Giáo án môn Lịch sử, Đạo đức, Chính tả, Địa lí Lớp 4 - Tuần 9 - Đặng Thị Hồng Anh

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- HS thấy được đây là thời kì của buổi đầu dựng nước, nhân dân ta phải đấu tranh trong nội bộ dân tộc & đấu tranh chống giặc ngoại xâm để củng cố nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

- HS biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.

- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.

2.Kĩ năng:

- HS nắm được sự ra đời của đất nước Đại Cồ Việt & tên tuổi, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh.

3.Thái độ:

- Tự hào về truyền thống dựng nước & giữ nước của dân tộc.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh về quê hương đất nước

- Bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử, Đạo đức, Chính tả, Địa lí Lớp 4 - Tuần 9 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái độ:
 - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
 - Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ
Phiếu khổ to viết nội dung BT2b
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
10’
3’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
 - GV mời 1 HS đọc cho các bạn viết các từ bắt đầu bằng l / n hoặc có vần uôn / uông 
 - GV nhận xét & ghi điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết ý muốn được học nghề rèn của anh Cương, quang cảnh hấp dẫn của lò rèn. Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe – viết bài thơ Thợ rèn, biết thêm cái hay, cái vui nhộn của nghề này. Giờ học còn giúp các em luyện tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ lẫn (cặp âm đầu l / n hoặc vần có các âm cuối n / ng)
Hoạt động1: HD HS nghe - viết chính tả 
GV đọc đoạn viết chính tả lần 1
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết: Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn? 
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa kì I
Hát 
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: rẻ tiền, chế giễu, duyên dáng, giãy giụa, rừng rậm, 
HS nhận xét
HS xem tranh minh hoạ SGK 
HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & nêu: Nghề thợ rèn tuy vất vả nhưng rất vui.
HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: quai (búa), quệt, bóng nhẫy
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT
4 HS lên bảng làm vào phiếu
Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
+ Uống nước nhớ nguồn.
+ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớcanh rau muống nhớcàdầm tương.
+ Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá uốn câu cho vừa.
 + Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS nhận xét tiết học.
ĐỊA LÍ
TIẾT 9 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 1.Kiến thức: 
Các hoạt động khai thác sức nước; rừng & việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
2.Kĩ năng:
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên( khai thác sức nước, khai thác rừng)
Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ.
Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức.
Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau & giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
3.Thái độ:
 - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện và rừng ở Tây Nguyên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Kể tên những loại cây trồng & vật nuôi ở Tây Nguyên?
Dựa vào điều kiện đất đai & khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi & khó khăn gì?
Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng?
GV nhận xét – ghi điểm 
Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
Yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 4 và thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi:
Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên?
- Những con sông này bắt nguồn từ đâu & chảy ra đâu? 
Tại sao sông ở Tây Nguyên khúc khuỷu, lắm thác ghềnh?
Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
Việc đắp đập thủy điện có tác dụng gì?
GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí các nhà máy thủy điện Y-a-li & Đa Nhim trên lược đồ hình 4 & cho biết chúng nằm trên con sông nào?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 thảo luận cặp đôi.
Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
Rừng rậm nhiệt đới có đặc điểm gì?
Rừng rụng lá mùa khô còn gọi là gì?Nó có đặc điểm gì? 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Yêu cầu HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 và trả lời câu hỏi:
Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
Gỗ, tre, nứa được dùng làm gì?
Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ?
Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
Củng cố 
Nêu lại các hoạt động sản xuất chính của người dân ở Tây Nguyên? 
 Nhận xét tiết học
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Lạt
Hát 
3HS lên bảng trả lời.
HS cả lớp theo dõi nhận xét
 HS nhắc lại tựa 
HS quan sát lược đồ hình 4 rồi thảo luận theo nhóm theo các gợi ý của GV
 Sông Xê Xan, sông Ba (Đà Rằng), sông Đồng Nai.
+ Những con sông này bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy ra biển Đông.
+ Vì nó chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
+Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước từ cao chảy xuống để sản xuất điện.
+ Việc đắp đập thủy điện có tác dụng giữ nước và hạn chế lũ bất thường.
HS lên bảng chỉ 3 con sông & 2 nhà máy thủy điện (Y-a-li, Đa Nhim) trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS quan sát hình 6, 7 & trả lời các câu hỏi -Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
+ Tây Nguyên có rừng rậm nhiệt đới & rừng rụng lá mùa khô. Vì nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện rừng rụng lá mùa khô. Nơi có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển.
+ Rừng rậm nhiệt đới có đặc điểm rậm rạp, có nhiều tầng cây cao thấp khác nhau, xanh tốt quanh năm.
+ Rừng rụng lá mùa khô còn gọi là rừng khộp. Về mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.
HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 trong SGK & vốn hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi
+ Cung cấp gỗ, tre nứa, song mây, chim thú quý, thuốc chữa bệnh.
+ Sản xuất đồ dùng phục vụ đời sống.
HS quan sát hình 8, 9, 10 kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ?
+Chúng tacần phải bảo vệ rừng,khai thác hợp lí, trồng lại rừng những nơi đã mất. 
 2HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
+ Các hoạt động sản xuất chính của người dân ở Tây Nguyên: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác sức nước, khai thác rừng.
HS nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
TIẾT 9 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. 
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết đề bài.
Giấy khổ to viết vắn tắt
+ Ba hướng xây dựng cốt truyện:
Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
Những cố gắng để đạt được ước mơ đó.
Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được.
+ Dàn ý của bài kể chuyện:
Tên câu chuyện
Mở đầu: Giới thiệu ước mơ của em hay bạn bè, người thân.
Diễn biến:
Kết thúc:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦAHS
1’
5’
1’
3’
10’
12’
3’ 
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọo.
 -Yêu cầu 1 HS kể lại truyện đã nghe, đã đọc nói về ước mơ.
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Tuần trước, các em đã kể lại những câu chuyện đã nghe, đã đọc về ước mơ đẹp. Trong tiết học này, các em sẽ kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của chính mình hay bạn bè, người thân.GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
GV khen ngợi những HS chuẩn bị bài tốt. GV gắn lên bảng những bức tranh của HS. 
Hoạtđộng 2:HDHS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng: Kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
GV nhấn mạnh: Câu chuyện em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện chính là các em hoặc bạn bè, người thân.
Hoạt động 3: Gợi ý HS kể chuyện
Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện 
GV mời HS đọc gợi ý 2
GV dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện:
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
+ Những cố gắng để đạt được ước mơ đó.
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được
Đặt tên cho câu chuyện 
GV dán bảng tờ gia

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_dao_duc_chinh_ta_dia_li_lop_4_tuan_9_dan.doc
Giáo án liên quan