Giáo án lớp 4 - Tuần 32

I.Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giải các bài toán liên quan đến nhân, chia.

- Giải được các bài toán liên quan đến phép nhân, chia.

- HS yêu thích môn học.

II. Thiết bị dạy học :

 GV : Bảng phụ, phiếu HT HS : SGK

III. Các hoạt động dạy - học

doc20 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Một số biển báo giao thông.	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên đọc bài học
3. Bài mới : * Giới thiệu bài :
 a. Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
- GV chia lớp thành các nhóm và phổ biến cách chơi.
HS: Các nhóm quan sát biển báo giao thông và nói ý nghĩa của biển báo.
- Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm.
- Nếu 2 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy.
HS: 1 em điều khiển cuộc chơi.
- GV cùng HS đánh giá kết quả.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài 3 SGK).
- GV chia thành các nhóm.
HS: Mỗi nhóm nhận một tình huống tìm cách giải quyết.
- Từng nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết hợp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận:
a) Không tán thành ý kiến của bạn.
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài.
c) Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu gây nguy hiểm và làm hỏng.
d) Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.
đ) Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở luật giao thông.
e) Khuyên các bạn không nên đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm.
c. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài 4 SGK).
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra.
- Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
=> Kết luận chung: SGK.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Trò chơi “ Nên hay không nên” Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài.
Kể chuyện
Tiết 252: Khát vọng sống
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện phối hợp với điệu bộ, nét mặt
- Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chăm chú nghe thầy cô kể, nhớ chuyện.
	- Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
 3. Giáo dục HS: Có khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học :
GV : Tranh minh họa trong SGK.	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 - 2 HS kể về cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em tham gia.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài 
a. GV kể chuyện:
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh họa SGK phóng to treo bảng.
HS: Cả lớp nghe.
HS: Cả lớp nghe kết hợp đọc phần lời dưới mỗi bức tranh.
- GV kể lần 3.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
* Kể trong nhóm:
HS: Kể từng đoạn trong nhóm 2 - 3 em.
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Cả nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Thi kể trước lớp:
- 1 vài tốp thi kể từng đoạn trước lớp.
- Thi kể cả câu chuyện trước lớp.
- Nói về ý nghĩa câu chuyện hoặc đặt câu hỏi để các bạn trả lời.
- GV và cả lớp nhận xét về khả năng nhớ, hiểu truyện.
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Hoạt động nối tiếp :
	- Nhận xét giờ học. Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
Khoa học
 Tiết 64: Trao đổi chất ở động vật.
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Kể ra những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ va trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật.
II . Thiết bị dạy học
- Hình 128, 129 SGK
- Giấy Ao, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy học
1- Tổ chức
2- Kiểm tra: Động vật cần gì để sống?
- Vài học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
3- Dạy bài mới
a . HĐ1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
* B1: Làm việc theo cặp
GV nêu yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 128 SGK:
- Kể tên những gì được vẽ trong tranh?
- Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật có trong hình?
- Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ xung?
* B2: Hoạt động cả lớp.
- Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thai rra môi trường trong quá trình sống?
- Quá trình trên trên được gọi là gì?
b. HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở đông vật.
*B1: Tổ chức hướng dẫn.
- Chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
*B2: Làm việc theo nhóm.
- Vẽ sơ đồsự trao đổi chất ở động vật.
*B3:trưng bày sản phẩm.
- HS kể.
- Yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật:ánh sáng, nước, thức ăn.
- Yếu tố còn thiếu: không khí.
- Lấy từ môi trường:thức ăn,nước uống,khíô - xi . Thải ra các chất cặn bã , khí các - bo níc, nước tiểu.
- Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất.
- Cử tổ trưởng, thư ký.
- Vẽ sơ đồsự trao đổi chất ở động vật.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diênk trình bày trướclớp.
- Nhận xét, bổ xung.
4. Hoạt động nối tiếp : 
- Nêu quá trình trao đổi chất ở động vật? Nhận xét giờ học.
_______________________________________________________________________
Ngày soạn: 20/4/2014
Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2014
