 = 39 000 (g)
39 000g = 39 kg
Số thức ăn trại đó cần trong 10 ngày là:
39 x 10 = 390 ( kg )
Đáp số: 390 kg
- HS nêu.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
========================
Tiết 2: Âm nhạc
========================
Tiết 3: Tập đọc
VĂN HAY CHỮ TỐT 
I. Mục tiêu
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ  
- Gọi 3 HS đọc bài: “Người tìm đường lên các vì sao” 
+ Nêu nội dung bài ?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng 
2. Luyện đọc 
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
+ Bài được chia làm mấy đoạn ?
a) Đọc nối tiếp đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
b) Đọc trong nhóm.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nx chung.
c) GV hướng dẫn cách đọc bài, đọc mẫu toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1. 
+ Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường bị điểm kém ? 
+ Bà cụ hàng xóm nhờ ông làm gì ?
- Oan uổng: sai sự thật mặc dù mình không làm như vậy.
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
+ Sự việc gì xảy ra đã làm cho cao Bá Quát phải ân hận ?
+ Theo em, khi bà cụ bị quan thét lính đuổi về Cao Bá Quát có cảm giác thế nào?
- Ân hận: Cảm thấy có lỗi. 
GV: Cao Bá Quát đã rất sẵn lòng, vui vẻ nhận lời giúp bà cụ nhưng việc không thành vì lá đơn viết chữ quá xấu. Sự việc đó khiến Cao Bá Quát rất ân hận.
+ Nội dung đoạn 2 là gì ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ?
+ Qua việc luyện chữ của ông em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào ?
+ Theo em, nguyên nhân nào khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay, chữ tốt ?
+ Đoạn 3 cho em thấy điều gì về Cao Bá Quát ?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và trả lời CH4: 
- GV: Nhắc lại những sự việc trong toàn câu chuyện.
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV ghi nội dung lên bảng
4. Luyện đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2 trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV nhận xét chung.
C. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chú Đất Nung”
- 3 HS đọc bài.
- Nêu nd.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Bài được chia làm 3 đoạn:
. Đoạn 1: Thuở đi học ... xin xẵn lòng.
. Đoạn 2; Lá đơn viết ... sao cho đẹp.
. Đoạn 3: Sáng sáng ... văn hay, chữ tốt.
- HS đánh dấu từng đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài.
- Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì ông viết chữ xấu, dù bài văn của ông viết rất hay.
- Bà cụ nhờ ông viết cho lá đơn kêu oan vì bà thấy mình bị oan uổng.
* Ý1. Cao Bá Quát thường bị điểm xấu vì chữ viết, ông rất sẵn lòng giúp bà cụ hàng xóm.
- HS đọc bài. 
- Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ viết xấu nên Quan thét lính đuổi bà cụ về.
- Cao Bá Quát rất ân hận và dằn vặt mình. Ông nghĩ rằng dù văn hay đến đâu mà chữ không đẹp thì cũng chẳng ích gì. 
- Lắng nghe
*Ý2: Cao Bá Quát ân hận vì chữ mình xấu làm bà cụ không giải oan được.
- HS đọc bài.
- Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối ông viết song mười trang vở mới đi ngủ, mượn vở chữ viết đẹp để làm mẫu …
- Ông là người kiên trì, nhẫn nại khi làm việc.
- Nhờ ông kiên trì luyện tập suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn từ nhỏ.
*Ý3: Sự kiên trì, nhẫn nại của Cao Bá Quát.
- 1HS đọc , cả lớp thảo luận. 
+ Mở bài: Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
+ Thân bài: Một hôm có bà cụ hàng xóm sang nhờ ông viết cho một lá đơn kêu oan…
+ Kết bài: Kiên trì luyện tập…chữ tốt
- HS lắng nghe
* Nội dung: Câu chuyện ca ngợi tính kiên trì và lòng quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát.
- HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
========================
Tiết 4: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
II. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài 
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Nhận xét chung bài làm của HS 
- GV ghi đề bài lên bảng.
- Mời một vài HS đọc lại đề bài.
- GV nhận xét chung:
+ Ưu điểm: Hầu hết các em đã hiểu và viết đúng y/c của đề. Một số bài đã biết sử dụng đại từ nhân xưng: Mua, Chư, Sông, Tu ...
- Nắm chắc và trình bày đúng theo thứ tự các sự việc, cốt truyện. Một số bài viết thể hiện sự sáng tạo: Mua, Chư.
+ Nhược điểm: Nhiều bài viết sử dụng đại từ xưng hô không nhất quán (đầu bài xưng tôi, cuối bài xưng em) Trình bày bài viết chưa sạch sẽ, khoa học: Dê, Lâu, Dợ, Nhìa, Say, ...
- GV viết lỗi chính tả phổ biến HS hay viết sai lên bảng.
- GV trả bài viết cho HS, y/c HS sửa lỗi.
 3. Hướng dẫn HS chữa bài 
- Y/c HS đọc thầm bài viết của mình.
- Y/c HS đổi chéo vở KT.
 4. Học tập những bài văn hay 
- GV đọc bài viết của HS khá.
- Y/c HS tìm ra cái hay trong bài viết.
 5. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Y/c HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc đề bài
- Chú ý nghe.
- HS nhận bài.
- HS đọc thầm bài của mình, lời phê của cô giáo, tự sửa lỗi.
- Chú ý nghe.
- HS trao đổi phát biểu.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
========================
Chiều
Tiết 1: Chính tả
 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
 - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức 
- Cho lớp hát, nhắc nhở HS lấy sách vở.
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên đọc cho 3 HS khác viết bảng các từ: châu báu, trâu bò, chân thành, trân trọng, ý chí, nghị lực ... 
- GV nxét về chữ viết bảng và vở của HS.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng 
2. Hdẫn HS nghe, viết chính tả 
* Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn.
+ Đoạn văn viết về ai ?
+ Em biết gì về nh

File đính kèm:

  • docTuan 13 (Da sua).doc
Giáo án liên quan