Toán
Tiết 158: ôn tập về biểu đồ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ.
- HS phân tích và xử lí số liệu được trên bản đồ.
- HS có ý thức học tập tốt.
II. Thiết bị dạy học :
	GV : Bảng phụ, phiếu HT	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ:	Gọi HS lên chữa bài tập.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài:
+ Bài 1 
- HD HS làm bài tập 
+ Bài 2: 
- HS tự làm bài 
- Lên bảng chữa bài tập 
- HS: Đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi phần a.
- 1 HS lên bảng làm ý 1 câu b.
- Cả lớp làm vào vở rồi cả lớp nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Diện tích thành phố Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà Nội là:
1255 - 921 = 334 (km2)
+ Bài 3: 
HS: Đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
	Nhóm 1 làm câu a.
	Nhóm 2 làm câu b.
- Làm bài theo nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm lên bảng giải.
- Cả lớp nhận xét và sửa chữa.
- GV nhận xét, cho điểm mỗi nhóm.
4. Hoạt động nối tiếp :
	- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài .
Tập đọc
Tiết 253: Ngắm trăng . không đề
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát hai bài thơ, đọc đúng nhịp thơ.
- Biết đọc diễn cảm hai bài thơ.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài:
- Hiểu nội dung bài thơ: Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống của Bác.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Thiết bị dạy học :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài giờ trước.
3.. Dạy bài mới: Giới thiệu bài - ghi bài 
Bài 1: ngắm trăng
a. Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
HS: Nối tiếp nhau đọc bài thơ.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
- Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù.
- Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?
- Hình ảnh: 	Người ngắm 
	 nhà thơ.
- Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?
- Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan trong cả những hoàn cảnh rất khó khăn.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm bài thơ.
HS:	- Nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
	- Thi học thuộc lòng bài thơ.
Bài 2: không đề
a. Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
HS: Nối tiếp nhau đọc bài thơ.
b. Tìm hiểu bài:
- Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
- Bác sáng tác bài này ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp rất gian khổ. Những từ cho biết điều đó là: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
- Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác?
- Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việc quân, việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: Nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc học thuộc lòng bài thơ.
4. Hoạt động nối tiếp :
	- Thi đọc thuộc lòng 2 bài thơ Ngắm trăng, Không đề. Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học cho thuộc 2 bài thơ.
Lịch sử
Tiết 32: kinh thành huế
I. Mục tiêu:	
- HS biết sơ lược về quá trình xây dựng, sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành Huế và lăng tẩm ở Huế.
- Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hóa thế giới.
II. Thiết bị dạy học:
Hình SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên đọc bài học giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài
a.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS:
- Đọc SGK đoạn “Nhà Nguyễn các công trình kiến trúc” và yêu cầu 1 số em mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV phát phiếu cho mỗi nhóm 1 hình ảnh (chụp 1 trong những kinh thành Huế)
- Yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo luận để đi đến thống nhất về những nét đẹp của công trình đó.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế.
-> GV kết luận: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11/12/1993 UNESCO đã công nhận Huế là một di sản văn hóa thế giới.
=> Ghi nhớ (SGK).
HS: 3 - 4 em đọc lại ghi nhớ.
4. Hoạt động nối tiếp :
- HS nêu lại các nội dung học trong tiết học. Nhận xét giờ học.
Tập làm văn
Tiết 254: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về đoạn văn.
- Thực hành vận dụng viết đoạn văn tả ngoại hình, hoạt động của con vật.
- HS yêu thích các con vật.
II. Thiết bị dạy học :
GV : ảnh trong SGK, tranh ảnh 1 số con vật.	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
2 HS đọc đoạn văn giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài 
* Bài 1:
HS: Quan sát hình minh họa con tê tê.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1, cả lớp theo dõi, suy nghĩ làm bài. Với câu b, c các em viết nhanh các ý cơ bản ra giấy để trả lời miệng.
- Phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lời giải (SGV).
* Bài 2: 
HS: 1 em đọc yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh ảnh 1 số con vật để HS tham khảo, nhắc các em:
	+ Quan sát hình dáng bên ngoài.
	+ Không viết lặp lại đoạn tả gà trống bài trước.
HS: Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 số em làm giấy khổ to.
- Nố

File đính kèm:

  • doctuan 32-H.doc
Giáo án liên quan